Trong bản lên tiếng vừa được phổ biến ra công luận, các tổ chức đồng ký tên bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở ở Việt Nam cùng với Qũy Tù nhân Lương tâm, Tập hợp Vì Nền Dân Chủ, và Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS có trụ sở ở Mỹ và Australia khẳng định Việt Nam chưa xứng đáng đứng vào cơ cấu liên chính phủ của Liên hiệp quốc có nhiệm vụ xem xét các vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng
trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử
blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, hoặc đàn áp các cuộc biểu
tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng
Sa-Trường Sa...
Bản lên tiếng nói ‘Chúng tôi hoặc là những nạn nhân của những vi phạm nhân quyền ngay trên đất nước chúng tôi, hoặc phải sống lưu vong ngoài Việt Nam vì kết quả của đàn áp khốc liệt mà chính quyền Việt Nam không bao giờ nương tay’ ‘kịch liệt phản đối chính quyền Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà không hề có tiến bộ nào trong việc tôn trọng và tuân thủ Tuyên ngôn Nhân quyền 1948’.
Từ Việt Nam, Bác sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế, đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ, nhấn mạnh thông điệp chính của bản lên tiếng này:
“Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn hòa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử.”
Bản lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội ngày càng tăng cường các hình thức trấn áp và đe dọa những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước, bất chấp những nỗ lực của giới bảo vệ nhân quyền quốc tế và nguyện vọng dân chủ chính đáng của người dân.
Các tổ chức đồng ký tên trong bản lên tiếng nói Việt Nam trở thành nhà tù của những ai dám lên tiếng chỉ trích chính phủ và đòi các quyền tự do căn bản. Bản lên tiếng nêu rằng từ đầu năm tới nay, ít nhất 37 người chỉ vì thực thi quyền căn bản của công dân một cách ôn hòa mà bị lãnh án tù dựa vào các tội danh mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như “tuyền truyền chống nhà nước”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “phá hoại chính sách đoàn kết”. Hiện vẫn còn mấy mươi người khác bị giam giữ chưa đưa ra xét xử.
Bản lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội trước tiên phải cải thiện thành tích nhân quyền, phóng thích tù nhân chính trị và tôn giáo để đủ tư cách ứng cử hay trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
“Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ
quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần...cách hành xử như vậy
hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng
Nhân quyền LHQ”...
Việt Nam hiện đang vận động sự ủng hộ của các nước trong nỗ lực ứng cử vào Hội đồng UNHRC. Bên lề Hội nghị thường niên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9, Ngoại Trưởng các nước Đông Nam Á lên tiếng ủng hộ Hà Nội.
Tuy nhiên, sau hàng loạt các vụ bắt giam và xét xử những nhà hoạt động nhân quyền trong nước đặc biệt là sau phiên xử blogger Điếu Cày, phản đối của giới bảo vệ nhân quyền quốc tế trước ý định của Hà Nội muốn gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày càng dâng cao.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói:
“Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.”
Nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 15/3/2006 có nêu rõ các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền phải đạt tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền căn bản của con người.
Nguồn,
http://www.voatiengviet.com/content/cac-to-chuc-nhan-quyen-phan-doi-vietnam-ung-cu-vao-hoi-dong-nhan/1528818.htm
Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân
Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt – với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế –..đã
mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt
qua biên giới, chiếm đóng lãnh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một
cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt
Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc
gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, khi xâm lăng
VNCH, Việt Cộng đã phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
Ngày
Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà
báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange
County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại
Việt Nam và đã kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã
đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn – dưới cái nguỵ
danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập
trong toàn cõi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu
khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị
giam cầm từ ba tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm.
Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một
triệu người là 7.000.000 năm. Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch
sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi
nhớ.
Cũng
theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một
gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể
trên, đã có 165.000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói,
lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho
tới nay, hài cốt của 165.000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn
giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt
Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của
họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người
đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê
Duẩn… và ba tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết
và Nguyễn Tấn Dũng.
Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:
Thủ
tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta
với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một
tổ chức chính trị, sau đó không nhìn nhận sự tước đoạt tự do của người
ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ
tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một
thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the
arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization,
support or acquiescence of a State or a political organization,
followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to
give information on the fate or whereabouts of those persons, with the
intention of removing them from the protection of the law for a
prolonged period of time.”
Theo
định nghĩa trên đây, Việt Cộng đã phạm tội ác thủ tiêu mất tích người
khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo
lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp – dưới cái nguỵ danh “học
tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đòn thù của chúng, và
tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165.000 quân dân cán chính VNCH trong
vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống
loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.
Ngoài
tội ác đối với những người đã chết, cộng sản còn phạm thêm một tội ác
chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đã chết. Đó là
hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần
triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hãy tự đặt mình vào
hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đã có con, có chồng,
có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một
xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu
được nỗi thống khổ trong tâm can họ!
Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:
Những
hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay
thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và
tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally
causing great suffering or serious injury to body or to mental or to
physical health.”
Theo
định nghĩa trên đây, cộng sản đã phạm tội ác chống loài người khi chúng
chôn giấu trong rừng sâu 165.000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH
đã chết dưới đòn thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.
Bổn
phận của chúng ta, những người tù còn sống sót sau cơn đại hồng thuỷ là
phải cất tiếng nói công chính, nêu rõ tội ác của chúng để mang bọn tội
phạm này ra trước công lý và mang công lý đến cho những nạn nhân của
chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165.000 quân dân
cán chính VNCH đã bị sát hại vì đòn thù của Việt Cộng trong những cái
gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân
những nạn nhân.
Hai
tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác hình sự
có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn
tội phạm ra xét xử trước công lý, xin trình bày tóm lược về Đạo Luật
Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.
Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)
Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế để xét xử và trừng
phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm: 1/ tội ác diệt chủng (the crime of genocide), 2/ tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, 3/ tội ác xâm lược (the crime of aggression), 4/ và tội ác chiến tranh (war crimes), cuối
cùng thì một hội nghị đã được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy
trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7 /1989 với 160 quốc gia
tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đình căng thẳng, 120 quốc gia
đã bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế cùng
với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq,
Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời
Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các
Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác
chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều còn lại nói về quyền
hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.
Theo
quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê
chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đã phê
chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày
1-7-2002. Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The
Hague, Netherlands. Hiện nay đã có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome
và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này.
Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải
là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.
Toà
Án Hình Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc
Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án Hình Sự Quốc Tế độc lập về
quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội
viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction)
của Toà Án Hình Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật
Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các
quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lãnh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.
Công Tố Viên Trưởng của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor)
bắt đầu thụ lý và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin
tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên,
Công Tố Viên còn có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các
cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).
Khi tội ác diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo
An
Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà
Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Đây là trường hợp đã được áp dụng đối với
Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết số 1593 năm
2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã chuyển tới Toà Án Hình Sự Quốc
Tế tình trạng tội ác đã và đang diễn ra tại Darfur. Phòng công tố đã mở
các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đã ban hành trát bắt giữ
Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali
Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai
người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác
chiến tranh đã và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đã từ chối
bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế.
Ngày
14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đã trình bày những chứng cứ
chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác
diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã và đang diễn
ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành trát
bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công
lý về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật
Rome: 1/ Tội giết người (Murder), 2/ Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination), 3/ Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer), 4/ Tội hành hạ (Torture), 5/ Tội hiếp dâm (Rape), và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội cướp bóc (Pillaging), 2/ Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.
Cùng
với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án Hình Sự Quốc
Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng
Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng
Bảo An LHQ đã nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với
Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải
giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đã nhiều lần tuyên bố
rằng họ không nhìn nhận thẩm quyền của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.
Nếu
Tổng Thống Bashir không ra trình diện hoặc chính quyền Sudan không giải
giao ông này cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ
đang đào tẩu, trốn tránh công lý (a fugitive from justice). Và kể
từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia
hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên
nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho
Toà Án để trả lời trước công lý về những tội ác mà ông ta phải chịu
trách nhiệm.
Một
điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử
một tổng thống đang tại chức vì những tội ác chống nhân loại, tội ác
chiến tranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền
đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam
như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng rằng
chúng sẽ phải đối diện với công lý bất kể quyền lực và cương vị của
chúng.
Tội
ác thủ tiêu mất tích 165.000 quân dân cán chính VNCH đã hiển nhiên
không thể chối cãi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đã đuợc thân
nhân tìm cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165.000 bộ hài cốt còn
lại đã và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù.
Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ
phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê
Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…và ba tên tòng phạm hiện nay là Nông
Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đã
chết, tất cả những tên còn sống – sớm hay muộn – sẽ phải ra trước vành
móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất
tích 165.000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đã
phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp
được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một
chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai có tính quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.
Nguỵ
quyền Việt Cộng không ký và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng
người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân
loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền
LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này
mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165.000 quân dân cán chính
VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Sự
kiện này đã có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.
Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đã mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đã
diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1-
2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard
Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard
Goldstone đã trình cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo
cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và
Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài
người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đòi hỏi cả hai bên trong cuộc
chiến – trong thời hạn sáu tháng – phải điều tra và xét xử những kẻ
phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án
Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.
Ngoài
sự kiện kể trên, sau đây là hai trưòng hợp điển hình về pháp lý quốc tế
mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt
Cộng khi chúng ra khỏi nước.
Ngày
14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đã đưa tin về việc Ông Moshe
Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đã quyết định không đến tham dự một buổi
lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong Tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng
ông ta có thể bị bắt giữ vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại
Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ
sau khi các luật sư của 16 người Palestine đã không thành công trong
việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak,
Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh vì bị cho là đã
phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.
Cũng
nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân
Đôn đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do
Thái, cũng bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ
này đã được huỷ bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi
Livni đã huỷ bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày
Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu
theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine
trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các
chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn
công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.
Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông
Bộ
Trưởng Quốc Phòng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người
này đến Anh quốc, họ đã dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét
xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đã phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và
bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và
cũng là thân nhân của những người đã bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng
có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế này đối với những
tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước
chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lý
quốc tế về quyền xét xử phổ biến.
Tổng
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện
cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều
tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165.000 quân dân cán chính VNCH. Nếu
Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở
cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng tìm cách chốn tránh tội
ác của chúng.
Nếu
chúng ta vận động mà LHQ – một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong
việc hình thành Toà Án Hình Sự Quốc Tế – vì một lý do nào đó, không
chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án Hình Sự
Quốc Tế để thụ lý, chúng ta vẫn còn cách đưa bọn tội phạm này ra trước
công lý. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ
diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú
nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự
huỷ diệt…Ngày đó không còn xa và một chính quyền chính thống của toàn
dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án hình sự đặc biệt
có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là
Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang
xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang vì các tội ác chống
loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ
sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm
Việt Cộng đã phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo
Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.
Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế,
ra trước công lý và mang công lý tới các nạn nhân của chúng là điều cần
thiết bởi vì công lý là một thành tố không thể thiếu trong tiến trình
hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.”
Dân tộc Việt Nam đã bị phân hoá và chia rẽ, xã hội Việt Nam đã bị băng
hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đã
để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập
cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước
công lý là để mang lại hoà bình cho xã hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau
hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý là một bài học cho
các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.
Đi Vào Bất Tử
165.000
quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của cộng sản trong các
trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đã hy sinh vì chính
nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đã ghi ơn những người
lính QLVNCH đã chiền đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương.
Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đã chết mà
chỉ tan mờ đi như hình ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc
ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đã nhắc đến
trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa
Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:
“Old soldiers never die; they just faded away.”
Cũng
xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt
nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính
chúng ta chiêm nghiệm.
“And
like the old soldier of that ballad, I now close my military career and
just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the
light to see that duty.”
“Good bye,”
Đây
cũng chính là hình ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đã đi
chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc
Việt và đi vào bất tử.
Và
những hình ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi
bị sa cơ trong tay quân thù cũng đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi
lại trong bài hành Vạn Vạn Lý được viết tại một trại tù trong vùng rừng
núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.
VẠN VẠN LÝ
(Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)
Cung Trầm Tưởng
Ngồi trùm lần bóng tối Mưa về gióng lê thê
Nhìn mây đi lang thang Nai kêu nguồn đâu đó
Mây giăng xám hàng hàng Xưa nay tù ngục đỏ
Trời vào đông ảm đạm Mấy ai đã trở về
Chấn song đan u ám Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
Sần sùi nhớp nhúa đen Phà khói vào mông lung
Ran ran nhạc dế mèn Hư vô đẹp não nùng
Nhởn nhơ cười chẫu chuộc Nụ hôn đời khốc liệt
Vỗ vỗ rơi tàn thuốc Cõi sầu ta tinh khiết
Phà khói vào hơi sương Thép quắc vầng trán cao
Xa xưa trống lên đường Phong sương dệt chiến bào
Tiếng quân hô hào sảng Với máu xe làm chỉ
Nẻo cồn vàng bãi trắng Đã đi trăm hùng vĩ
Sa trường hề sa trường Xông pha lắm đoạn trường
Tiết tháo quắc đao thương Về làm đá hoa cương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi Gửi đời sau tạc tượng
Gió lên như địch thổi Uống uống nguyên hàm lượng
Đưa ai qua trường giang Sương trong cất đầy vò
Nay cô liêu bạt ngàn Sầu này thước nào đo
Tiễn ta vào bất tử Khi đao rơi kiếm gẫy
Đau thương là vinh dự Gió về lay lau dậy
Chân đi hất hồng trần Sơn khê khói mịt mù
Anh hùng phải gian truân Ngà ngà nhấp thiên thu
Hy sinh là tất yếu Bay…bay…vạn vạn lý
Ngựa phi dòn nước kiệu… Tráng sĩ hề tráng sĩ!
Cung Trầm Tưởng
Hoàng Liên Sơn, 1977
Trong khi viết bài này, tôi luôn luôn nghĩ đến những người bạn tù đã chết vì đòn thù của
cộng
sản trong đó có anh bạn tại trại 6, liên trại 2 tại Hoàng Liên Sơn.
Chúng tôi cùng thuộc đội “lao động nặng.” Anh nằm cách tôi một người
bạn. Vào một tháng cuối năm 1977, cả đội tù chúng tôi khoảng 50 người
phải đi phát quang một khu đồi rộng 300 mẫu để trồng khoai mì. Khu đồi
này cách trại giam khoảng 15km đường rừng. Ban ngày đi làm khổ sai; đêm
đông về, đói và lạnh, chúng tôi phải ngủ trong những túp lều trống gió,
mái che bằng những tấm nylon cá nhân, dựng tại chân đồi. Tuy là lính
nhưng dáng người anh nho nhã. Trong đầu anh chứa cả một bộ từ điển bách
khoa. Năm đó anh chừng 45 tuổi. Sau hai tháng khổ sai tại khu đồi 300,
trở lại trại tù ít ngày thì anh chết vì suy dinh dưỡng và kiệt sức nhưng
tinh thần anh luôn luôn vững mạnh. Giờ này, thân xác anh có thể còn
đang bị cộng sản chôn giấu tại một góc rừng nào đó trong vùng Hoàng Liên
Sơn trong nỗi đau khôn nguôi của vợ con anh. Tên anh là Đặng Vũ Ruyến,
Trung Tá, Chánh Sở Địa Hình tại Đà Lạt.
Kể
từ ngày đó đến nay đã hơn 30 năm, mỗi khi nhớ đến Anh, tôi vẫn không
tin là Anh đã chết mà Anh đang bay…bay vào Vạn Vạn Lý, và…fade away…vào
nơi bất tử.
Đỗ Ngọc Uyển(Khoá 4 Thủ Đức)
Tháng 1 năm 2010
SanJose, California
Tháng 1 năm 2010
SanJose, California
Tác giả: Đỗ Ngọc Uyển
Nguồn,http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27352#.UKNEBGf7Go_
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét