Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Fw: Fwd: Xin lưu trữ tài liệu nầy để theo dõi.

Qua Dau-don , Nhuc-nha , Phan-uat va Cam-gian be-lu ban nuoc hai dan.


Hội Nghị Xp Nhập Việt Nam vào China:
Tỉnh hay Khu Tự Trị ?
(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật).

Thưa các đồng chí.

Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết.
Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn.
Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén.  
Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh : « Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp ».
Với tư cách Chính Uỷ được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.

Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm
không có và không hề có chuyện China thôn tính Việt Nam.
China không có nhu cầu thôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến China hơn là China cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có China giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của China vĩ đại.
Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là China bá quyền, nào là China bành trướng.
Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rĩ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa China và Việt Nam là tranh chấp biên giới.
Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lõm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán.
Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn : « Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa ».
Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh. Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ ; Với bọn phản động chuyên gây rối à ; Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai.
Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.
Thưa các đồng chí.
Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự : bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai.
Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.
Hợp kết China Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc.
Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.
Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.
Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc China vĩ đại.
Ði với Mỹ chăng ? Thì các đồng chí chạy đi đâu ?
Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm hoạ của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình.
Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm.
Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác. Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở China. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi.
Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăn hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.
Nếu ở China có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự. Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, China sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe doạ quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí.
China không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn ...
Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay.
Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.
Việc Việt Nam trở về với tổ quốc China vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến.
Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn.
Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của China, là một nhánh của cây đại thụ China. China và Việt Nam là một.
Ðó là chân lý đời đời.
Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản China.
Hồ đồng chí tôn kính còn dạy : «China, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh».
Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể.
Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì ; Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc China.
Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu.
Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nhiều người muốn dựa lưng vào China, hơn dựa vào con hổ giấy Hoa Kỳ.
Bây giờ đã khác. Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.
Ngày nay, China vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình.
Có Việt Nam nhập vào, China đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại.
Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là China và Hoa Kỳ, Con hổ giấy Hoa Kỳ.
Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.
Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc.
Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.

Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng.
Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp.
Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm. Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo.
Mao chủ tịch đã dạy : « Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy ».
Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy. Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy.
Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.
Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi.
Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân China hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên Biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng : vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân China trừng phạt. Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể. Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được.
Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ.
Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi « sự cố » xảy ra trên biển như vừa rồi.
Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.
Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối China khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này.
Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy. Các đồng chí ạ ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào China thì vùng Tây Nguyên của Việt Nam là của chung nước ta.
Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi.
Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm.
China đến sau Phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng 1 thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất China trên lục địa đen kia nữa.
Người China bây giờ có quyền nói : «Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc».
Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí, quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc.
Việc này rất quan trọng. Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo.
Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thưa các đồng chí.
Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị ?
Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế.
Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận.
Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức China thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.
Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến.
Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của China.
Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt. Không được. Quyết không được.

Thưa các đồng chí.
Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư tưởng ... (hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm).




Nguồn, https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#all/1386a640f8e8bf79
Nhấp vào đây để Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp

 THỜI GIAN VÀ SỰ KIỆN DIỄN TIẾN,
Hội Nghị Xp Nhập Việt Nam vào China:
Tỉnh hay Khu Tự Trị ?


Kami - Thấy gì qua bài nói chuyện của Đại tá Trần Đăng Thanh?

Kami
Mấy ngày này, cộng đồng internet có những phản ứng dữ dội sau khi nghe /xem bài nói chuyện của ông Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các đối tượng lãnh đạo các cơ quan thuộc Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Sở dĩ ông Đại tá Trần Đăng Thanh bị phản ứng dữ dội từ các vị thức giả, cũng có lẽ vì sự chênh lệch về sự hiểu biết và kiến thức của ông ta so với họ có sự cách biệt đáng kể.


Điều đó đã khiến cho các vị đó nổi xung âu cũng là chuyện dễ hiểu, vì cán bộ tuyên huấn của đảng mà nói chuyện để cho vừa ý các vị thức giả kia thì chắc ông ta phải thuộc diện "phản động" (!?). Đó phải chăng là một đòi hỏi vô lý của chúng ta? Thú thực lúc đầu bản thân tôi đọc xong bài nói chuyện của Đại tá Trần Đăng Thanh, cá nhân tôi cũng bực tức và có suy nghĩ như mọi người về trình độ, nhân cách hay sự suy nghĩ lệch lạc, sai trái về lòng yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc của ông ta. Nhưng nghĩ cho kỹ thì tôi thấy chúng ta cần bình tĩnh, phải suy nghĩ một cách nghiêm túc trên cơ sở đặt mình vào với tình hình thực tế trong nước, để thấy những cái mà chúng ta thu nhận được từ những thông tin trong bài nói chuyện đó. Điều đó có giá trị hơn là việc bới móc, chửi bới họ. Nhất là khi những điều ông Đại tá Thanh nói, được coi là những bí mật quốc gia, đã gây ngạc nhiên cho nhiều người, kể các nhà ngoại giao và giới phân tích bình luận chính trị quốc tế. Sau khi đọc kỹ bài nói chuyện của Đại tá Thanh (bỏ qua những chuyện vớ vẩn) và suy nghĩ, bản thân tôi rút ra một số điểm chính như sau:

1. Trình độ hạn chế và sự hiểu biết ít ỏi của đa phần các cán bộ tuyên huấn hiện nay

Thực ra, cần hiểu nội dung thông tin những điều ông Đai tá Trần Đăng Thanh nói trong bài nói chuyện trên là điều thường thấy trong các bài giảng hay các bài nói trong các buổi nói chuyện chính trị mang tính đại trà. Các đối tượng nghe cuộc nói chuyện này là các đối tượng cán bộ trung cấp, do đó các thông tin được chuyển tải, cũng như cách nói chuyện sẽ được phép thoải mái hơn. Trong nội dung các buổi nói chuyện thường bao gồm hai phần, nội dung chính và nội dung phụ mà giảng viên được phép thêm bớt mang tính minh họa. Những nội dung chính đã được quán triệt trong đề cương, đó là kim chỉ nam giảng viên cứ bám vào đấy mà nói, mà dẫn chứng. Còn nội dung phụ thì giảng viên được phép thêm thắt các vấn đề chả chết ai cho sinh động, như vấn đề đảo Thổ chu hay vấn đề quốc tế Bắc Triều tiên, Iran v.v... thì vô tư mà nói. Cũng như chất lượng của báo cáo viên như ông Đai tá Trần Đăng Thanh cũng thuộc dạng xoàng, số những đại tá làm công tác tuyên huấn như ông Thanh thì có hàng ngìn người. Có lẽ nhiều người có lẽ bị "chóang" với chuỗi học hàm, học vị và danh hiệu của ông Thanh nên cảm thấy quan trọng hóa. Nếu chúng ta xem bài phát biểu tại Hội nghị Việt kiều lần thứ 2 tại Sài Gòn tháng 10 vừa qua của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn sẽ thấy trình độ và chất lượng buổi nói chuyện này hoàn toàn khác.

Cũng cần thông cảm cho trình độ hiểu biết của các tuyên truyền viên như Đại tá Thanh, vì họ ít có điều kiện tiếp cận với luồng thông tin đa chiều trên mạng như chúng ta, các thông tin họ thu nhận được thường xuyên chỉ dựa vào các phương tiện truyền thông chính thống của đảng. Do vậy, về tư duy của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều do giảng viên chính trị của đảng họ không có điều kiện cập nhật để nắm bắt và theo kịp các diễn biến tình hình chính trị trong nước và trên thế giới. Bởi chính họ là những cái loa phát ngôn chủ trương đường lối của đảng CSVN nên việc họ nói như đảng nói cũng là chuyện bình thường, chả lẽ họ lại bảo đảng nói sai (!?). Chính vì điều đó nên họ vẫn luôn nghĩ rằng thính giả sẽ vẫn đón nhận những thông tin "quý" mà họ đưa ra như cách đây 10 năm trước. Mà họ không biết rằng giờ đây đòi hỏi của người nghe đã khác trước cả về tư duy và lượng thông tin đã thay đổi nhiều. Một phần vì do ngày nay có nhiều kênh thông tin để người dân có thể tham khảo hơn hơn trước, trong khi có vẻ nguồn lượng người nói vẫn thế không có gì thay đổi dẫn tới tình trạng người nghe dễ nhàm chán. Tóm lại, bài nói chuyện của ông Đai tá Trần Đăng Thanh bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội cũng vì nhiều điều từ ông Đại tá Thanh nói ra đã để lộ cho mọi người thấy rằng mặt bằng kiến thức của các sĩ quan chính trị bây giờ rất kém, nếu so với các đối tượng là trí thức có điều kiện tìm hiểu và nắm bắt các thông tin đa chiều trên mạng internet.

Thật ra, mọi người trút hết tất cả những sự bực tức lên đầu ông Trần Đăng Thanh thì cũng có phần hơi oan cho ông ta quá. Mà cần phải hiểu, ông Thanh hay bạn, hay tôi hay những người tương lai nằm trong danh sách những người đã, đang và sẽ được nhận cái cuốn sổ lương hưu ấy, ở cương vị của Đại tá Thanh thì ai cũng như ai đều phải "nghiêm túc" thực hiện và cũng phải “đấu tranh trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng”, nhằm bẻ gãy những “luận điệu xuyên tạc kích động” của “thế lực thù địch” mưu toan khơi động “diễn biến hòa bình” như vậy cả mà thôi. Có trách thì phải trách người soạn bộ Đề cương tuyên truyền dùng để soạn giáo án, do những người ngồi ở cao hơn ở Tổng cục Chính trị. Có một điều là trong bài viết của nhà giáo Hà Văn Thịnh còn cho rằng ông Trần Đăng Thanh là người "chống lại Đảng và Nhà nước", trong khi chúng ta thường công kích rằng đảng CSVN và chính quyền của họ là những thế lực níu kéo sự phát triển theo quy luật (phản động) vậy sao chúng ta lại trút hết tất cả những sự bực tức lên đầu ông ta, một người đang chống cộng sản? Đây là một điều hết sức vô lý.

2. Là sự giải mã trong chính sách an ninh quốc phòng và đối ngoại của Việt nam...? 

Trong các bài viết về đề tài này trên mạng, có những nhận xét cho rằng buổi nói chuyện nói trên với một số người nghe quan trọng như vậy chứng tỏ ông Trần Đăng Thanh là người có thẩm quyền nói tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này có lẽ chưa đúng, vì buổi nói chuyện này dành cho các cán bộ hàng cán bộ trung cấp, thì các thông tin dạng "hàng chợ" đưa ra chẳng có gì đặc biệt hay mới mẻ cả. Việc cho rằng những điều mà ông Đại tá Thanh công khai là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam thì hơi vội vã. Có mới hay không là do tự mỗi người chúng ta không nắm bắt kịp thời hoặc do thiếu giác quan chính trị mà thôi.
Vì trong chiến tranh hay chính trị thường người ta có các vấn đề chiến lược và vấn đề chiến thuật. Về chiến lược thì những người cộng sản đồng nghĩa với độc tài, phi dân chủ chắc chắn sẽ không thể đồng hành với Hoa Kỳ, một đất nước tượng trưng cho tự do, dân chủ và quyền con người. Ngược lại Trung quốc dù là kẻ thù truyền kiếp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, nhưng họ có chung lý tưởng, chung đường lối, kiểu cách cai trị giống nhau nên họ sẽ phải là bạn bè theo nguyên tắc "Ngưu tầm ngưu-Mã tầm mã". Nhưng những người cộng sản Việt Nam hiện nay cũng đang ở tình trạng lúng túng, khó xử. Một mặt thì họ cũng hiểu bản chất thâm độc của anh bạn Trung Hoa, nhưng đó cũng là chỗ dựa vững chắc cho đảng CSVN, những người cộng sản họ cũng biết nếu họ tự nguyện cúi đầu để làm một Trần Ích Tắc, một Lê Chiêu Thống thì kết cục của bọn họ sẽ ra sao, vì chắc chắn nhân dân Việt Nam sẽ không thể chấp nhận. Nhưng nếu những người cộng sản coi quan hệ với Hoa Kỳ là mối quan hệ mang tính chiến lược thì chính bản thân họ đã tự tuyên cho mình bản án tử hình.

Do vậy, những người cộng sản đã áp dụng chiến thuật ngoại giao của Việt Nam theo chính sách ngoại giao con Dơi, theo lối "đi với Chuột thì bảo là Chuột, đi với Chim thì nhận là Chim". Đó là nguyên tắc của chính sách đối ngoại kiểu đu dây của chính quyền Việt Nam, mà thực chất chỉ là biện pháp chiến thuật để tránh các mâu thuẫn và xung đột. Nghĩa là họ chơi trò dựa vào một bên để làm đối trọng với bên thứ ba, lặp đi lặp lại. Hiện trong số chúng ta, nhiều người tưởng chuyện người Mỹ dùng giải pháp thông qua con đường giáo dục, để dần dần thâm nhập và thu phục các thế hệ lãnh đạo Việt Nam trong tương lai là giải pháp mà phía Việt Nam đã chấp nhận. Cho dù điều này có thể thành công, nhưng sẽ mất đi nhiều thế hệ. Nó sẽ là chuyện của nhiều chục năm trước mắt chứ không phải chuyện của tương lai gần. Nếu hiểu được nguyên tắc này thì chúng ta sẽ thật bất ngờ khi các nhà ngoại giao hay các nhà bình luận phân tích chính trị quốc tế coi những điều ông Đại tá Trần Đăng Thanh công bố là những bí mật nhà nước (!?). Do đó không nên nghĩ rằng bài thuyết giảng của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh làm cho những nghi ngờ bấy lâu trong người dân được giải mã một cách trọn vẹn.

Việc họ dùng một cán bộ tuyên huấn là một ông Đại tá "trơn" với các danh hiệu, học hàm, học vị như Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng không có chức tước gì về mặt đảng và chính quyền cũng là một ý đồ có tính toán trước và cũng là chuyện ai muốn hiểu thế nào cũng được, không có gì là ghê gớm cả.

3. ... Hay chỉ là giải pháp chiến thuật, rút lửa đáy nồi?

Nên nhớ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến rất xấu và hết sức phức tạp trên tất cả mọi phương diện, đặc biệt là về vấn đề kinh tế. Cái quan trọng nhất cho thấy qua bài nói chuyện của ông Đại tá Thanh là Đảng CSVN và chính quyền của họ đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ cận kề kiểu thù ngoài giặc trong, cộng với mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo trầm trọng hơn bao giờ hết. Nếu để ý, gần đây trên báo chí của nhà nước có đăng bài viết nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt nam của Chủ tịch Trương Tấn Sang với tựa đề "Mãi mãi là sao sáng dẫn đường", sẽ thấy các cụm từ "sự “tồn vong” của chế độ, bất ổn chính trị, sự hỗn loạn..." được Chủ tịch Trương Tấn Sang lặp đi lặp lại nhiều lần. Cộng với cái bảo vệ tổ quốc thời XHCN là bảo vệ cái sổ hưu như của ông Đại tá Trần Đăng Thanh nói. Điều đó cho thấy sự sống còn của đảng CSVN trong thời điểm này đã trở thành là vấn đề hàng đầu. Người Việt ta thường nói, khi thiếu cái gì thì người ta hay nói đến cái đó, trong trường hợp này lại càng chính xác. Điều này càng nguy hiểm hơn đối với đảng CSVN nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông với Trung Quốc trong thời gian này. Xem thêm "Tranh chấp Biển Đông: Tại sao ban lãnh đạo đảng CSVN im lặng?" để thấy việc cho rằng giữ lòng thù hận với Mỹ và cố xoa dịu những gì mà Trung Quốc đang làm, đã khiến nhiều người ngạc nhiên thì nó chỉ là một giải pháp tình thế, rút củi đáy nồi nhằm hạ nhiệt và giải tỏa sức ép của đảng CSVN. Bằng chứng là ngay sau đó tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi ngày 20/12/2012 vừa qua "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Ấn Độ can thiệp trong tranh chấp Biển Đông".
Từ những dẫn chứng trên cho thấy, bài nói chuyện của Đại tá Trần Đăng Thanh xảy ra trong thời điểm này và được tung lên mạng một cách "tình cờ" cũng như phát biểu của ông Nguyễn Thế Kỷ trong Hội nghị giao ban báo chí vừa rồi. Những sự kiện đó xảy ra vào thời điểm có các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị dùng tàu Hải giám để kiểm tra các tàu thuyền chạy trên Biển Đông và triển khai kế hoạch cho lính giả ngư dân để tiến hành cướp một số hòn đảo của Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa là một việc làm hết sức không bình thường. Hình như đó là sự chủ định, nhằm tạo nhiễu thông tin và giảm áp lực của Trung Quốc trên Biển Đông đang hết sức căng thẳng. Cũng có người sẽ hỏi tại sao những điều được ông Đại tá Trần Đăng Thanh công bố lại được coi là nhằm giảm áp lực từ phía Trung Quốc, mà không phải là áp lực từ trong nước? Câu trả lời là, các áp lực từ trong nước đã được coi là có qua các trang báo mạng hay tình hình dân oan đã và đang làm cho hàng ngũ lãnh đạo ở Việt Nam nhận thấy những cái đó là những nguy cơ tiềm ẩn, nhưng nó chưa có sức ép đáng kể, đủ mạnh như sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người ta thường nhắc đến một câu nói của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là "Đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy xem những gì cộng sản làm" theo tôi trong trường hợp này vẫn đúng. Vì các lãnh đạo cao cấp Việt Nam lúc này họ nghĩ gì, có các ý đồ riêng tư gì cụ thể thì cỡ ông Đại tá Thanh và chúng ta làm sao mà biết được.

4. Về vấn đề sổ hưu một vấn đề quan trọng, không hề đơn giản 

Một vấn đề lớn khác, là chuyện ông Đại tá Trần Đăng Thanh khuyên mọi người "chúng ta phải bảo vệ sổ hưu của chúng ta" theo cá nhân tôi là cả một vấn đề lớn, nghiêm túc, sát thực tế và cũng cũng rất thật. Chính ra chúng ta cần phải cảm ơn ông Đại tá Trần Đăng Thanh, chứ đừng phê phán, nó không hề là điều "khủng khiếp" như có người nói. Xin hỏi bạn có bao nhiêu % người dám đánh đổi cả mức thu nhập cuối đời của mình khi nghỉ hưu ở tuổi già cho việc thay đổi chế độ hiện tại bằng chế độ mới? Ai hay chính đảng nào dám tuyên bố chấp nhận và sẽ thực hiện điều này?

Bỏ qua phạm trù đạo đức, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc, nó không chỉ đơn giản là chuyện một vài triệu bạc của một người trong một thời điểm nào đó. Mà cần phải coi đó chính là cái vấn đề quan trọng nhất, của một số đông trong một thời gian dài của những người ở tuổi già, mà phần lớn các cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh hay các thành phần khác đang hưởng chế độ nghỉ hưu quan tâm nhất. Cá nhân tôi cho rằng, những điều ông Đại tá Trần Đăng Thanh nói như thế là rất thực tế, văn minh chả thua gì các nước dân chủ trong quá trình đưa ra các chính sách kinh tế xã hội khi vận động tranh cử. Con người ta không phải là ông thánh, nên bất cứ cái gì thì cũng phải có thực mới vực được đạo, phải bảo vệ quyền lợi cá nhân và con cái của người dân đầu tiên thì họ mới theo, mới ủng hộ. Đây là vấn đề mà các đảng chính trị đối lập phải suy nghĩ nghiêm túc, không giải quyết được vấn đề này thì không thể có sức thuyết phục quần chúng trong việc tập hợp lực lượng.

Kết:

Nói cho cùng, những người làm công tác tuyên truyền viên như ông Đại tá Trần Đăng Thanh thì thời nào cũng thế, cũng như những người làm nghề trình dược viên hay bán hàng đa cấp vì nó là một cái nghề. Nghề các bộ tuyên huấn cũng vậy, tùy đối tượng mà họ có các cách tiếp cận khác nhau và khả năng thuyết phục thì tùy khả năng của mỗi người. Với mặt bằng dân trí như hiện tại ở trong nước, dù cho chúng ta có phản ứng bất kể như thế nào thì những điều ông Đại tá Trần Đăng Thanh nói ra thì hiện nay ước chừng có khoảng trên 60% dân chúng vẫn tin tưởng vào những điều mà ông ta nói, đặc biệt là tầng lớp cán bộ hưu trí và giới trẻ. Điều này là sự thách thức đối với phong trào dân chủ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phát hiện ra sự lúng túng trong chính sách đối ngoại và lo lắng trước các nguy cơ bất ổn của các nhà lãnh đạo Việt nam.

Đồng thời, cần phải tuyên truyền cho đông đảo các tầng lớp nhân dân hiểu rõ quan điểm của những người cộng sản hết sức coi trọng công tác chính trị. Với họ thì quản lý con người thì phải quản lý được về mặt tư tưởng mới là thành công, ngược lại chỉ quản lý được con người mà không quản lý được về mặt tư tưởng thì hoàn toàn là thất bại. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng như vậy, nên hầu hết các thông tin nhạy cảm xuất hiện trên các kênh thông tin của nhà nước đều bị bóp méo theo hướng có lợi cho đảng. Từ đó dẫn tới tình trạng làm cho người đọc hiểu và nhận thức sai, lệch lạc các vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Sống với cộng sản giả hiệu đã khó, mà hiểu được những gì cộng sản đang nói và làm mới là điều càng khó hơn. Nhất là từ bao năm qua chính sách tuyên truyền của họ, với cách nói một đường làm một nẻo như họ thường làm đã làm chúng ta khó mà suy đoán. Nhưng như thế không có nghĩa là cần phải quan trọng các thông tin như những điều mà ông Đại tá Thanh nói, vì thực ra đối với người dân trong nước nó là những vấn đề hết sức bình thường.

© Kami

Biểu tình chống TQ ‘gây bất ổn’

Cập nhật: 10:27 GMT - thứ ba, 1 tháng 1, 2013

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hiện là Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Một thứ trưởng quốc phòng Việt Nam nói các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.
Bài phỏng vấn ngày đầu năm 2013 mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dành cho báo Tuổi Trẻ đã đụng chạm nhiều vấn đề được dư luận người Việt quan tâm.
Được hỏi suy nghĩ về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây, tướng Vịnh khẳng định đây là chuyện “không nên”.
“Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân."
"Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả.”
Vị Thứ trưởng Quốc phòng giải thích thêm: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định.”
“Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”
Ông nói “trân trọng” những ai “thật sự biểu tình vì yêu nước” nhưng cảnh báo “những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam”.
Đặc biệt, vị tướng công khai đề cập thời gian qua có “những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về tình hình đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước”.
Không nói ra, nhưng người ta hiểu đó là ám chỉ về một giai đoạn khi dư luận rúng động về những tin tức trên mạng về mâu thuẫn cấp cao trong Đảng.
Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đã ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog "phản động".
Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đã tấn công trực diện cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng và cái mà họ gọi là "nhóm lợi ích" của ông.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không được chính quyền Việt Nam khuyến khích
Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.
Tướng Vịnh nói: “Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng.”
Ông kêu gọi “tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên” và lại khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền “không nhân nhượng” về chủ quyền lãnh thổ.
‘Tương đồng ý thức hệ’
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định Việt Nam và Trung Quốc có “di sản qu‎ý báu hàng đầu” là sự tương đồng ý thức hệ”.
Ông nói tiếp: “Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo.”
“Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
"Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam."
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Về giải quyết tranh chấp, tướng Vịnh nhắc lại: “Nếu là tranh chấp hai bên thì hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.”
Ông cũng nhắc đến sự can dự của hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc vào khu vực, với nhận định “lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng”.
Tướng Vịnh lưu tâm: “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.”
Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.”
Nguồn, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130101_nguyen_chi_vinh_iv_tuoi_tre.shtml 

Giải mã chính sách Biển Đông

2013-01-02
Ngày đầu năm 2013, báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết quan trọng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các bên trong vấn đề Biển Đông.
AFP photo
ThượngTướng Nguyễn Chí Vịnh (giữa) thăm một khu vực bị ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, một cựu căn cứ không quân Mỹ, nơi buổi lễ khởi công dự án tẩy sạch Dioxin được tổ chức hôm 09/8/2012

Nội dung bài viết có thể rút ra ba điều chính, thứ nhất Việt Nam trước sau vẫn xem Trung Quốc là cùng ý thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Thứ hai, Việt Nam xem sự tham gia của Hoa Kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại. Thứ ba, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung Quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.

Tương đồng ý thức hệ hay quyền lợi quốc gia?

Khi nói tới Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc Phòng khẳng định tính cách tương đồng của Hà Nội và Bắc Kinh cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng CNXH dễ dàng hơn.
Thứ trưởng Vịnh công nhận rằng “Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
Đào sâu hơn vào sự khẳng định này sẽ nảy sinh hai câu hỏi lớn. Thứ nhất liệu Trung Quốc có còn theo đuổi con đường CNXH mà Việt Nam lúc nào cũng xác định hay không. Trả lời câu hỏi này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh một nhà ngoại giao lão thành từng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bắc Kinh cho biết:
Truyền thống ông cha đến giờ thì thời kỳ nào Trung Quốc cũng xâm lược Việt Nam thì làm gì có truyền thống hữu nghị? Chẳng qua là bịa ra thôi. Hai nữa là cái Ý thức hệ tương đồng cũng không đúng bởi vì từ khi ông Đặng Tiểu Bình ông ấy phát biểu câu “mèo trắng mèo đen mèo nào bắt được chuột thì là mèo tốt” thế nghĩa là ông ta đã đi theo con đường tư bản rồi, đã bỏ con đường Xã hội chủ nghĩa mặc dầu ông ấy vẫn nói XHCN mang mầu sắc Trung Quốc.
Trong thực tế ông ta đã đi con đường tư bản chủ nghĩa và hiện giờ xã hội Trung Quốc là một xã hội tư bản, phát triển chưa đầy đủ chứ không phải là xã hội chủ nghĩa, không tìm thấy cái gì gọi là XHCN. Tôi cho ông Nguyễn Chí Vịnh nói thế là không đúng, là cố nói lấy được mà thôi.
Câu hỏi thứ hai, người bạn mà Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho là rất lớn ấy có thật sự ủng hộ và hợp tác với Việt Nam hay không? Câu trả lời sẽ rất nhanh và ngắn gọn là “không” dựa trên những sự thật lịch sử không ai có thể chối cãi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã làm sáng tỏ cho những ai còn tin rằng Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ hoàn toàn phát xuất từ lý tưởng Cộng Sản. Sự thật này nếu không bị Hội Nghị Thành Đô khống chế thì có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam không đem sự tương đồng ý thức hệ ra để bảo vệ cho những hành vi mà Trung Quốc vẫn thường xuyên áp dụng với Việt Nam.

Có hai nước Trung Quốc hay sao?

000_Hkg8020398-250.jpg
Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc. AFP photo
Hai nữa, nếu nhận diện vấn đề Biển Đông dưới cái nhìn tổng quan sẽ thấy rất rõ sự ham muốn Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều đảo lớn nhỏ khác của Trung Quốc là chính sách xuyên suốt kéo dài nhiều chục năm qua mà điển hình nhất là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.
Người đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ cảm thấy rằng có hai nước Trung Quốc trong toàn văn bản này. Một Trung Quốc mang vẻ hiền lành, thân hữu, chí tình và đáng tin cậy trong các cuộc đàm phán giữa hai Đảng. Một Trung Quốc khác mà ông Vịnh nhắc tới trong cung cách e dè, cẩn trọng, tránh né không nêu bật lên tham vọng của nó trong các hành động xâm lược đối với Việt Nam.
Từ sự thật này, các câu trả lời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khiến người đọc lạc lối: vậy thì Trung Quốc nào mới là tác nhân gây nên sự tranh chấp hiện nay? Trung Quốc với cùng hệ thống chính trị với Hà Nội hay Trung Quốc đã và đang xâm chiếm đất đai, lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua sức mạnh của quân xâm lược?
Vai trò nước nhỏ luôn chịu thiệt thòi trong các cuộc giàn xếp của nước lớn đó là sự thật. Nước Mỹ từng bỏ rơi Việt Nam trong thập niên 70 cũng là sự thật. Tuy nhiên thiếu tế nhị trong việc đem sự thật ấy ra trong cung cách ngoại giao sẽ khiến đất nước dấn sâu vào vị thế tự cô lập mình là một sự thật khác.
Câu chuyện về nước Mỹ được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhắc tới như một cảnh báo trong tư thế quay lại Châu Á Thái bình dương của Washington. Ông Vịnh kể lại ông đã từng nói thẳng với một viên chức quốc phòng cao cấp của Mỹ rằng: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.
Người dân Việt Nam nghe chuyện ước rằng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng dùng khẩu khí này để nói với Bắc Kinh vì Hà Nội hoàn toàn đủ thẩm quyền phát biểu với Trung Quốc những điều tương tự như thế đó là: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói về 16 chữ 4 tốt thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1979 rời khỏi Việt Nam”.
Dưới con mắt của các chính khách thiên tả, nước Mỹ đã và vẫn được nhìn như một sen đầm quốc tế. Cộng sản khai thác triệt để tư tưởng này trong các bài học tuyên truyền chống Mỹ trong thời chiến tranh lạnh và nó vẫn còn tiếp tục kéo dài cho tới ngày nay nhằm bảo vệ hệ thống độc đảng của các nước theo chế độ Cộng sản.

Nước Mỹ và sự thật lịch sử

000_Hkg8037033-250.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Cung Hòa bình ở Phnom Penh ngày 20 tháng 11 năm 2012. Ảnh minh họa. AFP
Cách nhìn này ảnh hưởng sâu đậm tới từng cái bắt tay ngoại giao với Mỹ và nó tiềm ẩn trong não trạng của lãnh đạo các nước độc tài. Việt Nam theo thể chế một Đảng nên tâm lý sợ Mỹ cũng không thể khác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: liệu Mỹ có thực sự cần vai trò của Việt nam đến mức phải van nài như ông Vịnh miêu tả trong cái gằn giọng của ông với viên chức quốc phòng của họ hay không?
Nhiều người sẽ tin là không. Và cũng không ít người cho rằng Việt Nam đã tự nhấc mình lên khỏi mặt đất một cách thái quá.
Nếu so với một Trung Quốc đơn độc chỉ có vài đồng minh như Việt Nam hay Bắc Hàn thì nước Mỹ có đồng minh trên khắp thế giới. Không cần phân tích cũng thấy Hoa Kỳ đối xử với đồng minh của họ ra sao để cho tới giờ này sau hơn nửa thế kỷ những nước như Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines…vẫn gắn bó với họ và không nước nào tỏ ra sợ hãi như sợ một nước gian hùng như Trung Quốc.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra sự lo ngại đối với Hoa Kỳ là cần thiết nhưng cách nói của ông sẽ khiến cho cả thế giới nghĩ rằng Hoa kỳ là một nước nhiều tham vọng và đáng bị dè chừng hơn Trung Quốc. Trong khi Hoàng Sa và một phần Trường Sa nằm trong tay họ. Trong khi ngư dân Việt Nam không thể ra khơi và mỗi lần bị bắt thì Quân đội Nhân dân Việt Nam bất lực ngồi nhìn. Thế nhưng Hà Nội vẫn coi trọng mối quan hệ độc Đảng hay sự giống nhau về ý thức hệ giữa hai nước thì khó có thể thuyết phục dư luận ngay cả trong nội bộ đảng viên Đảng Cộng sản.
Một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không muốn nêu tên cho biết nhận xét của ông về sức chiến đấu hiện nay trong quân đội:
Tôi nghĩ rằng càng lên cao thì cái động cơ “trung với nứơc hiếu vời dân” càng giảm dần. Còn những người lính trơn thì người ta xuất phát từ con em của nhân dân cho nên tôi nghĩ nếu có chiến tranh thì người ta sẽ quyết tâm chiến đấu vì nhân dân thôi chứ còn ở trên thì càng lên cao càng giảm dần.
Giới nhân sĩ trí thức từng lo ngại rằng một đất nước có bề dày chiến đấu như Việt Nam nhưng ngủ quên trên chiến thắng quá lâu vẫn có thể trở thành yếu đuối và bị động. Một chính thể lấy quyền lợi đảng phái đặt lên trên quyền lợi quốc gia, nhất là đảng phái ấy liên hệ mật thiết với một nước khác thì sẽ không thể tránh họa mất nước vào tay người đồng chí của mình.

Nguồn, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-perspe-throu-minis-of-defense-ml-01022013114526.html

Tuesday, September 11, 2012

GIẢI MÃ 'AI BÁN NƯỚC, CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ'?

Quanlambao - Kể từ ngày các báo Lề Đảng đăng bài "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với câu kết như lời kêu gọi, khuyến khích "Tương lai đang vẫy gọi và thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới!. Lần đầu tiên một vị Vua của cả nước đã lên tiếng chỉ ra “cõng rắn cắn gà nhà”... Nhân dân không biết ai chính là người mà Vua đã phải cảnh báo như vậy. Để giúp các bạn có thông tin chỉ đích danh kẻ bán nước, cõng rắn cắn gà nhà thật sự. Mời các bạn theo chúng tôi điểm lại dòng sự kiện:

ĐÀN ÁP TÂY NGUYÊN 
 TừPCD chất vấn Thủ Tướng    XinChủ tịch nước diệt sâu chúa  Tậpđoàn Trần Thái là ai?   CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng   Lãnhtụ thành con tin  NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai?  QuỷSa-Tăng phải xuống địa ngục!   Gótchân A-sin của Thủ Tướng   Chiêubài ổn định or ' ghế' Tổng Thống?  Cuộchôn nhân ma quỷ   NgườiViệt đổ tiền vào đâu?   ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU?  ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá   nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha  Vạchtrần sự dối trá  'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  Đằngsau tái cấu trúc 9 NH  BịtMiệng nhân dân   ThủTướng & Nhóm thâu tóm  Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?  Hôbiến nợ xấu cho Vinashin  Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng 
Việc đàn áp sự nổi dậy của đồng bào dân tộc tiểu số liên tục diễn ra từ nhiều năm qua, đặc biệt từ những năm 2002 cho đến nay đã diễn ra nhiều cao trào thức tỉnh cả Thế giới. 

Vào Năm 2002, khi đó  Nguyễn Tấn Dũng còn đang giữ cương vị Phó Thủ Tướng 'tự xung phong đảm nhận Tây nguyên, ông đã xuất hiện trước đồng bào Dân tộc Tiểu số hứa hẹn "sẽ nghiêm túc xem xét lại những đòi hỏi chính đáng của bà con...". Lần đầu tiên có một vị thuộc hàng nguyên thủ Quốc gia xuống hứa hẹn nên bà con đã tin tưởng hỷ hả kéo nhau giải tán. Ba Dũng vô cũng 'hả hê' vì thành quả của mình. Trên đường rời Tây nguyên về Hà Nội cùng Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Tấn Dũng đã giao 'trọng trách' cho Tướng Nguyễn Văn Hưởng:

"Một là, ông cần phải tìm cho ra thế lực nào đứng sau, chứ đám dân tộc này thì biết gì đâu mà biểu tình ?
Hai là, cần phải mua chuộc mấy ông già Bản, cứ mang 'biếu'  cho mấy ông này mấy chai rượu Ma-xim giả Chợ Lớn sản xuất là ông ấy tưởng được uống rượu ngoại rồi nói gì mà chẳng nghe!". 

Đắc chí với 'mưu kế'  của mình, vừa 'rẻ tiền, vừa chẳng phải vất vả gì' ngài Phó Thủ Tướng chẳng cần bận tâm đến những hứa hẹn của mình với bà con dân tộc, để rồi 02 năm sau khoảng tháng 4/2004 thì sự nổi giận của bà con đã trở thành cao trào. Ông Đại Tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh với kinh nghiệm của mình và không muốn cho 'đệ tử' ba Dũng bị nhấn chìm trong 'vụ án Tây nguyên' nên đã khuyên ba Dũng không nên nhận trọng trách phụ trách giải quyết vấn đề Tây Nguyên. Song với những toan tính riêng của mình nên trước BCT ba Dũng đã nhận trọng trách giải quyết vấn đề nóng tại Tây Nguyên!

 Nguyễn Tấn Dũng hí hửng đã cùng Tướng Nguyễn Văn Hưởng  bay đến Tây nguyên. Ngài Phó Thủ Tướng vẫn ảo tưởng rằng mình sẽ uốn ba tấc lưỡi và bằng mấy 'chai rượu Ma-xim giả Chợ Lớn' là có thể 'dẹp loạn' được. Kế sách dùng 'cái lưỡi' của 'E-dốp' lần này đã không cứu được ba Dũng thoát khỏi sự nổi giận gia tăng bội phần của bà con tiểu số khi họ thấy đã bị lừa bịp bởi 02 năm về trước cũng chính con người này. Trước nguy cơ sự nóng bỏng tại Tây nguyên đang sôi sục hàng giờ và có thể làm tiêu tan con đường sự nghiệp mà Nguyễn Tấn Dũng đang đeo đuổi, với bản chất của một kẻ võ biền miệt 'Kiên Giang', ông ta vội vã chỉ đạo cho Tướng Nguyễn Văn Hưởng phải ra tay đàn áp thẳng tay cũng theo đúng võ của ông ba 'miệt vườn'.

Ngay lập tức Nguyễn Văn Hưởng đã đưa lực lượng công an mặc quân phục dùng đủ loại vũ khí đàn áp, tấn công  thẳng tay vào đoàn người biểu tình làm cho hàng trăm người chết và bị thương. Ngay lập tức những hình ảnh phản cảm thể hiện rõ những chiến sĩ công an vẫn được hô hào "Vì nhân dân mà ra và Vì nhân dân mà chiến đấu"đằng đằng sát khí trang bị từ đầu đến chân nhảy xổ vào  đàn áp, đánh đập dã man không thương tiếc người dân tràn ngập các đài báo thế giới.... khiến cho BCT Việt Nam bẽ mặt với thế giới. Nguyễn Tấn Dũng gọi Tướng Hưởng lên chửi. Hưởng cũng đâu phải tay vừa, ông ta cãi lại "Việc này chúng tôi đã xin ý kiến trực tiếp và anh đã có chỉ đạo, chúng tôi thực hiện theo đúng chỉ đạo của anh..."

"Tại sao các ông lại dốt nát thế, lẽ ra ông cho quân của ông mặc thường phục trà trộn vào trong đám biểu tình bẻ cổ hết chúng nó, cứ thẳng tay giết luôn mấy đứa cầm đầu trong đoàn biểu tình thì ai nói gì được ông, báo chí nước ngoài có đăng thì đó là dân biểu tình tự mâu thuẫn đánh nhau...."

Thủ Tướng đang bị đe doạ?  Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng   Võ "Cẩu điên sực" của anh y tá
 LỘ DIỆN KẺ BÁN NƯỚC "CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ"! Bẫy Việt vị của Thủ Tướng
Bà 'Nghị' Hoàng Yến trốn mau!  Chạy án  Chí phèo tế sống Y tá Y tá báo mộng GianTế của Hán Tàu  Trởthành tay sai... Các ông già lẩm cẩm chạy án   ThủTướng hèn mạt...   Làmsao bịt được tiếng kêu từ ND ...

Tướng Hưởng ngay lập tức phụ hoạ "Tôi đã chỉ đạo đúng như vậy, nhưng việc này đã giao cho cậu Quang phụ trách (Trần Đại Quang) và cậu ta non nớt lại tưởng rằng cho mặc quân phục là uy hiếp được"...

Sau sự giảng dạy 'Quý giá' của ngài Phó Thủ Tướng, tất cả những đợt đàn áp đồng bào dân tộc tiểu số sau đó, kể cả đỉnh điểm là cuộc đàn áp vào tháng 4/2004 đã giết và làm bị thương hàng trăm, hàng ngàn đồng bào người Thượng, cũng như nhiều nhiều cuộc trấn áp tại Tây nguyễn, trấn áp sư sãi, trấn áp nhà thờ đều được Tướng Hưởng thực hiện một cách xuất sắc ý kiến 'gợi ý' của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể cả vụ đàn áp gần đây nhất vào đầu tháng 7/2012 thì đàn em của Tướng Hưởng cũng thực hiện đúng chiêu bài cho lực lượng công an đặc nhiệm giỏi võ nghệ mặc thường phục tấn công giáo dân tại xứ đạo Con Cuông - Nghệ An và khi dân cư mạng và thế giới phản đối thì câu trả lời đơn giản "Đó là dân xứ đạo cùng tham lam tranh chấp đất đai đánh nhau.."!

Quả là anh y tá có chiêu bài ném đá dấu tay 'miệt vườn 'cao thủ' và hữu hiệu bịt miệng được cả thế giới!
31-03-2011 - BBC Vietnamese - HRW tố cáo VN đàn áp người Thượng 

TUNG HÌNH ẢNH BẮT CHA NGUYỄN VĂN LÝ PHÁ QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ THEO YÊU CẦU CỦA ÔNG THẦY TRUNG NAM HẢI

"Ngày 18 tháng 2 năm 2007, công an khám xét nơi ở của Linh mục Nguyễn Văn Lý tịch thu 200 kg tài liệu mà họ báo cáo rằng đó là những tang vật tuyên truyền chống chính quyền Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Họ cũng đã thu giữ 5 máy tính xách tay, 1 máy tính để bàn đang kết nối Internet thông qua máy điện thoại di động. Ngoài ra, còn thu được 7 điện thoại di động, 136 sim điện thoại cùng nhiều phương tiện khác mà Nguyễn Văn Lý dùng để in ấn, phát tán. Nguyễn Văn Lý bị khởi tố với các tội danh "phá hoại chính sách đoàn kết" (Điều 87 BLHS), "tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN" (Điều 88 BLHS) và "không chấp hành án" (Điều 304 BLHS).
Ngày 30 tháng 3 năm 2007, tại Huế, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã mở phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Lý về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" qui định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và tuyên phạt Linh mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Trong phiên tòa này không có mặt luật sư biện hộ[4] cũng như không hề có báo đài nào được phép dự,do vậy không có bất cứ hình ảnh nào về vụ xử án được lọt ra ngoài.
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Chuẩn bị cho chuyến thăm lần đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (CTN NMT), Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm phải đi tiền trạm và đã bị lên án gay gắt, thạm chí có nguy cơ Tổng Thống Bush không tiếpCTN NMT.  Sau rất nhiều nỗ lực mà nhất là thông qua sự Lobby của các Tập đoàn lớn như GE, Tổng Thống Bush đã đồng ý Tiếp đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại nhà trắng.
Về Phía Việt Nam, CTN NMT cũng mong muốn có một động thái bày tỏ thiện chí của Việt Nam với Hoa Kỳ bằng động thái thả cha Nguyễn Văn Lý, tuy nhiên ông đã không thành công bởi nhiều lực cản trong BCT, phe nhóm thân Tàu do Nông Đức Mạnh cầm đầu, có người thì gắn bó vì lợi ích kinh tế với Trung Cộng như khai thác Bô - xít Tây Nguyên, mua bán điện từ Trung Quốc, chọn nhà thầu Trung Quốc vào các dự án Điện Duyên Hải, Hải Phòng, Đơn Dương... là  Nguyễn Tấn Dũng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng còn một nguyên nhân sâu sa hơn nhiều lợi ích kinh tế đơn thuần. Tại thời điểm đó nhờ 'mưa thuận gió hoà' nền kinh tế tăng trưởng tốt, uy tín Chính Phủ lên cao, Nguyễn Tấn Dũng đã nghĩ đến mô hình Việt Nam 'copy' lại Trung Quốc: nhập luôn hai ghế Tổng Bí Thư và Chủ Tịch nước để trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam! Song 'kỳ đà cản mũi' lại chính là uy tín của CTN Nguyễn Minh Triết đang lên cao. Do vậy, việc muốn phá mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và chuyến thăm của CTN NMT không ai khác chính là Nguyễn Tấn Dũng.... Vì vậy mà CTN NMT đã thất bại trong việc vận động cho cha Lý được trả tự do. Song phía Hoa Kỳ chắc chắn qua kênh tình báo họ đã hiểu rõ cái 'Tình và  Lý' của CTN NMT, do vậy Tổng Thống Bush vẫn lên lịch tiếp và hội đàm với CTN NMT.

Ngày 18/6/2007, sau khi máy bay của CTN NMT đang bay trên đường đến Thủ đô Washington thì khoảng 10 PM tràn ngập trên các trang mạng hình ảnh cha Lý bị bắt, bị bịt miệng xảy ra trong phiên toà xử án khi Cha Lý hô "Đả Đảo Đảng CSVN" đã được chính Tướng Hưởng cho tung lên thông qua tay chân tại RFA, Dân Luận, Đất Việt... và các Blog gián điệp dân chủ do Tướng Hưởng tuyển dụng như Kami,... Đây là đòn Nguyễn Tấn Dũng cố tình ném đá dấu tay để đánh lén CTN NMT song thực ra cũng vì bản thân Trung Quốc không muốn quan hệ của Việt Nam tiến gần lại với Hoa Kỳ và Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện kịch bản này để đánh đổi lại 'để được sự 'gật đầu' của Quan Thầy Trung Nam Hải lên Tổng Thống giữa nhiệm kỳ hoặc trong kỳ Đại hội 11!

BAO CAO SU 'CHỘP CỔ LUẬT SƯ CON TRAI NHÀ CÁCH MẠNG LÃO THÀNH TÊN TUỔI CÙ HUY CẬN!

Ai cũng biết, Cù Huy Hà Vũ trước đây dù hay kiện cáo, viết bài, song cũng chưa làm ai bận tâm cho lắm, chỉ đến khi làm đơn kiện Thủ Tướng trước Đại Hội 11 nên Nguyễn Tấn Dũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Sau Đại hội, đó là khi bắt đầu tính sổ ân oán. Bản chất 3 Dũng là người thù dai và là người rất kiêu hãnh nên không thể chịu nổi ai đó lại 'dám giỡn mặt'! Chính vì vậy mà Ngài Thủ Tướng đã chỉ đạo Hưởng cho Quân bám theo con trai nhà Họ Cù này nhiều tháng Trời, nhưng chẳng làm sao tìm ra được cái cớ gì để bắt được anh chàng luật sư 'lý sự' này. Cuối cùng, trong một báo cáo của Tướng Hưởng, Nguyễn Tấn Dũng phát hiện chi tiết  'hám gái' của ông luật sư. Không chậm trễ, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo dùng đòn 'bẩn' để cho anh chàng Luật sư vào 'giọ'. Sự tích của cái bao cao su bắt nguồn từ đó và Cù Huy Hà Vũ làm sao hình dung ra được một ngài Thủ Tướng và một ông THứ TRưởng Bộ Công An lại ra đòn hèn hạ đến như vậy chỉ để có cái cớ 'chộp lấy cái máy tính xách tay của ông Luật sư hộ Cù này và kết quả thì những bài viết lưu trữ trong máy xách tay đã trở thành bằng chứng "Chống lại nhà nước Xã hội chủ nghĩa" và anh chàng Luật sư đã nằm gọn trong tay thầy trò ba Dũng!
Vụ án 'Bao cao su' này đã làm cho nhưng người đấu tranh vì sự dân chủ của Việt Nam không khỏi lo ngại vì mình có thể trở thành kẻ buôn lậu ma - tuý, hay kẻ cắp nếu ba Dũng kêu Hưởng mang gói 'bột mỳ trắng' hay vặn cổ con gà bỏ vào sau nhà của mình!

ĐÒN TRẢ THÙ NỮ ĐẠI BIỂU YÊU CẦU BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM THỦ TƯỚNG TẠI QUỐC HỘI KHOÁ 12

Nữ đại biểu Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Tập đoàn Việt Á, nữ doanh nhân đã lớn tiếng yêu cầu Quốc Hội phải bỏ phiếu tín nhiệm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại khoá 12. Sau khi ba Dũng trụ vững trở lại, người phụ nữ doanh nhân này đã 'nếm mùi' đòn thù của ba Dũng. 

Một mặt ba Dũng chỉ đạo cho Tướng Hưởng xua quân đi điều tra xem trong hoạt động của Tập đoàn này có 'điểm yếu ' nào có thể 'khai thác'. Ngón đòn đầu tiên là EVN cắt toàn bộ hợp đồng mua thiết bị, vật tư điện đã ký với Tập đoàn Việt Á. Đẩy công ty này vào tình trạng nguy cấp vì hàng tồn kho và ứ động vốn. Ở cái xứ sở Việt Nam, lời nói của Thủ Tướng là mệnh lệnh, EVN phá vỡ các hợp đồng mà không hề bị ai xử phạt bồi thường!!! Nhưng điều đáng chú ý: Để thay vào đó là chỉ đạo EVN mua các vật tư thay thế từ Trung Quốc. Thủ Tướng đã nói thẳng "Thiết bị điện của Trung Quốc vừa rẻ và chất lượng chấp nhận được"!

Được lời như mở tấm lòng, khắp nơi các anh cả đỏ 'Quả đấm thép' đua nhau mua hàng từ Trung Quốc,  Chính vì vậy mà đã nâng cán cân mậu dịch nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Viêt Nam tăng vợt gấp 2-3 lần so với thời Thủ Tướng trước đây! Thậm chí chỉ riêng nhập cả trái cây, thực phẩm và điện thoại di độn trị giá vài tỷ đô la mỗi năm!
Thế là chỉ một câu nói của Thủ Tướng, không những trả được mối thù với Nữ Đại biểu QH Khoá 12 'dám' cả gan đòi 'bỏ phiếu tín nhiệm mình' mà lại vừa làm vui lòng quan thầy Trug Quốc!

Đòn trả thù bà Phạm Thị Loan vẫn chưa dừng ở đó, các ngân hàng ngay lập tức đóng sầm cửa trước mặt người nữ doanh nhân này và thật sự đẩy bà ta vào con đường nguy ngạp trên bờ phá sản.

Đến kỳ bầu cử khoá 13, bà Loan vẫn được cử tri địa phương đề nghị rất cao, nhưng vì lý do 'Nợ thuế' bà đã bị loại ra khỏi danh sách!

Còn tiếp
Nguyễn Hưng Quốc - Quan làm báo

TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO

Xem thêm

Thứ sáu, 22/6/2007, 08:29 GMT+7

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Quốc hội Mỹ

Rạng sáng nay (tức chiều 21/6 tại Washington DC), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

> Thư của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết về quan hệ Việt - Mỹ

Chủ tịch có cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo đảng Dân chủ (phe đa số ở Thượng viện) Harry Reid và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell.
Lúc 20h ngày 20/6 (sáng 21/6, giờ HN), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrew ở thủ đô Washington. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, các cán bộ sứ quán và đông đảo Việt kiều đã ra đón chủ tịch nước.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: AP.

Ngay sau đó chủ tịch đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện với các gia đình bà con Việt kiều ở thủ đô Washington. Tại buổi nói chuyện, chủ tịch nước đã nhấn mạnh sức mạnh đoàn kết giữa người Việt Nam là quan trọng và không thể phá vỡ được, và người Việt Nam muốn làm tốt cần đảm bảo được đoàn kết chung vì “người Việt Nam ở đâu cũng chung một nhà, chung một mẹ Việt Nam. Dù người mẹ có khó khăn, nghèo khổ, nhưng vẫn là người mẹ mà mình yêu quí suốt đời”. Bà con cũng rất vui mừng trước thông tin từ ngày 1/9 tới sẽ được miễn visa về nước.

Trước đó, vào trưa 20/6 tại New York, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự tiệc chiêu đãi do Hội Châu Á tổ chức và gặp gỡ các giới ở thành phố. Tại đây chủ tịch nước khẳng định Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình hòa nhập hơn nữa vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiếp tục tuân theo các luật lệ của WTO để tạo môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn hơn. Vào buổi chiều chủ tịch đã có chuyến thăm Tập đoàn General Electric.
(Tuổi Trẻ)

 

Nguy cơ mất nước đã cận kề?

2012-12-10
Trước hiện trạng đất nước như hiện nay, liệu giới lãnh đạo Việt Nam có còn nhất mực tin vào "16 chữ vàng và 4 tốt"?
AFP photo
Những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 09/12/2012.

Mất biển - mất nước

Qua những trích thuật của độc giả trên blog Huỳnh Ngọc Chênh – vẫn nhất mực cho rằng “Quan hệ hữu nghị truyền thống TQ-VN là tài sản quý báu chung”, hay “Tình hình Biển Đông không có gì mới”, hoặc “làm gì thì làm cũng không được phương hại đến tình cảm thắm thiết giữa 2 đảng, 2 nhà nước”, mà nếu có gì thì hãy “bình tĩnh, đừng manh động”, “để đảng và nhà nước lo”, thì blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội báo động “tai hoạ mất nước sừng sững đứng trước mọi nhà”; còn blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy “Tình thế quá hiểm nghèo, tự đảng lo không nỗi đâu”.
Sau khi TQ tung ra “hộ chiếu lưỡi bò”, thông qua biện pháp “quản lý trị an biên phòng duyên hải” để ngăn chận, khám xét, bắt giữ, trục xuất  tàu thuyền nào bị cho là vi phạm “lãnh hải lưỡi bò” phi pháp chiếm gần trọn biển Đông, thì vụ mới nhất cắt cáp tàu Bình Minh 2 của VN, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh từ Saigòn, là một chuỗi hành động mà TQ sẽ triển khai để chiếm biển Đông trên thực tế, và “VN đang đứng bên bờ vực của sự tồn vong”.
Qua bài tựa đề “Tình thế quá hiểm nghèo, tự đảng lo không nổi đâu”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh báo động vụ cắt cáp mới nhất này chứng tỏ TQ lại vào tận vùng nội thuỷ của VN, và điều đó cũng có nghĩa là hàng vạn tàu đánh cá của họ ngang nhiên tiếp tục hoạt động trong “đường lưỡi bò đơn phương và phi pháp’ của Bắc Kinh.
Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh báo nguy, “ đường lưỡi bò phi lý không còn là hình vẽ trên bản đồ nữa mà đang từng bước được hình thành và cũng cố trên thực tế bằng nhiều biện pháp công khai và xảo quyệt của TQ”. Và tình hình nguy ngập cận kề lắm rồi, như blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy:
Nếu không có gì thay đổi, thì đến ngày 01/01/2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế.  Việt Nam đang ở vào tình thế vô cùng nguy kịch.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Họ ngang nhiên đưa tàu giám ngư, hải giám, tàu đánh cá, tàu thăm dò, giàn khoan, phân lô lãnh hải của ta để gọi thầu thăm dò...để đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013 chính thức đưa tàu cảnh sát ra tuần tra và tuyên bố đuổi bắt, khám xét tất cả các tàu thuyền của VN ra biển của ta mà họ cho rằng xâm phạm lãnh hải áp đặt theo đường lưỡi bò của họ. Và đàng sau tất cả các tàu bè đó là tàu quân sự của họ…
Khi tàu cảnh sát TQ tung ra tuần tra thì đừng hòng các tàu thuyền của ta ra khơi hoạt động và làm ăn gì nữa. Hàng hải, dầu khí, ngư nghiệp, tài nguyên....đều mất sạch. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, thì đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế. Một khi đã mất biển Đông thì nguy cơ mất nước cận kề. Việt Nam đang ở vào tình thế vô cùng nguy kịch.

Video: Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn ngày 09/12
Nhưng blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc rằng đảng và nhà nước “hầu như hoàn toàn nhẫn nhịn” đến mức “kinh ngạc, vượt qua ngưỡng của lòng tự trọng và không biết đã chạm đến đáy chưa?”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý tiếp:
Nếu như sự nhẫn nhịn ấy làm cho Trung Quốc xót thương dừng lại việc chiếm đoạt biển Đông thì nhân dân sẵn sàng đồng tình ủng hộ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhà cầm quyền VN càng nhẫn nhịn, Trung Quốc càng lấn tới, và kết quả như ngày hôm nay ta đang thấy. Mất biển Đông đang trở thành hiện thực. Vì thế mà sự nhẫn nhịn của đảng và nhà nước cộng thêm việc bưng bít thông tin và hơn thế nữa là việc thẳng tay đàn áp những người yêu nước có hành động tích cực phản đối Trung Quốc đã dấy lên trong lòng người dân sự nghi ngờ về động cơ nhẫn nhịn ấy.
Và tác giả hối thúc “Nhanh lên chứ không còn kịp nữa”, và khẳng định rằng “Sức mạnh đánh giặc cũng ở trong dân và kế sách đánh giặc cũng ở trong dân”, còn “ tự đảng không đủ sức chống lại sự xâm lược của bọn bành trướng phương Bắc”. Đảng lâu nay chứng tỏ “không đủ sức” như vậy đã đành, mà còn đàn áp người yêu nước, làm cho người dân bây giờ “hết sức hoang mang”.

Vẫn đàn áp người biểu tình

000_Hkg8090527-200.jpg
Công an ra sức giải tán người biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012 tại Hà Nội. AFP photo
Hôm Chủ nhật mùng 9 tháng 12 vừa rồi, người biểu tình tại Hà Nội và Saigon lại bị công an đủ loại nhanh chóng ngăn chận, đàn áp, bắt lên xe, sau khi họ ra sức tuần hành, hô vang những khẩu hiệu yêu nước, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như cáo giác hành động bành trướng quân sự TQ là đe dọa hòa bình, an ninh thế giới. Theo nhận xét của một người tham gia biểu tình thì những người thể hiện lòng yêu nước ấy đã bị "lọt thỏm giữa vòng vây dày kín của an ninh; ngoài lực lượng mặc sắc phục thì không làm sao để có thể phân biệt đâu là người xuống đường và đâu là an ninh", và " Lực bất tòng tâm, mọi người tự động giải tán vì số người tham gia quá ít so với lực lượng an ninh". Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng cũng bày tỏ mối âu lo cho quê hương:
Tôi thấy có những chuyện thuộc về chủ quyền của đất nước, dân tộc, nên người dân VN bày tỏ thái độ yêu nước bất bạo động, thì đối với một nhà nước chính danh, điều đó phải được trân trọng, ủng hộ…Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy thì lòng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn. Đó là điều nhà nước không nên làm.
Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh ở Đà Lạt nhận xét:
Hiện nay, chúng tôi thấy người dân trong nước, nhìn chung, họ rất bất mãn hành động về phía TQ. Nhưng về phía chính quyền trong nước, chúng tôi nhận thấy có những cách ứng phó nhiều khi mang tính chất nước đôi…làm cho người dân bây giờ hết sức hoang mang. Họ nghĩ rằng không biết nhà nước này có thực sự ra sức bảo vệ chủ quyền của dân tộc hay không !
Những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy thì lòng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn.
GS Nguyễn Thế Hùng
Blogger Người Buôn Gió cũng không khỏi chua chát rằng “…bấy lâu đảng vẫn chỉ đạo chuyện tranh chấp biển Đông là dân cần phải bình tĩnh, lo làm ăn, để cho đảng và nhà nước lo”. Như vậy, blogger Người Buôn Gió thắc mắc rằng chỉ có đảng mới có nhu cầu về chủ quyền biển, đảo, còn người dân thì hãy khoan nhu cầu đó lại, đợi cho đảng thực hiện hay sao ?
Nhưng, thưa quý vị, đảng và nhà nước đâu phải không “lo”, vì –theo blog Dân Làm Báo – “Chính phủ của đồng chí X” vừa mới ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động kiểm ngư, qua đó, Cục Kiểm ngư của Tổng Cục Thuỷ sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN sẽ thành lập “Lực lượng kiểm ngư” để “tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên vùng biển theo quy định của pháp luật VN”.  Blog Dân Làm Báo nhận xét:
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng Giêng, năm 2013 và được ban hành sau khi các đồng chí thân thương phía bắc của đảng "tình cờ" mần đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02. Thiệt là "may"! Nhờ các đồng chí "bên kia biên giới là nhà" tình cờ nên lãnh đạo đảng ta mới biết là biển Đông không còn bình thường như lời đảng vẫn trấn an. "May" mà cáp đứt đến lần thứ 3 nên đảng lãnh đạo 90 triệu người mới biết "bên này biên giới" biển không còn là của ta. Té ra các đồng chí thân thương của bác và đảng ta ở… Bắc kinh không chỉ giỡn chơi in hình lưỡi bò liếm toàn bộ biển Đông của ta lên hộ chiếu của chúng cho... đẹp - mà còn đem tàu giám ngư, tàu hải giám, tàu thăm dò, tàu đánh cá, nói chung là toàn... Tàu, cày nát biển Đông của ta và tình cờ làm đứt cái dây cáp thăm dò (chắc cũng made in china) của tàu Bình Minh…Bà con ta có hỏi: vậy thì Quân Đội Nhân Dân của Dân ở đâu?
Câu hỏi “Quân Đội Nhân Dân của Dân ở đâu?”không khỏi khiến người ta liên tưởng đến nhận định của blogger Trương Nhân Tuấn rằng “ Sẽ không ngạc nhiên khi nghe ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng VN, luôn miệng ‘tụng niệm’ câu thần chú ‘biết ơn đảng và nhân dân TQ… VN nguyện hợp tác chiến lược toàn diện với TQ…’ ”.
Blogger Trương Nhân Tuấn nhân tiện đề cập tới thực trạng, chỉ riêng về mặt quân sự, đã thấy đáng ngại, chứ chưa nói đến chuyện giới cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân”. Qua bài “VN phải làm gì?”, tác giả nêu lên câu hỏi rằng “VN sẽ làm được gì với khả năng quân sự của TQ, về mọi mặt không quân, hải quân ngày càng tối tân, mạnh bạo ?” trong khi “Những chiếc tàu ngầm của VN mua của Nga đến nay vẫn chưa giao. Nguyên nhân do VN không có tiền để trả, tàu đóng chưa xong, hay do áp lực của TQ khiến Nga chần chờ giao tàu ? Hiện nay nghe tin Nhật sẽ bán tàu ngầm cho VN. Đây là tin vui nhưng chừng nào thì có tàu ? VN có bao nhiêu giàn hỏa tiễn Bastion để phòng thủ hiệu quả bờ biển dài 3.000 km ? Và phòng thủ trong bao lâu ?”.

Hèn với giặc, ác với dân

000_Hkg8090470-250.jpg
Người biểu tình giơ cao những tấm pano phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc hôm 09/12/2012 tại Hà Nội. AFP photo
Trước những điều “trái tai, gai mắt” liên quan họa xâm lược của phương Bắc, tác giả Thiện Tùng “Không thể không hỏi, không luận bàn”, và nêu ra 13 câu hỏi, từ thắc mắc về “tàu lạ”, TQ khai thác bauxite Tây Nguyên, vấn đề cho thuê rừng đầu nguồn, phim TQ tràn ngập VN, lãnh đạo VN chọn ngày quốc khánh TQ để kỷ niệm “Ngàn năm Thăng Long”, phía VN tự ý thêm 1 sao nhỏ vô cờ TQ…cho tới: Việc tàu TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 xảy ra ngày 30/11/2012, nhưng sau đó 2 ngày, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CS TQ Lý Kiến Quốc thì chỉ “hảo hảo” thôi chớ không hề đá động gì đến việc cắt cáp, vậy là sao?
Người Trung quốc sang VN sử dụng hộ chiếu có hình Lưỡi Bò từ tháng 5/2012 mà đến cuối tháng 11/2012 (tức hơn 6 tháng sau) mới đổ bể ra do nguồn thông tin không chính thống phát hiện và công bố, lúc đó nhà nước VN mới bị động đối phó một cách miễn cưỡng. An ninh, tình báo, Hải quan… VN chẳng lẽ không phát hiện gì ? Hay vì quá bận lo rình rập đối phó dân oan, dân biểu tình chống TQ ?
Dân yêu nước biểu tình chống TQ xâm phạm biển đảo, sao lãnh đạo VN lại cho Công an dẫn theo côn đồ hành hung gây khó, bắt nóng, bắt nguội…?
Có lẽ tình cảnh ấy khiến blogger Thùy Linh than rằng "Hôm nay, Đất nước tôi vẫn không thể đứng lên, dù một lần được thét gào 'Nam quốc sơn hà nam đế cư' vào mặt quân cướp nước. Đất nước tôi quằn quại dưới sự thờ ơ, dối trá, ươn hèn. Những kẻ cam tâm bán Tổ quốc cho những dự án lớn nhỏ, những đồng tiền nhơ nhớp lót dưới những chiếc ghế chức quyền. Đất nước tôi không biết đi về đâu khi tứ bề thọ địch, lòng người hoang mang, tức tưởi, phẫn uất bởi những kẻ ươn hèn, tham lam... Những kẻ đang được gọi là đồng bào nhưng dị mộng".
Dân yêu nước biểu tình chống TQ xâm phạm biển đảo, sao lãnh đạo VN lại cho Công an dẫn theo côn đồ hành hung gây khó, bắt nóng, bắt nguội…?
Tác giả Thiện Tùng
Qua bài “Lưỡi bò và lưỡi liềm”, blogger Nguyễn Hữu Vinh báo nguy “cái hoạ mất nước sừng sững trước mọi nhà”, khi Hoàng Sa đã nằm trong tay TQ từ lâu, một phần Trường Sa cũng đang “dưới gót giày xâm lược”, trong khi mọi nẻo đường quê hương – từ Mũi Cà mau tới địa đầu Móng Cái – đều thấy dân phương Bắc ngênh ngang. Hiện tình quê hương, blogger Nguyễn Hữu Vinh lại báo động, đang tràn ngập người TQ qua việc thuê đất đai, trúng thầu những công trình trọng yếu, hàng hoá, thực phẩm, hoa quả nhiễm độc, kể cả “áo ngực phụ nữ” nhiễm độc made in China. Blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận xét:
Sau nhiều động tác khiêu khích, dọn đường và lấn chiếm bằng nhiều cách, bỗng nhiên vài năm gần đây, Trung Quốc thò ra cái đường lưỡi bò đứt khúc liếm gần trọn vẹn Biển Đông của Việt Nam. Nếu cái lưỡi bò này không bị chặt đứt, thì sau này Luật Biển Việt Nam sẽ phải sửa đổi nhiều điều khoản. Trong đó sẽ có một điều quy định rằng: Khi điều khiển thuyền bè ở ven biển, phải lưu ý đi dọc bờ, không quay ngang tàu thuyền vuông góc với bờ biển để tránh xâm phạm lãnh hải của nước bạn láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng. Trong trường hợp ai vi phạm ráng chịu và nhà nước sẽ không can thiệp.
bểu tình

Nguồn, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-on-brink-exist-or-perish-tq-12102012103524.html

                 Huỳnh Mai St.8872

      {Sưu tâp tài liệu Việt Nam mất nước...!}


 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét