Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Đánh dấu 40 năm tù binh Mỹ được thả khỏi các nhà tù Việt Nam

Đánh dấu 40 năm tù binh Mỹ được thả khỏi các nhà tù Việt Nam

Những tù binh mới được trả tự do đang ăn mừng trên chiếc máy bay C-141A cất cánh từ Hà Nội, trong chiến dịch Operation Homecoming, 12/2/1973. (US Air Force photo)
Những tù binh mới được trả tự do đang ăn mừng trên chiếc máy bay C-141A cất cánh từ Hà Nội, trong chiến dịch Operation Homecoming, 12/2/1973. (US Air Force photo)

Cách nay 40 năm, ngày 12 tháng Hai, 1973, một máy bay vận tải C-141có chữ thập đỏ nổi bật ở phần đuôi đã cất cánh khỏi Hà Nội, bắt đầu chuyến bay đầu tiên chở 40 tù nhân chiến tranh Mỹ hồi hương trong chiến dịch “Operation Homecoming.”

Cuối ngày hôm đó, tổng cộng có ba máy bay C-141 cất cánh từ Hà Nội, và một máy bay C-9 từ Sài Gòn. Các chuyến bay này kéo dài cho đến cuối tháng 3 năm 1973, chiếu theo các điều khoản của Hiệp định Hòa bình Paris ký ngày 27 tháng 1 năm đó, mang theo 591 tù binh trở về đất Mỹ.

Người Mỹ đã say mê theo dõi các đoạn TV tin tức các tù binh được khiêng trong cáng hoặc tự đi bộ đến các giới chức Mỹ đứng chờ họ ở cửa máy bay đậu tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.

Các tù binh chiến tranh có cấp bậc từ Binh Nhất đến Đại Tá, tất cả đều mặc đồng phục mới màu xám do Bắc Việt cấp phát ngay trước giờ phóng thích.

Trung sĩ Không quân James Cook, bị thương nặng sau khi máy bay của ông bị bắn hạ ở bầu trời miền Bắc Việt Nam tháng 12 năm 1972, vung tay chào kính lá cờ Mỹ từ chiếc cáng của mình trong lúc được khiêng lên máy bay (US Air Force photo)Trung sĩ Không quân James Cook, bị thương nặng sau khi máy bay của ông bị bắn hạ ở bầu trời miền Bắc Việt Nam tháng 12 năm 1972, vung tay chào kính lá cờ Mỹ từ chiếc cáng của mình trong lúc được khiêng lên máy bay (US Air Force photo)
Trung sĩ Không quân James Cook, bị thương nặng sau khi máy bay của ông bị bắn hạ ở bầu trời miền Bắc Việt Nam tháng 12 năm 1972, vung tay chào kính lá cờ Mỹ từ chiếc cáng của mình trong lúc được khiêng lên máy bay.

Trên chuyến bay đầu tiên còn có Hải quân Trung tá Everett Alvarez Jr., phi công Mỹ đầu tiên bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam, và khi chiến tranh kết thúc, là POW ở tù lâu nhất. Ông đã bị giam cầm trong tám năm rưỡi.

Cảnh tượng vui mừng chan hòa, lan tỏa ra khắp chiếc C-141 đầu tiên - được đặt tên "Taxi Hà Nội" - khi các bánh của nó vừa rời khỏi mặt đất để các tù binh nếm hương vị đầu tiên của tự do.

Sử gia Andrew Lipps đã kể lại câu chuyện có thời điểm quan trọng này trong quyển “Operation Homecoming: The Return of American POWs from Vietnam” của ông.

"Hãy tưởng tượng bạn bị giam cầm trong một cái chuồng, tưởng tượng chung quanh chuồng là mùi phân, tưởng tượng thức ăn mục nát có nhiều sâu bọ, may mắn lắm thì bạn chỉ nuốt một vài con, tưởng tượng mạng sống của bạn có thể bị cướp đi bởi những kẻ bắt bạn trong một phút bốc đồng nào đó; tưởng tượng bạn đang bị tra tấn tinh thần và thể xác bằng những cách được thiết kế không phải để làm bạn phải đau khổ mỗi ngày về thể xác mà về tinh thần. Đó là tình huống của một tù nhân tại miền Bắc Việt Nam."

Lipps viết tiếp:

"Sau đó, hãy tưởng tượng một ngày nào đó, sau khi thất vọng dường như bất tận, bạn có được một bộ quần áo mới và xếp hàng để trông thấy một máy bay Mỹ hạ cánh đưa bạn về nhà. Đó là ý nghĩa của Operation Homecoming."

Chuyên viên quân y trên mỗi tầu bay chăm sóc cho các cựu tù binh trong chuyến bay hai giờ rưỡi đến căn cứ Không quân Clark ở Philippines, trạm dừng chân đầu tiên trên chuyến hồi hương.

Trong khoang máy bay, nhiều tù binh pha trò với nhau và hút thuốc lá Mỹ, thử ôn lại những gì họ đã thiếu vắng trong thời gian bị giam cầm: các mốt thời trang, phong trào giải phóng phụ nữ, chẳng hạn.

"Mọi thứ giống như thiên đường," Đại úy Không quân Larry Chesley nhớ lại. Ông bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam, trải qua bảy năm trong nhà tù khét tiếng "Hà Nội Hilton" và một số nhà tù khác. "Khi cánh cửa chiếc C-141 khép lại, có những giọt nước mắt trong mắt của mọi người trên tàu," ông nói.

Thiếu tướng Không quân Ed Mechenbier, tù binh chiến tranh Việt Nam cuối cùng vẫn còn phục vụ trong Không quân, nhớ lại những cảm xúc trong cuộc hành trình của mình ra khỏi miền Bắc Việt Nam vào ngày 18 tháng Hai, 1973:

"Khi chúng tôi được bốc đi và trước sự yếu đuối của một tù binh biết mình bây giờ đã thực sự có tự do, chúng tôi đã hét lên, khóc lóc và hoan hô."

Các tù binh được chào mừng như những anh hùng tại căn cứ Không quân Clark ở Philippines.

Tại đây, Hải quân Đô đốc Noel Gayler, Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã chờ sẵn và chủ trì buổi liên hoan. Cùng có mặt với ông là Trung tướng Không quân William Moore Jr., Tư lệnh Sư đoàn 13 Không quân, và Roger Shields, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách các vấn đề POW/MIA, và cũng là người điều hành Operation Homecoming tại căn cứ Clark.

Phát biểu với đám đông xếp hàng ở khu vực máy bay đậu lại để chào đón đoàn tù binh trở về, cựu tù binh Hải quân Đại tá Jeremiah Denton – sau này là Đề đốc và sau nữa là Thượng nghị sĩ của tiểu bang Alabama – làm mọi người reo hò khi ông cảm ơn tất cả những người đã giúp tìm lại tự do cho các cựu tù, và hô to "God Bless America," Thượng Đế Chúc Lành Cho Nước Mỹ.

Trung tá Không quân Carlyle "Smitty" Harris, tám năm tù ở miền Bắc Việt Nam, đã lặp lại tình cảm đó: "Thông điệp duy nhất của tôi là God bless America,” một cách để bác bỏ thông tin của các phương tiện truyền thông rằng các tù binh đã được lệnh để nói lên câu đó.

"Qua sáu, bảy hoặc tám năm để suy nghĩ về những điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống, một niềm tin vào Thượng Đế và đất nước đã được củng cố nơi tất cả các tù binh chiến tranh, với từng POW mà tôi đã tiếp xúc", ông nói. "Chúng tôi có dịp tiếp xúc tận mắt với một chế độ đã nhạo báng tôn giáo và nơi mà mọi người không thể biết được sự thật, khiến cho tất cả chúng tôi thấm thía một số trong những giá trị cơ bản nhất của God Bless America."

Đại tá Không quân Robinson Risner, người có cấp bậc cao cấp nhất trong số các tù binh Không quân tại "Hà Nội Hilton" hiện nay đã được vinh danh bằng một bức tượng chân dung của ông tại Trường Võ bị Không quân Mỹ ở Colorado. Ông nghẹn ngào cảm xúc khi trở về trên chuyến bay C-141 thứ nhì cất cánh từ Hà Nội.

"Cảm ơn tất cả các bạn đã đưa chúng tôi trở lại với tự do," ông nói với đám đông.

Sau khi được kiểm tra sức khỏe, liên hoan với thịt bít tết, kem và các món ăn Mỹ khác, các cựu tù binh được phát đồng phục mới cho phần còn lại của chuyến bay.

Máy bay của họ đã dừng chân ở Hawaii và California. Nhóm đầu tiên gồm 20 cựu tù binh đến căn cứ Không quân Travis ở California ngày 14 tháng Hai, 1973.

Các đoạn TV tin tức hé lộ cảm xúc sâu sắc của các tù binh chiến tranh được tự do khi họ đặt chân lên đất Mỹ.

Hải quân Đại tá James Stockdale, sau này là phó đô đốc và là một ứng cử viên phó tổng thống, là người đầu tiên đi khập khiễng ra khỏi máy bay trong nhóm 20 người.

Ông Stockdale dừng lại để cảm ơn sự tin yêu mà đồng bào dành cho ông và các bạn tù.

"Các bạn đi sau tôi ra khỏi máy bay đã từng biết thế nào là tin yêu, bởi vì họ đã sống với nhau qua sự tin yêu trong suốt những năm qua, tin yêu với đồng đội, tin yêu với quân đội, tin yêu với vị tổng tư lệnh,” ông nói.

Trong số 591 tù binh chiến tranh được tự do trong chiến dịch Operation Homecoming, 325 người thuộc Không quân, 138 trong Hải quân; 77 trong Lục quân và 26 trong Thủy Quân Lục Chiến. 25 người là nhân viên dân sự của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, 69 tù binh bị Việt Cộng giam giữ tại miền Nam Việt Nam rời bằng các chuyến bay cất cánh ở Lộc Ninh. Chín tù binh khác đã được thả tại Lào, và ba tại Trung Quốc.

40 năm sau khi được tự do, hiện nay vẫn còn hai người phục vụ trong Quốc hội: Thượng nghị sĩ John McCain của Arizona và Dân biểu Sam Johnson của Texas.

Một buổi lễ có ăn tối được lên lịch vào cuối tháng Năm tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở California để tôn vinh các tù binh chiến tranh, tái tạo lại bữa ăn tối mà ông Nixon đã tổ chức cho họ tại Tòa Bạch Ốc vào năm 1973.

Donna Miles, Phóng viên Quân đội Hoa Kỳ
 
Trình bày ý kiến
 
bởi: Nguuyễn Trường Sơn từ: Việt Nam
13.02.2013 20:25
Chiến tranh đi qua , may mắn cho những ai được trở về nhà . Có bao nhiêu người phải nằm lại nơi xa xôi
Mong sao , sẽ không có những cuộc chiến tranh, để không còn ai bị gọi là tù binh

bởi: nguyen thi phuong uyen từ: Tu trai giam chi hoa
13.02.2013 20:17
Nhan dan Mien Nam VNchung toi vo cung biet on nhung Quan nhan My da hy sinh than minh cho Tu Do. Tuy su menh chien dau chong Cong san BV khong thanh nhung nhung quan nhan My da de lai trong long dan Viet nhung tinh cam tot dep nhat....De den ngay hom nay su menh do it nhieu da lam sup do the gioi CS doc tai dem lai tu do cho nhieu nuoc tren the gioi/
Xin goi loi cau chuc den nhan dan My noi chung va quan doi My noi rieng loi cau chuc chan thanh tot dep nhat trong dau nam moi Quy Ty nay/ Xin cam on

bởi: nguyendinhthuy từ: VN
13.02.2013 20:09
nhìn hình ảnh của TÙ BINH người Hoa Kỳ mả buồn quá cho số phận HỌC TẬP CẢI TẠO thankyou Mr Kissinger

bởi: minh thu từ: Paris
13.02.2013 19:57
Trong bức ảnh, nhìn họ cười thật hạnh phúc. Họ vui sướng khi được trở về với gia đình, quê hương, nhưng có một hình ảnh vô hình khác mà không mấy ai biết được là những nụ cười tưởng chừng rất đẹp đó đã gây ra bao nhiêu mất mát đau thương, đã lấy đi bao nhiêu máu và nước mắt của phụ nữ, trẻ nhỏ, người già, thanh niên vô tội... Dù có học cao hiểu rộng bao nhiêu, dù có giỏi giang ngụy biện thế nào cũng không lấp liếm được hết tội lỗi đâu, vì chân lý thuộc về những con người vô tôi ấy. Người dân Việt cũng rất nhân hậu và rộng lượng khi khép lại tất cả để nhìn vào tương lai, nỗi đau sẽ giấu thật sâu trong tim để luôn tự nhắc nhở một khía cạnh nào đó của "tính cách Mỹ"!

bởi: Mc Donald từ: Hanoi Hilton
13.02.2013 19:49
Sự kiện thực tế phũ phàng dịch bệnh Virus Cộng-Sản, Khủng bố bạo lực đã khiến cả thế giới tự do, dân chủ, và nhân quyền thấm thía một trong những giá trị cơ bản nhất cho thế giới ngày nay là God Bless America. Gần một con giáp trong ngục tù của Cộng-Sản Hà-Nội, hàng trăm tù binh chiến tranh đã lên máy bay về Mỹ từ dưới địa ngục Cộng-Sản. Như họ đã nói, điều đáng phải để suy nghĩ về những điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống? Đó là một niềm tin vào Thượng Đế, vào một dân tộc tôn trọng tự do, vào một đất nước đã được thành lập dựa trên bản Hiến-Pháp Cộng-Hòa, tôn trọng giá trị nhân bản. Những người đã từng có cơ hội tiếp xúc tận mắt với một chế độ vô thần, phi nhân, và nhạo báng tôn giáo sẽ là nơi mà mọi người dân bị bưng tai, bị che mắt, và bị bịt miệng thì không ai có thể biết được sự thật. Sau 40 năm, Cộng-Sản Vẹm đang gia tăng tiến hành cách hệ thống và đều khắp trên cả trại tù chữ S, kết tội, bỏ tù hàng loạt những người đấu tranh, lên tiếng, viết Blog bất bạo động vào ngục Xà-lim. Cầm tù Bloggers và khống chế Internet trong song sắt nhà tù.

bởi: nguyễn văn thuận từ: van ninh khánh hòa
13.02.2013 18:39
chiến tranh đi qua nó đã để lại nhiều nỗi buồn. những nỗi buồn mà các binh sĩ mỹ đã trãi qua đó chỉ là bản thân chỉ có một người nhưng các bạn có nhìn thấy hậu quả cho người dân phải chiệu là như thế nào không tóm lại các bạn và người dân là VN những người phải chiệu hậu quả của các người lãnh đạo bất đồng với nhau ở phương diện nào "cầu mong thế giới này tất cả là một ngôi nhà chung" để anh em đừng chém giết đừng tranh giành lẫn nhau đừng để cảnh đau buồn

bởi: Oan Khiên
13.02.2013 17:53
Mừng cho những tù binh Mỹ được tự do, nhưng thương cho các tù binh VNCH bị cộng sản bắt giữ trong thời gian chiến tranh, chẳng có ai cứu họ qua cái hiệp ước này, họ bị đọa đày đói khổ phải ăn cả côn trùng - cào cào, gián, mối để sống còn và tù đày hàng chục năm để rồi lại phải chứng kiến sự mất mát lớn hơn cả đời tù đó là mất cả quê hương vào tay cộng sản.

bởi: NQS
13.02.2013 17:51
Phải công nhận người Mỹ rộng lượng thật. Con em mình bị hành hạ trong ngục tù cs và nhiều người vẫn còn mất tích vậy mà ngày nay CQ Mỹ lại rộng tay chào đón các con em, thân nhân của những kẻ đã gây đau khổ cho biết bao gia đình Mỹ vào thành trì của miền đất tự do này.
Hy vọng tháng 5 tới khi các cựu tù binh ngồi lại với nhau trong bàn tiệc sẽ thấy thành quả của mình, một Việt Nam Tự Do, "đã" đến, có chậm nhưng có tới để thấy Miền Nam Việt Nam và Đồng Minh đã không hy sinh cho lý tưởng tự do một cách vô ích. 
Theo nguồn:
 http://www.voatiengviet.com/content/danh-dau-40-nam-tu-binh-my-duoc-tha-khoi-cac-nha-tu-viet-nam/1603261.html


2 nhận xét:

  1. Đánh dấu 40 năm tù binh Mỹ được thả khỏi các nhà tù Việt Nam
    bởi: nguyen thi phuong uyen từ: Tu trai giam chi hoa
    13.02.2013 20:17
    Trả lời
    Nhan dan Mien Nam VNchung toi vo cung biet on nhung Quan nhan My da hy sinh than minh cho Tu Do. Tuy su menh chien dau chong Cong san BV khong thanh nhung nhung quan nhan My da de lai trong long dan Viet nhung tinh cam tot dep nhat....De den ngay hom nay su menh do it nhieu da lam sup do the gioi CS doc tai dem lai tu do cho nhieu nuoc tren the gioi/
    Xin goi loi cau chuc den nhan dan My noi chung va quan doi My noi rieng loi cau chuc chan thanh tot dep nhat trong dau nam moi Quy Ty nay/ Xin cam on

    Trả lờiXóa
  2. bởi: Oan Khiên
    13.02.2013 17:53
    Trả lời
    Mừng cho những tù binh Mỹ được tự do, nhưng thương cho các tù binh VNCH bị cộng sản bắt giữ trong thời gian chiến tranh, chẳng có ai cứu họ qua cái hiệp ước này, họ bị đọa đày đói khổ phải ăn cả côn trùng - cào cào, gián, mối để sống còn và tù đày hàng chục năm để rồi lại phải chứng kiến sự mất mát lớn hơn cả đời tù đó là mất cả quê hương vào tay cộng sản.

    Trả lờiXóa