Một Đại tá VNCH
được an táng dưới cột cờ
Thêm một mộ tập thể 47 tử sĩ VNCH những ngày cuối cuộc chiến.
Thêm một mộ tập thể 47 tử sĩ VNCH những ngày cuối cuộc chiến.
Đại-tá Nguyễn Hữu Thông
Trung Đoàn Trưởng 42 BB – SĐ 22 BB
Tự sát 31-3-1975 tại Quy Nhơn.
QUY NHƠN - Trong những ngày cuối của cuộc chiến, có một vị đại tá trung đoàn trưởng đã không chịu xuống tàu chạy loạn mà chịu ở lại với lính, và dùng súng tự sát. Xác ông được chôn trong một ngôi mộ tập thể khổng lồ, dưới chân cột cờ bên ngoài Quân Y Viện Quy Nhơn, trong đó có 47 thi hài tử sĩ. Câu chuyện này được một hạ sĩ quan pháo binh kể lại, đồng thời gợi lại ký ức đau buồn nơi một vị bác sĩ hiện đang hành nghề ở New York.
Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn
trưởng
TrÐ 42/SÐ 22BB, tự sát vào cuối
tháng 3, 1975
bị chôn trong nấm mộ tập thể tại Quy
Nhơn.
Vào đầu năm 1975, anh Dương Công An nguyên là một hạ sĩ quan Pháo Binh thuộc tiểu đoàn 223 Pháo Binh, nay anh đang sống tại Ðức. Anh An cho biết, vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, đơn vị của anh bị tan hàng trên bờ biển Quy Nhơn, anh và một số anh em binh sĩ khác đã lẩn trốn nhiều ngày trong Quân Y Viện Quy Nhơn.
Ở đấy, khi đó chỉ còn có một bác sĩ duy nhất, là
Trung Úy Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ hiện là bác sĩ quang tuyến tại một
trường đại học ở New York. Khi tin về nấm mộ tập thể tại Quân Y Viện
Quy Nhơn được tôi đưa lên net, nhiều người đã điện thoại cho Bác Sĩ
Trứ. Những cú điện thoại này nhắc nhở cho ông quá nhiều chuyện kinh
hoàng trong quá khứ, khiến ông nhiều đêm mất ngủ.
Sau nhiều lần gọi và nhắn trong máy là chúng tôi sẽ
gọi lại, Bác Sĩ Trứ mới bốc máy. Ông kể, vào những ngày sau cùng, một
buổi sáng ông được tiếp Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng
Trung Ðoàn 42 đi trực thăng đến thăm Quân Y Viện. Thấy tình cảnh y chỉ
còn một bác sĩ và hằng trăm thương binh trong tình trạng thiếu ăn,
thiếu thuốc, cũng như nhiều thương binh chết chưa được chôn cất, Ðại
Tá Thông đã khóc trước mặt Bác Sĩ Trứ.
Và chỉ một ngày sau đó, Quân Y Viện tiếp nhận một tử
thi nữa, và đó chính là tử thi Ðại Tá Thông. Binh sĩ đưa xác ông tới,
và cho biết ông đã tự sát. Nhiều nguồn tin sau này cho biết, Ðại Tá
Thông đã từ chối xuống tàu vì binh sĩ dưới quyền ông còn kẹt lại quá
nhiều, không di tản được.
Khi đó, tại quân y viện này, có cả hàng trăm bệnh nhân cho một mình Bác Sĩ Trứ. Ðồng thời cũng có rất nhiều binh sĩ tử trận được mang về nằm từ trong nhà xác và rải rác ra khắp hành lang. Các thi hài tại nhà xác QYV đã bốc mùi, và chó đã vào nhà xác ăn, gặm các tử thi này, nên Bác Sĩ Trứ đã nhờ khoảng 20 anh em quân nhân còn sức khỏe phụ với Bác Sĩ Trứ đào một huyệt mộ rất lớn dưới cột cờ, gần khu quân xa của Quân Y Viện.
Khi đó, tại quân y viện này, có cả hàng trăm bệnh nhân cho một mình Bác Sĩ Trứ. Ðồng thời cũng có rất nhiều binh sĩ tử trận được mang về nằm từ trong nhà xác và rải rác ra khắp hành lang. Các thi hài tại nhà xác QYV đã bốc mùi, và chó đã vào nhà xác ăn, gặm các tử thi này, nên Bác Sĩ Trứ đã nhờ khoảng 20 anh em quân nhân còn sức khỏe phụ với Bác Sĩ Trứ đào một huyệt mộ rất lớn dưới cột cờ, gần khu quân xa của Quân Y Viện.
Ở đây gần biển các nên việc đào đất tương đối dễ
dàng. Ðầu tiên là những tử sĩ đã được khâm liệm trong quan tài có phủ
quốc kỳ được sắp xuống trước, tiếp theo là những người chết nằm trên
băng ca được đặt lên trên những quan tài, cứ thế mà sắp xếp. Tất cả là
47 thi hài tử sĩ, trong số này có Ðại Tá Thông, là cấp chỉ huy trực
tiếp của anh An.
Lúc bấy giờ Saigòn chưa thất thủ, ngay cả sinh mạng
của anh em binh sĩ bại trận cũng không biết sẽ ra sao nên sự việc chôn
cất anh em tử sĩ lúc đó chỉ được thực hiện rất sơ sài hầu như là lén
lút và vội vàng. Sau đó vài ngày tất cả bị bắt làm tù
binh.
Anh An cho biết câu chuyện đã đeo đuổi theo anh suốt
bao nhiêu năm nay, tâm nguyện của anh là ước sao, có ai đó, có khả
năng để cải táng được ngôi mộ tập thể này, đó cũng là dịp mà mình an
ủi được phần nào linh hồn của những tử sĩ này, nhưng những hy vọng
càng ngày càng bị thu nhỏ lại, vì qua tin tức báo chí đất đai ở Việt
Nam đã bị lạm dụng xây cất bừa bãi, hay khu đất này thuộc phạm vi của
bộ đội Cộng Sản thì không thể làm gì được.
Khi VC vào Quy Nhơn, họ bắt Bác Sĩ Trứ. Nhưng ông không chỉ bị
bắt làm tù binh, mà còn bị buộc tội làm việc cho CIA vì mọi người đi
hết sao chỉ còn một mình Bác Sĩ Trứ ở lại. Trong Quân Y Viện lúc ấy,
có một lính Việt Cộng bị thương được một đơn vị đem gởi điều trị,
nhưng lại bị khóa tay vào thành giường, Bác Sĩ Trứ không có chìa khóa
mở còng nên nhóm vc càng căm thù Bác Sĩ Trứ. Ông bị tù 4 năm 11 tháng,
ra tù ông vượt biển đến Mỹ từ năm 1981, lúc còn độc thân, hiện nay đã
có ba con theo học đại học....
Trong những ngày qua, có nhiều điện thoại hỏi đến ông về câu
chuyện cũ gần 36 năm về trước khiến cho ông có nhiều đêm bị mất ngủ vì
những cơn ác mộng. Bác Sĩ Nguyễn Công Trứ nói rằng ông đã làm theo
lương tâm và với tình đồng đội, đã chôn 47 tử sĩ dưới chân cột cờ của
Quân Y Viện. Ông đã nhiều lần về lại Quy Nhơn, qua lại trước khu Quân
Y Viện cũ, ngày nay đã là doanh trại của bộ đội Cộng Sản, mà không thể
làm gì hơn.
Tin về ngôi mộ tập thể cũng đến tai bà quả phụ cố Ðại Tá Thông,
nhũ danh Phùng Ngọc Hiếu. Liên lạc được qua điện thoại hôm Thứ Năm, bà
cho biết mấy ngày hôm nay, nhiều bạn bè đã chuyển cho bà về tin tức
ngôi mộ tại Quân Y Viện Quy Nhơn, cũng là nơi yên nghỉ của Ðại Tá
Thông.
Từ 35 năm nay, bà cũng nghe nhiều tin tức về chồng và bà cũng
có nghe tin ông tự sát. Bà cũng đã về Quy Nhơn tìm kiếm nhưng không có
tin tức, và không biết xác ông được chôn cất ở đâu. Bà kể, trước khi
mất liên lạc, Ðại Tá Thông có liên lạc với vợ và than phiền rằng trung
đoàn của ông đang chiến thắng, vì sao lại có lệnh rút bỏ
Pleiku.
Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1937, nguyên quán tại Thạch
Hãn, Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông được
vinh thăng đại tá năm 1972. Hiện nay bà quả phụ cố Ðại Tá Nguyễn Hữu
Thông cư ngụ tại Sacramento và ông bà có 5 người con đã thành
đạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét