30-4-1975, CHIẾN THẮNG TRÊN CẢ ĐỒNG BÀO CHÍNH MÌNH!!!
Một thời chiến tranh,
VÁ CƠ ĐỒ RÁCH Ngày xưa Mẹ vá con manh áo, Dành dụm đưa con đến học đường; Ngày nay anh vá cơ đồ rách, Em tiễn đưa anh tận chiến trường. (vô danh) Thêm chú thích |
Một thời chiến bại…
Tg: Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
April 28, 2012
4:32 PM
Sự kiện lịch sử chiến
thắng 30-4-1975 của quân cộng sản Bắc Việt, và phiến quân Việt Cộng nằm vùng-
MTGPM.Đã đưa dân tộc vào trạng thái vui-buồn lẫn lộn; có triệu người vui vì
chiến thắng, nhưng cũng có triệu kẻ buồn cho lẽ chiến bại miền Nam!. Riêng
trời thì vẫn cứ đổ mưa trên màu cờ Đỏ, khóc cho người chiến bại trong giờ phút
lịch sử sang trang. Như báo hiệu cho lẽ chiến thắng cùng lẽ chiến bại trong cái
phi chánh nghĩa…và phi dân tộc trong chấm dứt chiến tranh Việc Nam của Quốc Tế
Cộng Sản.Và họ,CSVN đã thắng trên chính dân tộc mình!
Thua, Trong Nhân Bản Chính Nghĩa Quốc Gia Người Việt Nam.
Cuộc triệt thoái
quân ra khỏi Tây Nguyên trung phần của quân đoàn I và II tại Plei ku-Kom Tum
theo cung đường thần chết,quốc lộ 14 về tỉnh lộ 7 Phú Bổn, Phú Yên-Tuy Hòa. Cho
ta thấy, mếm trải lòng của người chiến sĩ VNCH,một lòng quyết bảo vệ dân, đưa
quân làm bia đỡ đạn cho địch bắn… che chắn cho dân đến giây phút cuối cùng cuộc chiến định mệnh mất
nước, là do quyền chọn lựa thắng-thua của dân Miền Nam, của thành phần,tổ
chức Việt gian,phản chiến trong chính phủ và xã hội miền Nam VNCH quyết định.
Rút
quân ra khỏi Tây Nguyên là lệnh bắt buộc của đồng minh Hoa Kỳ che dấu phản bội
bằng chiến: “Việt Nam
hóa chiến tranh”, để nhường lại đất đai, lãnh thổ cho VC/MTGPMN thành lập chính
phủ Lâm Thời Cách Mạng GPMN {Từ Quản Trị-Thừa Thiên- Huế trở vào Bình
Thuận-Phan Thiết. Đó là do đòi hỏi, đấu tranh của các tổ chức biểu tình phản
chiến của các giáo hội tôn giáo,nhân sĩ trí thức,thanh niên sinh viên miền nam,
yêu cầu chính phủ VNCH phải chấp nhận MTGPMN là thành phần lực lượng thứ 3
trong hội đàm H.Đ Paris.
Như thế, thành phần
phản chiến Miền nam, đã phản bội lại xương máu chiến sĩ VNCH bảo vệ phần nữa Tự-Do
Miền Nam VN.Dù cho bị “Đâm sau lưng chiến sĩ” nhưng lòng nhân bản dân tộc và chính nghĩa quốc gia,
nên không thể nào bỏ rơi đồng bào ở lại trong vùng đất bỏ trống -Tây Nguyên- bị
địch quân cộng sản Bắc Việt chiếm cứ,thành lập chính phủ Lâm Thời Cách Mạng
Miền nam.Và qua cuộc di tản quân,mới thấy được lòng dân còn biết gắn bó với tự
do dân tộc trước khi Miền Nam sắp mất vào tay anh em cộng sản Miềm Bắc.Sự phản
tỉ dã quá muộn màng trước khi chia tay vì “Gảy Súng Tan Hàng”.
Chúng tôi, người
chiến sĩ Tự Do VNCH tự cảm thấy mình thiếu trách nhiệm với người dân Miền nam,
vì không bảo vệ được an ninh cuộc sống xã hội miền nam, để cho VC nằm vùng
khủng bố: pháo kích, đặt bom mìn bừa bải vào nhà dân để uy hiếp tinh thần quy
phục cộng sản. Và đã vô tình đẩy người dân vào thế phải đi theo cộng sản Miền Nam-GPMN- để yên thân cuộc sống.Vì chinh quyền VNCH trong thời buổi chiếm
tranh,thiếu điều kiện phát huy tinh thần Tự-Do, độc lập chủ quyền Miền Nam
VN,để cho Mỹ chủ trì cuộc chiến tranh, nên bị địch- Công sản- lợi dụng tuyên
truyền phản chiến: “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào”.Đó là lẽ “Tất bại” của Miền Nam
VNCH!??? trước sự phân hóa nội bộ tộc tính Miền nam,do VC/GPMN rũ rê vào thiên
đàng cộng sản Miền Bắc.
Trải nghiệm lòng dân,
Tất cả đều là lỗi lầm dân tộc, không thể nào sửa sai!? khi
quá muộn màng. Nên T T Nguyễn Văn Thiệu cho lệnh rút quân ra khỏi Tây Nguyên
trung phần là để trút oán hờn lên người Mỹ phản bội,và “Tháu cấy”Hoa Kỳ,vì cúp
viện trợ quân sự, làm VN mất khả năng duy trì chiến đấu bảo vệ Tây nguyên, là
nơi chiến lược trọng yếu,mất-còn của VNCH. Nhưng Mỹ đã quyết định bỏ rơi Miền
Nam VNCH,để sống chung hòa bình với Trung Quốc; mở cửa thị trường kinh tế đông
dân nước này.Và vì thế Hoa Kỳ phải miễn cưỡng bắt tay, giao Miền Nam VN cho
Cộng sản Miền Bắc chiếm đóng thô bạo,vi phạm HĐ Paris/73 ngày 30-4-1975.
Thật ra, ông Thiệu
không có khả năng làm đổi màu Cộng Sản, chuyển hướng qua Dân chủ,Tự-Do khi Cộng
Sản Miền Bắc chiếm đóng,và hòa nhập cuộc sống sung túc, ấm no và có quyền tư
hữu của người dân Miền nam. Và trở thành một chủ nghĩa xét lại của Công Sản
Miền Bắc có điều kiện than Mỹ và đổi thay dân chủ,nhân quyền cho tính khát máu và tàn độc của chủ nghĩa quốc
tế Cộng Sản Nga Tàu,đã từng giết hại cộng đồng thế giới,120 triệu mạng sinh
linh loài người,để phục vụ cho cánh mạng không tưởng chủ nghĩa Mac Lê nin.
Nhưng không, với lòng tham vô đáy,nên Cộng Sản hóa và vơ vét của cải,tài sản
Miền Nam,đưa dân tộc vào cảnh bần khổ khốn cùng, rên xiết lầm than, không có sự
chuyển nào tốt đẹp hơn, cho sự liệt kháng toàn dân dưới bạo quyền Cộng Sản VN.
Suốt 37 năm qua, người dân không kham sống nổi
dưới quyền độc tài đảng trị cộng sản VN, nên phải tự phản kháng giành lại quyền
sống và giá trị nhân quyền cho tự-do biểu tình,bày tỏ bất đồng chính kiến,đòi
hỏi dân chủ như của dân miền nam trước “Giải phóng 75” do Cộng Sản Miền Bắc xúi
giục.Và đã có kết quả chuyển biến đổi đời.Từ Cộng Sản truyền thống Mác
Lênin chuyển sang “Tư Bản định hướng Xã
Hội Chủ Nghĩa” mang sắc màu xã hội đen- mafia Putin, hay chủ nghĩa cực đoan dân
tộc Trung Quốc,và tiến dần đến xóa bỏ giai cấp vô sản chuyên chính,là lực lượng
nồng cốt bảo vệ tồn tại đảng CSVN,để thay thế tập đoàn tư bản đỏ con ông cháu
cha của lãnh đạo TW đảng,cùng với 3,6 triệu đảng viên cộng sản,cộng thêm 6 triệu
đoàn viên thanh niên Cộng Sản Sản HCM đủ
làm lực lượng nồng cốt bảo vệ sự tồn tại,và làm kinh tài nuôi sống đảng độc tài
CSVN.
Sự phản kháng của
người dân trong nước vẫn phát huy, tiếp tục cho tự-do,dân chủ dân tộc của người
Việt Quốc Gia,cộng đồng hải ngoại tỵ nạn công sản, đã ảnh hưởng,lan rộng khắp
toàn dân cả nước,hứa hẹn cho một nền hòa bình công chánh và tự do hạng phú dân
tộc việt Nam.
Nếu không có sự
thất bại và bất tài,hay trá hàng giặc Cộng của T T Nguyễn Văn Thiệu,thì đồng bào
dân tộc Việt Nam không làm rỏ bộ mặt giả trá,xảo quyệt,cam tâm bán nước,bán
dân,bán biên giới lãnh hải Việt Nam cho Tầu Cộng và làm nhục nhã hèn hạ của
Đảng Thái Thú độc tài CSVN.Và người dân,không có sự trải nghiệm thương đau với
Cộng Sản,thì không chứng tỏ bản lãnh và ý chí kiêu hùng của ông cha chống giăc
Tàu phương Bắc suốt: “ Ngàn măm nô lệ giặc Tàu,trăm năm nô lệ giặc Tây,hai mươi
năm nội chiến hằng ngày” và giờ đây gia tài của mẹ Việt nam là một cổ bài cào
cho CSVN nướng vào canh bạc với Trung Quốc,và bị thua trắng tay,phải cam tâm
làm Thái thú cho thiên triều Trung Hoa,nên phải hèn với giăc và ác với dân cho
tròn bổn phận nô tỳ Tàu Cộng.
Công và tội của cố
TT Nguyễn Văn Thiệu,hãy để cho lịch sử dân tộc phán xét.Vì dân tộc chúng ta
trên lộ trình trải nghiệm tự do dân tộc do vị nguyên thủ quốc gia Miền Nam VNCH
sắp bài chiến lược với Hoa Kỳ có phối hợp quân sự lẩn kinh tế trong hợp đồng
tác chiến,nên phải hy sinh nền tự do dân chủ miền Nam VNCH 30-4-1975 trong
chiến dịch “Toàn thắng”Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế và phân chia Trung Cộng ra
làm lục quốc liêng bang Trung Hoa cổ Đại- theo mẫu liên bang Hoa Kỳ- và dể phân
tán sức mạnh bành trướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan,tự tôn:siêu đẵng dân tộc và
muốn làm chủ cả thế giới trong vai trò “Minh Chủ Võ lâm”, cho mộng bá đồ
vương.Đó là cách quang phục lại tự do,dân chủ tòan vẹn,thống nhất chủ quyền dân
tộc Việt Nam,khi không còn bị khống chế của bá quyền Trung Quốc trên dất nước
Việt Nam.
Trước khi mất Tự Do
Miền Nam,T T Thiệu đã để lại lá bùa hộ mệnh: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói,mà
hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” để người dân cả nước đầy đủ sức mạnh chống
chổi và đề cao cảng giác âm mưu: “Tầu Cộng hóa Việt Nam” trở thành khu tự trị
Tây Tạng thứ hai của Trung Cộng,để làm bàn đạp xăm lấn xuống biển ĐNÁ/TBD.
Cuộc tranh đấu cho
Tự Do- Dân Chủ- nhân Quyền cho Việt Nam đang diễn biến và tiếp diễn của các nhà
hoạt động dân chủ trong nước,hết sức gay go,bị bắt bớ giam cầm cảu độc tài CSVN,và
được cả thế giới đồng tình ủng hộ,lên tiếng bênh vực đấu tranh dân chủ,nhân
quyền cho Việt Nam, đang có ý thức và phản tỉnh Tự Do Việt Nam trong trạng thái
quốc hận 30-4-1975, kéo dài suốt 37 năm qua không giây phút nào nguôi!trong long
người Việt còn biết yêu Tự Do dân tộc!!!
Sau đây là bài viết của Gia Mimh, biên tập viên RFA,và Thanh Quang, phóng viên RFA.Nói lên sự trăn trở,ray rứt của người Việt Nam mất nước trong mỗi tháng Tư về trên tổ quốc,quê hương vẫn còn chìm đắm trong cơn say chiến thắng CSVN.
Việt Nam, 37 năm sau ngày thống nhất đất nước
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-04-27
Nhiều người dân Việt Nam từng trải qua hai cuộc chiến ‘chống Pháp và chống Mỹ’.Chính quyền sau 75
Cuộc chiến đưa đến chấm dứt tình trạng chia đôi đất nước gần nhất tại Việt Nam chấm dứt cách đây đã 37 năm. Có nhiều ý kiến cho rằng đất nước thay da đổi thịt rất nhiều, và vết thương chiến tranh đã lành lặn.Tuy vậy, có nhiều người vẫn khẳng định vết thương đó vẫn còn rỉ máu và khi vết thương cũ chưa lành lại có những vết cắt mới trên da thịt người dân.
Suốt những năm tháng chiến tranh, người ta phải đi sơ tán để tránh bom đạn. Khi chấm dứt tiếng súng, họ trở về quê nhà để tạo lập cuộc sống.
Thế rồi những dự án phát triển được vạch ra. Nhiều người nằm trong vùng qui hoạch phải di dời đi nơi khác. Khi tiến hành hoạt động này, biết bao vụ việc do chính quyền các cấp địa phương gây ra khiến dân chúng ta thán.
Hành xử trong khi cưỡng chế thu hồi đất đối với nhiều người dân là một hành động mà họ cho là ‘dã man’ hơn cả thời ‘đế quốc Mỹ’ trước đây.
Một người dân bị mất đất thuật lại câu nói của những đồng bào cùng chung cảnh ngộ:
"Năm 2009, 80 hộ chúng tôi được chủ tịch thành phố, ông Trần Thế Dũng, tiếp. Tôi có ghi băng. Có những người là thương binh đi bộ đội chống Mỹ về phát biểu: lúc phá nhà dã man hơn đế quốc Mỹ, ác hơn đế quốc Mỹ; họ nói đi nói lại ba lần."
Những người phải thốt lên so sánh đó hầu hết là những người từng sinh sống tại những vùng chiến tranh ác liệt trước đây. Hằng ngày họ phải chạy lánh nạn bom đạn do máy bay Mỹ ném xuống. Và chính họ thấy đó là một tội ác khi truy đuổi những người dân như họ.
Trước những hành động xâm lăng đó của người nước ngoài, gia đình nhiều người dân cho con cái tham gia quân đội để đi chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược. Có người mất chồng, mất con trong chiến tranh và trở thành gia đình liệt sỹ được tổ quốc ghi công.
Có những người là thương binh đi bộ đội chống Mỹ về phát biểu: lúc phá nhà dã man hơn đế quốc Mỹ, ác hơn đế quốc Mỹ; họ nói đi nói lại ba lần.
Một dân oan
Có thể nói trong chiến tranh, khi đất nước bị cho là lâm nguy bởi ngoại xâm,
người dân sẵn sàng hy sinh tất cả, đến giọt máu, hơi thở cuối cùng không hề bận
tâm suy nghĩ. Tuy nhiên, khi tài sản, đất đai mà họ sinh sống từ bao đời nay bị xung công một cách thiếu thuyết phục. Tiền bồi thường bị cắt xén, hay thậm chí bị ‘cướp trắng’; thì họ phản ứng.
Nhưng chính quyền đã không nghe tiếng nói của người dân mà đưa lực lượng cưỡng chế đến phá dỡ nhà cửa, ruộng vườn trước sự chứng kiến vô
vọng của họ nên họ không thể ‘hy sinh’ trong im lặng như thời chiến tranh.
Khiếu kiện trong vô vọng
Căn nhà của ông Đoàn Văn Vươn huyện Tiên Lãng sau vụ cưỡng chế hôm 05/1/2012
Họ đã phản ứng, đã khiếu kiện từ năm này qua năm khác với hy
vọng công lý sẽ được thực thi nhưng rồi họ vẫn mỏi mòn.
Đó là tâm trạng của bà Võ thị Nhiều, gia đình liệt sỹ:
"Tôi có hai con trai đi làm nhiệm vụ Đảng giao, ở với Đảng. Tôi có
tội lỗi gì mà đập nhà cửa, tài sản của tôi mà không lập văn bản. Họ còn nhét
giẻ vào miệng tôi. Tôi yêu cầu Đảng về sửa lô đất hương hỏa của tôi, làm rõ mọi
đường chứ tôi đau khổ lắm."Đó là tâm trạng của bà Võ thị Nhiều, gia đình liệt sỹ:
Hay bức xúc của vợ một thương binh chống Pháp:
"Bây giờ cán bộ của tỉnh đều ‘dã man’, ‘tàn bạo’ lắm, kể cả phường, xóm, kể cả Đảng, kể cả Thanh tra tiếp dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh. Họ ‘tàn bạo’ lắm, chẳng kể gì dân đâu. Họ chỉ kiếm lợi cho gia đình họ thôi, chứ gia đình mình họ không quan tâm đến. Theo ý tôi thì những thành phần đó Đảng, Chính phủ, Nhà Nước cần trừng trị đến nơi đến chốn, cho dân ‘ngước mặt lên với’."
Hầu như mọi thủ đoạn có thể sử dụng để buộc dân phải giao đất mà không được bồi thường thỏa đáng đều được sử dụng như câu chuyện của một người mẹ vì con đành phải nhận tiền bồi thường như sau:
"Họ đập phá nhà cửa tôi vào ngày 4/5/2004. Công an, bộ đội, dân quân đến đập 32 mét vuông mái bằng, ‘veranda’, một căn nhà hai gian rồi mọi dụng cụ tôi cho thuê bát đĩa đều bị đập mà không đền bù, cho đến nay. Năm 2011, con tôi học hết cấp 3, đi thi sư phạm, chính quyền không cho con tôi đi với lý do mẹ làm sai không nhận tiền hổ trợ, đền bù. Con tôi về khóc nói chỉ vì mấy triệu đồng mà mẹ không nhận làm ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của con. Tôi chết chồng, có bốn đứa con nên tôi thương con nên lấy mấy triệu về hổ trợ chứ không phải bồi thường đất nhà."
Dồn dân vào đường cùng...
Người dân huyện Văn Giang khiếu kiện đất đai của họ bị trưng
thu bất hợp pháp nhưng không ai giải quyết
Người dân bức xúc tố cáo những thủ đoạn của các cấp chính
quyền trong việc thu hồi đất đai của họ, vì nay họ thấy rõ những sai phạm và
cách hành xử bất chấp luật pháp của chính quyền:
"Chúng tôi có làm gì mà công an, bộ đội, an ninh đến phá nhà chúng
tôi. Quân đội để giữ nước, giữ nhà chứ sao đi phá hoại nhà dân. Chúng tôi đâu
làm gì sai trái, đâu có cướp giật, tham ô của ai đâu. Chúng tôi đã đơn từ bao
nhiêu năm nay, mà họ dồn chúng tôi vào bước đường cùng, chúng tôi biết làm thế
nào?" Trong chiến tranh sự sang giàu giữa những tầng lớp người dân không rõ nét; nhưng nay khi chấm dứt tiếng súng, bom đạn, các thành phố được xây dựng lại khang trang, các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên, đường xá rộng rãi thẳng tắp, thì người ta lại thấy sự cách biệt giàu nghèo quá rõ.
Nhiều người trở nên giàu có nhờ vào những mảnh đất trước đây là ruộng nương, vườn tược hay thậm chí đất ‘chó ăn đá, gà ăn muối’, mà người muốn có thu nhập từ đất phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được cái ăn.
Người dân mất đất phải tha phương hay ngụ cư trên chính mảnh đất của bao đời cha ông cho đến họ sinh sống. Trước những bất công đó họ chỉ trông chờ vào công lý. Nhưng rồi luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, mà việc khiếu kiện dù có đúng và được trung ương có ý kiến đưa về địa phương giải quyết nhưng rồi như một trái banh, đá qua đá lại, lăn lên lăn xuống. Câu nói từ xưa của dân gian ‘con kiến mà kiện củ khoai’ lại đúng như thời xưa trước.
Chúng tôi đâu làm gì sai trái, đâu có cướp giật, tham ô của ai đâu. Chúng tôi đã đơn từ bao nhiêu năm nay, mà họ dồn chúng tôi vào bước đường cùng, chúng tôi biết làm thế nào?
Một người dân
Bất bình, uất ức, có lúc người dân đã từng hợp lòng đứng dậy như ở Thái Bình
hồi năm 1997. Gần đây vào ngày 5 tháng giêng năm 2012, gia đình ông Đoàn Văn
Vươn tại Tiên Lãng, Hải Phòng phải nổ súng hoa cải và bình ga tự chế khi lực
lượng cưỡng chế tiến vào khu nhà và đất đầm mà họ phải bao năm bỏ công khai
khẩn. Hôm ngày 24 tháng tư vừa qua, người dân tại ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên quyết giữ đất không giao cho chủ đầu tư làm khu đô thị sinh thái như được thông báo; nhưng rồi họ cũng bị lực lượng cưỡng chế ủi sạch ruộng vườn.
Thanh tra chính phủ vào đầu tháng tư vừa qua phải lên tiếng thừa nhận là số lượt người và đoàn người khiếu kiện đông người đã tăng hẳn lên. Cụ thể lượt khiếu nại tăng 50% so với tháng 2 và số đoàn đông người tăng 30%. Thanh tra chính phủ thừa nhận có từ 20-25% vụ khiếu kiện là đúng.
Theo Thanh tra chính phủ việc khiếu kiện đã xảy ra từ nhiều năm qua, mà địa phương không giải quyết đến nơi đến chốn, đùn đẩy, né tránh. Tham nhũng đất đai là căn bện mãn tính, và lòng tham đó khiến nhiều quan chức trở thành ‘dã man’ với chính những đồng bào của họ.
Ngày càng có nhiều người quay lưng lại với nỗi khổ đau của những người dân mà họ nhân danh để tiến hành cách mạng. Sự dã man đó được chính người dân mô tả còn hơn cả ‘đế quốc Mỹ’ trước đây.
Hãy nói thật trước khi quá muộn
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-04-23
Còn một tuần nữa là tới thời điểm kỷ niệm biến cố 30 tháng Tư năm 1975, khi Saigòn thất thủ về tay người CS.Cuộc chiến chưa kết thúc
Biến cố ấy khiến blogger Bùi Minh Quốc một dạo nào hồi tưởng, qua những dòng thơ:Tôi treo lên lá cờ máu
Đau đáu hồn tôi
Giờ này năm ấy
Vẫn ngã xuống bao người
Những người cuối trong trận cuối
Cuộc chiến tranh dằng dặc mấy đời
Nhưng rồi nhà thơ Bùi Minh Quốc mới nhận ra rằng đó chưa phải là trận cuối của cuộc chiến “dằng dặc mấy đời”, mà người dân Việt “vẫn ngã xuống bao người”, trong những năm 1978, 1979, 1988, ngã xuống tại vùng biên giới Tây-Nam, tại vùng biên giới phía Bắc Biển Đông, khi “đồng chí” lộ nguyên hình là lũ giặc, khi các “đồng chí’ không cho ai được nhắc tới. Và tác giả thấy xót xa – lẫn uất hận:
Im lìm phố trưa
Chợt nghe ục vào tai tiếng quát :
“Này bà kia sao chưa treo cờ ?”
Gã công an kinh ngạc
Trố mắt nhìn bà hàng xóm giả lơ
Tôi nhìn lên màu máu rực trên cờ
Thấy người chết bật mồ đứng dậy.
Sắp đến ngày 30 tháng Tư – cũng là sinh nhật của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhưng ông không lo “cái già xồng xộc nó thì theo sau”, mà lo cho quê hương, đất nước. Nhà văn nêu lên một loạt câu hỏi, rằng “sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, đất nước ta đang ở đâu?”, “Sự thật thế nào ?”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Quê Choa, trích dẫn báo Người Lao Động mà lấy làm “ngao ngán”, vì “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore”. Rồi nhà văn bày tỏ nỗi “ngao ngán” này qua bài tựa đề “Hãy nói thật với nhau đi!”.
“Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam ta. Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta. Nhưng tất cả những điều đó cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta. Đọc bài Bàn chân nổi giận của bác Tương Lai thấy đắng cay không thể tả:
“…chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau “sự kiện Tiên Lãng”, số lượt người đi khiếu nại tăng tới 50%, số lượt người khiếu nại tố cáo tăng 50% so với tháng 2, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.” Thế nào rồi cũng có vài quả bom Đoàn Văn Vươn nữa cho mà xem.”
Dân oan ngày càng nhiều
Dân oan trong một lần tụ tập trước trụ sở của Mặt trận Tổ
Quốc Việt Nam
để khiếu kiện. Photo courtesy of danchimviet
Từ tâm trạng “ngao ngán, lại càng ngao ngán hơn”, nhà văn
Nguyễn Quang Lập chuyển sang “nộ khí” trước thực trạng được các quan chức – dù
về hưu hay tại nhiệm – mô tả. Chẳng hạn như nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc
Trìu nhìn nhận việc một số nơi thu hồi đất của nông dân với giá rất rẻ để sau
đó chuyển đổi mục đích sử dụng và bán với giá cao hơn thậm chí gấp 15 lần.
Theo cựu viên chức này thì “chính sách như vậy làm giàu cho một số người mà
làm nghèo nông dân” khiến diễn ra cảnh “bên trong là lễ khởi công, bên
ngoài là những nông dân khiếu kiện”; hay kết luận của Tổng Thanh tra Chính phủ
rằng “Một số địa phương chưa tập trung giải quyết tới nơi tới chốn, còn né
tránh đùn đẩy nên người dân bức xúc. Một số trường hợp còn kết luận không chính
xác nên dân không đồng tình” khiến nhà văn Nguyễn Quang Lập “nộ khí” rằng “Cái
gì cũng chưa… chưa… chưa..”, “một số” và “chưa” nghe nhẹ hều, nghe như chẳng có
vấn đề gì lắm. Chỉ khuyết điểm thôi mà, có sai phạm gì đâu... Muốn văng tục một
câu cho bõ tức…Và tác giả đề nghị “hãy nói thật với nhau đi trước khi quá muộn”:
“Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người.”
Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm.
Nhà văn Nguyễn Quang
Lập
Trong khi blogger Quê Choa “ngao ngán" và “nộ khí” như vậy thì blogger
Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy trong mấy ngày qua có “Ba chuyện làm dư luận sôi
lên”. Chuyện thứ nhất là chuyến công du Châu Mỹ La Tinh của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng thăm Cuba
và Braxil. Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng “rao giảng về CNXH” tại Cuba khiến
blogger Quê Choa “chán như con gián” thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý rằng
“dư luận muốn phát sốt lên vì mẫu tin rất ngắn chỉ vài dòng của TTXVN nói về
việc huỷ bỏ chuyến đi kế tiếp của TBT vì điều gọi là “sự khó khăn đột xuất” của
Braxil. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh mô tả “ Ông Trọng gần như đã đến trước cửa của nước chủ nhà, nhưng rồi người ta đã đóng cửa im ỉm”. Theo tác giả thì cho dù vì lý do gì đi nữa, vấn đề cũng bắt nguồn từ sự khác biệt chế độ chính trị giữa VN và phần lớn còn lại của thế giới, đó là “Độc đảng và dân chủ đa đảng”. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận định:
“Với một nước độc đảng toàn trị như Việt Nam, ông Trọng là lãnh tụ tối cao nhưng với các quốc gia dân chủ đa đảng, ông chỉ là người đứng đầu một tổ chức chính trị của một nước và nguyên thủ quốc gia của họ không thể tùy tiện đón tiếp chính thức những người như vậy.”
Chính quyền đang sợ hãi
Từ trái qua: Bà Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày, blogger Anh
Ba Saigon.
Chuyện thứ hai mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy “làm dư
luận sôi lên” là “cả một bộ máy báo đài của nhà nước được huy động vào việc bôi
nhọ và bới móc đời tư của một người phụ nữ đáng thương” chỉ vì chị phạm “tội”
nhiều lần tham gia biểu tình chống TQ xâm lược và trấn lột ngư dân VN . Người
phụ nữ có tâm huyết với đất nước đó là Bùi Hằng. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc
mắc:
“Thế nhưng không hiểu vì sao nhân phẩm của người phụ nữ đáng thương nầy đang
bị xúc phạm và chà đạp nghiêm trọng bởi các cơ quan truyền thông chính thống
của nhà nước. Bỗng dưng đùng đùng các cơ quan báo đài nầy được huy động vào.
Các cơ quan ngôn luận chính thống ấy dấy lên chiến dịch xúc phạm nhân phẩm
người phụ nữ đáng thương nầy qua hàng loạt tin bài bôi nhọ và bới móc chuyện
đời tư của chị một cách tồi tệ...Với cung cách ứng xử như vậy, không khỏi không làm cho mọi người nghĩ rằng nhà nước đã xem Bùi Hằng là kẻ thù cần phải chà đạp bằng mọi cách …Hay là có một nỗi sợ hãi nào đó đối với người phụ nữ cô thế đáng thương nầy?”
Và chuyện thứ ba, theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, là tin gây xôn xao dư luận khi giới cầm quyền VN chuẩn bị đưa các bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Anh Ba Saigòn Phan Thanh Hải và Sự thật và Công lý Tạ Phong Tần ra xét xử giữa lúc giới cầm quyền bắt giam một cách bí mật và kỳ lạ 3 công dân ấy như giam những “tội phạm an ninh quốc gia cực kỳ nguy hiểm”. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, thì những gì vừa được công bố cho thấy 3 bloggers ấy bị gán tù tội chỉ vì dám viết blog phản biện, nói lên suy nghĩ bất đồng chính kiến, thể hiện hành động yêu nước, trong khi Hiến pháp VN công nhận quyền tự do lập hội, không ngăn cấm người dân biểu tình, Đảng và Nhà nước khuyến khích phát huy dân chủ, phản biện xã hội. Tác giả nêu lên câu hỏi:
“Liệu việc đối xử với ba công dân nói trên có đi ngược lại hiến pháp của Việt Nam? Hay là phải làm vậy vì bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi nào đó? Nếu CNXH là chế độ tốt đẹp và đang phát triển ngày càng vững mạnh như những gì ông Nguyễn Phú Trọng vừa khẳng định ở Cuba thì nhà nước sợ gì vài lời phản biện của một vài blogger hoặc sợ gì một người phụ nữ cô thế đang bị giam giữ để chịu sự cải tạo cưỡng bức như Bùi Hằng?”
Theo báo Người Lao Động, thì 3 bloggers này bị truy tố theo khoản 2 điều 88, bộ luật hình sự vốn quy định tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Qua bài “Kết án theo điều 88 mãi vi phạm quyền tự do ngôn luận”, blogger Nguyễn Ngọc Già lưu ý:
“Điều 88 không có gì mới lạ trong suốt ít nhất hai mươi năm qua. Nó được sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại cho rất nhiều tù nhân chính trị. Điều cần bàn là từ trước tới nay, dù bị nhiều chỉ trích với phân tích, bình luận khoa học, hợp lý từ trong nước ra tới quốc tế, nhưng giới cầm quyền vẫn cố tình giữ nguyên, bất chấp lời kêu gọi xóa bỏ nó. Nhiều người thống nhất với nhận định: đó là điều luật mơ hồ, chủ quan, cảm tính, dùng để áp đặt theo ý muốn của giới cầm quyền hòng khép tội cho những người đấu tranh dân chủ ôn hòa, bất bạo động.
Liệu việc đối xử với ba công dân nói trên có đi ngược lại hiến pháp của Việt Nam? Hay là phải làm vậy vì bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi nào đó?
Nhà báo Huỳnh Ngọc
Chênh
Ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải và cô Tạ Phong Tần chuẩn bị đối mặt
với điều 88 – phi lý và vi phạm công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
mà Việt Nam ký cũng như cam kết thực hiện nhiều năm qua….Nếu vẫn cố chấp kết
tội ông Nguyễn Văn Hải, ông Phan Thanh Hải, cô Tạ Phong Tần, yêu cầu từ nay về
sau, giới cầm quyền Việt Nam không được để người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói
với thế giới: Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận.”Theo blogger Người Buôn Gió thì “ba cái loại blog viết theo cảm hứng” chỉ đề giải toả bức xúc, “dăm ba bạn bè liên kết tự sướng với nhau” thì “gây được hậu quả gì, phá sập bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu bệnh viện, trường học, hại chết bao nhiêu người, làm được cái gì mà gớm đến mức lật đổ chế độ” lại bị cáo buộc vào khoản 2 điều 88 BLHS với khung hình phạt từ 10 tới 20 năm tù.
Blogger Người Buôn gió chua chát rằng cả 3 bloggers Điếu Cày, Anh Ba Saigòn, Sự thật và Công Lý chỉ có 94 bài viết mà gặp nguy cơ đối mặt với án 20 năm tù, mà nếu quy đổi với vụ Vinashin thì mỗi bài viết tương đương với 1 nghìn tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét