Xuân Nhâm Thìn-2012-Hòa Bình Việt Nam ,
Tôi sống giữa dòng đời Việt Nam nước tôi,thật bất ổn và mất bình an.Dù thật hạnh phúc hơn các bạn bè chiến hữu ở hãi ngoại...Nhưng cái giá hạnh phúc tôi phải trả bằng đau đớn,tù đày cải tạo và trong sự miệt thị rẻ khinh của chế độ phân biệt đối xử tàn tệ khi đất nước "Hòa Bình".cho người chiến bại!!!
Xin mượn câu thơ câu thơ:"Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ"
Câu
này là của Tướng Lê Quang Lưởng ( cựu tư lệnh sư đòan Nhảy Dù ): " Xin
quý chiến hữu mặc đồ đen, không mặc quân phục, nếu muốn đến tiển đưa
tôi lần chót" .
Xin cám ơn người bạn đồng tù cải tạo thân thiết, còn nhớ đến tôi khi anh ra khỏi nước mà vẫn chưa thoát trách nhiệm,danh dự tổ quốc trao cho người chiến sĩ tự do QL.VNCH.Và anh đã gởi về an ủi tôi nhân dịp dầu xuân Nhâm Thin đầy hy vọng gặp nhau...Anh Henry Hiệp Nguyên -California thân mến,một lần nữa ,xin cám ơn anh còn nhớ đến tôi.
Tôi nhớ có một vị Tướng-lãnh QLVNCH đã trối-trăn :
- Tôi
làm Tướng không bảo-vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết
theo nước, nên khi tôi chết già hay chết bệnh yêu-cầu đừng phủ quốc-kỳ
lên quan-tài tôi, vì tôi tự biết mình không xứng-đáng được hưởng lễ-nghi
nầy.
Ôi! Dù là một bại Tướng nhưng dám nói một câu đầy liêm-sĩ, đáng được tán dương.
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
Xác thân này đâu chết cho quê hương ?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường !
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách !
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách .
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau !
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào ,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ .
Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi .
Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì ??
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước ,
Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước !
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ .
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ .
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng ,
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng !
Xót thân này khi chết bỏ lại đây !
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai ??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ .
Thắn thía tình bạn là biết khuyến tấn cho nhau biết chọn con đường chánh niệm của đạo Phật làm lợi ích cho đời mình suốt cuộc hành trình còn lại đời mình trong đa đoan thực tại nhân thế là đây!.Chúc anh,và tất cả mọi người thấy đực cờ Vàng phấp phới trên quê hương mà màu cờ sắc áo chưa kịp phủ trên măm mồ vô danh...
Lợi ích của sự thực hành chánh niệm
Chánh niệm là sự an trú tâm ý vào các thiện pháp, không bị
các bất thiện pháp chi phối. Các niệm tưởng có chánh kiến, chánh tư duy
được xem là chánh niệm.
Thanh Tịnh Đạo luận nói: Khi hành giả xa lìa bốn tà niệm thì gọi là an trú chánh niệm. Bốn tà niệm đó là:
1. Cho rằng thân thể là thanh tịnh, tốt
đẹp đáng được yêu chuộng, ưa thích trong khi thân thể vốn bất tịnh do
các duyên giả hợp mà thành.
2. Cho rằng các cảm thọ (lạc thọ, khổ
thọ, bất khổ, bất lạc thọ) là thật nên yêu thích, tham đắm, hoặc chán
ghét v.v.. Nhưng tất cả cảm giác, cảm nhận đều do duyên sinh không thực
thể, không nhất định.
3. Cho rằng tâm thức là trường tồn, bất biến (chấp thường) trong khi tâm luôn thay đổi, vô thường.
4. Cho rằng vạn hữu là thật có, là hữu
ngã, có thật tính trong khi thế giới sự vật hiện tượng là duyên sinh vô
ngã, luôn chuyển biến, đổi thay.
Như thế thì chánh niệm là sự an trú tâm ý vào bốn niệm xứ: Thân thể, cảm thọ, tâm ý và các đối tượng của tâm ý.
Thường
ngày chúng ta để cho tâm chúng ta rong chơi, chạy đuổi theo sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp, chúng ta không có chánh niệm. Khi chúng ta
ngồi lại tụng kinh, niệm Phật, hành thiền v.v.. là chúng ta quay về với
chánh niệm. Chúng ta không để cho tâm rong ruổi theo trần cảnh, không để
cho tâm bị lôi cuốn, ràng buộc bởi các duyên, không để cho tâm lọan
động bởi các niệm tưởng, mà để cho tâm an trú vào các thiện pháp, để cho
tâm thanh tịnh, sáng suốt, đó chính là sống trong chánh niệm. Tuy
nhiên, nếu tụng kinh, niệm Phật mà để cho tâm lăng xăng, thân một nơi mà
tâm một ngả, phan duyên, khởi phiền não, vọng tưởng thì cũng không phải
là sống trong chánh niệm.
Người có chánh niệm biết rõ mình đang
nghĩ gì, làm gì, tâm có phiền não, vọng tưởng hay không, biết rõ đâu là
việc làm đưa đến an lạc, hạnh phúc (hành động thiện), đâu là con đường
đưa đến bất hạnh, khổ đau (hành động bất thiện). Người có chánh niệm ý
thức rõ sự có mặt của mình và những người xung quanh trong từng thời
khắc hiện tại, ý thức rõ những gì đang diễn ra, ý thức được sự sinh
diệt, vận hành của các pháp. Người không có chánh niệm thường sống trong
ảo tưởng, mơ hồ, bị trần duyên lôi cuốn, chạy đuổi theo sắc, thinh,
hương, vị, xúc, pháp dẫn đến tạo nghiệp và cuối cùng là nhận lãnh khổ
đau.
Khi tâm chúng ta không chạy đuổi theo
trần cảnh, không bị ngoại duyên chi phối, bên trong không còn vọng động
móng khởi theo pháp trần, không còn bám víu quá khứ, vọng tưởng tương
lai thì lúc đó không có sự hiện hữu của lo lắng, sợ hãi, bất an, đau
khổ. Khi không có chánh niệm hoặc năng lực chánh niệm quá yếu, con người
dễ bị lôi cuốn bởi các pháp ác, bất thiện (các pháp đưa đến khổ não,
bất an). Trong cuộc sống đời thường, các pháp ấy là: trộm cướp, tà dâm,
rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, xì ke ma tuý, tham đắm tiền tài, sắc đẹp,
danh vọng, đố kỵ, ghen ghét, giận hờn, hơn thua tranh đấu, oán thù
v.v.. Lúc đó chúng ta hoàn toàn bị xâm chiếm cả về thể xác lẫn tinh
thần, chúng ta mất đi nhiều niềm vui, mất đi sự tự do, thanh thản của
tâm hồn, không tìm được hạnh phúc chân thật lâu bền trong cuộc sống.
Chánh niệm chính là nghệ thuật sống tích cực để đời sống chúng ta thật
sự có giá trị và ý nghĩa, để đời sống chúng ta thật sự có hạnh phúc.
Chánh niệm chẳng những là năng lực giúp
chúng ta đạt được đời sống an lạc trong hiện tại và tương lai, mà còn
dẫn đến thành tựu thiền định và trí tuệ giải thoát. Nhưng thực hành chánh
niệm như thế nào để đạt được điều đó?
Đức
Phật dạy chúng ta thực hành chánh niệm về thân thể, về cảm thọ (lạc
thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ), về tâm ý (tham, sân, si, mạn v.v..),
về đối tượng của tâm ý, tức các pháp (tất cả sự vật, hiện tượng tâm lý,
vật lý v.v..)
Trong kinh Niệm Xứ số 10 thuộc Trung Bộ
kinh, Đức Phật dạy các thầy tỳ kheo thực hành chánh niệm bằng pháp môn
Tứ Niệm xứ như sau:
1. Quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
2. Quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
3. Quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Cũng tương tự như kinh Tứ Niệm xứ, trong
kinh Thân hành niệm, Đức Phật dạy về pháp quán thân trên thân có: quán
niệm hơi thở vô, hơi thở ra; quán niệm các oai nghi của thân (đi, đứng,
ngồi, nằm) và quán niệm các hoạt động của thân (đi tới, đi lui, làm
việc, ăn uống, ngủ nghỉ v.v..), biết rõ việc mình đang làm, nhất cử nhất
động đều tỉnh giác ý thức rõ ràng).
Về pháp quán niệm cảm thọ trên các cảm
thọ, Đức Phật dạy trong bài kinh Tứ Niệm xứ như sau: Khi cảm giác lạc
thọ, chúng ta tuệ tri lạc thọ, khi cảm giác khổ thọ, chúng ta tuệ tri
khổ thọ, và khi có cảm giác bất khổ, bất lạc thọ (cảm giác trung tính,
không khổ không vui) thì tuệ tri bất khổ bất lạc thọ. Ta sống an trú
chánh niệm, không chấp trước và biết rõ sự sinh khởi, diệt tận của các
thọ.
Về pháp quán tâm trên tâm, Đức Phật dạy:
Khi tâm có tham, sân, si, chúng ta tuệ tri tâm có tham, sân, si; khi
tâm không có tham, sân, si, chúng ta tuệ tri tâm không có tham, sân, si.
Khi tâm định tỉnh ta tuệ tri tâm định tỉnh, khi tâm tán loạn ta tuệ tri
tâm tán loạn. Chúng ta thường tỉnh giác chánh niệm biết rõ sự sinh
diệt, hiện hành của tâm.
Về pháp “quán pháp trên các pháp”, Đức Phật dạy:
- Đối với năm triền cái (dục tham, sân,
hôn trầm, thuỵ miên, trạo hối, nghi) chúng ta tuệ tri rõ ràng trong nội
tâm có mặt hay không có mặt năm triền cái, tuệ tri rõ ràng sự sinh khởi
và đoạn diệt của năm triền cái.
-Đối với ngũ uẩn, chánh niệm tỉnh giác trước sự tập khởi và đoạn diệt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
- Đối với sáu nội xứ, ngoại xứ, tuệ tri
sự sinh khởi và đoạn diệt của các kiết sử khi sáu nội xứ (mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý) và sáu ngoại xứ (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) tiếp
xúc duyên với nhau.
- Đối với Thất giác chi, tuệ tri rõ ràng
nội tâm có hay không có niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định,
xả giác chi. Thất giác chi sinh khởi và được tu tập viên mãn như thế
nào.
Đối với Tứ thánh đế, như thật tuệ tri
đây là khổ, đây là Khổ tập (nguyên nhân của khổ), đây là Khổ diệt (sự
chấm dứt khổ) và đây là Khổ diệt đạo (con đường đưa đến khổ diệt).
Con đường từ chánh niệm đến thiền định
giúp chúng ta thoát ly khỏi sự ràng buộc, chi phối của các tham muốn,
dục vọng tiêu biểu là sự khao khát, say mê, tham đắm tiền tài, sắc đẹp,
danh vọng, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ…), giúp tâm an định, không còn
những lo lắng, sợ hãi, bất an, đem lại cho chúng ta niềm hỷ lạc từ thô
cho đến tế, hơn hết là niềm hỷ lạc vi diệu mà chỉ có hành giả tu tập
mới có được (đây là sự hỷ lạc do tâm an định, tự tại giải thoát, khác
với sự hỷ lạc tạm thời và đưa đến nguy hại, khổ đau do các dục mang
lại). Gía trị lớn nhất của chánh niệm là làm nền tảng vững chắc cho
thiền định đưa đến thành tựu trí tuệ giải thoát.{Ghi Chép}
Một lần nữa nhắc đến tên anh HIỆP và không quên chúc phúc cho đồng bào Hải ngoại cùng quốc nội một mùa Xuân Hòa Bình-hạnh phúc dân tộc trở về trên quê hương Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét