(08/07/2011 02:41 PM) (Xem: 24)
Tham luận Nhận Định Huỳnh-Mai St.8872 Dạ Lệ Huỳnh Và nhiều Tác Giả
...
E-Hiểm Họa Mất Nước Đến Nơi Rồi!!!
1-BIỂU TÌNH HÀ NỘI - BIỂU TÌNH SÀIGON.
Qua 8 lần biểu tình trong 2 tháng 7-8 vừa qua tại 2 thành phố lớn nhất nước Hà Nội và Sài gòn. Nhưng đa số thành công biểu lộ lòng yêu nước, chống lại Trung Quốc xâm lược một cách ôn hòa {Bất bạo động} ở Hà Nội vẫn hơn Sài Gòn, chỉ có 2 lần:5/7 và 12/7 là thành công còn 6 lần thất bại… dưới sự đàn áp thô bạo của công an mật vụ Tp/HCMbắt bớ giam cầm người biểu tình yêu nước.
HÀ-NỘI,
Hà Nội, người dân yêu nước đi biểu tình có phần dễ dàng, dễ thở hơn nhờ có những nhà cánh mạnh lão thành, nhân sĩ trì thức, bộ đội phục viên và tướng lãnh hồi hưu tham gia biểu tình cùng sinh viên, đồng bào yêu nước biến cuộc biểu tỉnh của dân Hà Nội có gốc gác chánh thống cách mạng nên được sự cả nể của chính quyền và Công an Hà Nội không dám mạnh bạo đàn áp. Vì vậy người dân Bắc có chút thoải mái biểu tình theo văn hóa ngàn năm văn hiến, văn minh dân tộc cũng có những biểu ngữ tờ hịch kêu gọi chống Tầu cứu quốc cũng có những buổi trình diển hòa nhạc công chúng của những nghệ sĩ nhiệt lòng yêu nước hay của những cô gái đẹp thi hoa hậu áo dài thời trang đi biểu tình {cô Kim Tiến thách thức thù cha bị công an Hà Nội đánh chết 5 tháng qua} hay con gái tướng lãnh hồi hưu khoe lưng trần cho nghệ thuật xâm mình rất đẹp 4 chữ “Thù nhà-Nợ nước” kêu loa chống Tầu Cộng xâm lược. Tất cả biến thành một bức tranh yêu nước vô cùng cảm động!? nhưng bên trong cục diện biểu tỉnh còn ẩn tàng, khuất tất lòng yêu nước của nhóm người nhân sĩ trí thức và các nhà cách mạng lão thành các tướng lãnh hồi hưu xuất thân từ chế độ CNXH, nên họ không dễ gì từ bỏ con đường làm cách mạng mà suốt đời họ cống hiến phục vụ. Họ chỉ muốn chỉnh đốn nội bộ và kiện toàn bộ máy chính quyền Cộng SảnVN đủ sức đương đầu Tầu Cộng để đòi hỏi cái quyền Tự Trị của một Tây Tạng thứ 2 cho Việt Nam chư hầu Mất Nước sau khi chiến tranh VN chấm theo số phận Hoàng Sa về tay Tầu Cộng. Vì thế công an của chính quyền Hà nội không thể làm được gì họ, nên gọi là cuộc tụ tập nhóm người làm lể Mết Tinh ủng hộ CSVN, làm lực lượng hậu thuẩn thương lượng chủ quyền với Trung Quốc và công an Hà Nội để yên biểu tình-không khuyến khích và cũng không cho phép-
Posted on Tháng Bảy 13, 2011 by hoangtran204
Một chính quyền mà chỉ chuyên gạt gẩm và lừa dối, tìm đủ thứ các mánh khóe nhỏ nhặt nhất để dối gạt. Lần nầy, họ lừa đảo ngay cả những công dân có trách nhiệm, muốn biết sự thật về chuyện gì đã xẩy ra trong cuộc đàm phán giữa TQ và VN liên quan tới chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Loạt bài và tin tức dưới đây gồm 5 bài, diễn ra từ ngày 2-7 đến 13 tháng 7, cho ta thấy rõ sự trí trá của những người tự xưng là chính quyền! Tóm tắt, loạt bài nầy có nội dung như sau;.
_18 người viết đơn yêu cầu bộ Ngoại Giao cung cấp tin tức về cuộc gặp gỡ đàm phán hôm 25-6-2011 giữa ông Thứ Trưởng Hồ Xuân Sơn và phía TQ liên quan về chủ quyền của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa …
_Bộ Ngoại Giao nhận đơn và hứa hẹn bằng điện thoại rằng họ sẽ liên lạc và đồng ý tiếp nhóm 18 người ở văn phòng Bộ Ngoại Giao vào ngày 8-7…Nhưng đến hẹn, thì họ thay đổi ngày hẹn, và hẹn tới tuần sau là ngày 13-7…Suốt thời gian nầy, được hỏi tại sao không gởi thư mời cho có tính chính danh, bộ trả lời là: vì cấp bách, gởi thư e không đủ thời gian! Về sau, nhóm người nầy còn phát hiện là Bộ Ngoại Giao chỉ gọi phone mời 4 người, chứ không mời cả nhóm 18 người như đã hứa…trong điện thoại.
_Đến kỳ hẹn, Bộ Ngoại Giao thực hiện các điều tráo trở khác. Trong khi 8 trong nhóm 18 người tưởng là Bộ Ngoại Giao giữ đúng lời hứa, nên họ đã ngồi chờ mỏi mòn ngoài quán cafe (ngay trước cổng bộ ngoại giao) từ lúc 7- 8:30 sáng, để hy vọng được vào gặp ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn như bộ ngoại giao đã hứa hẹn. Tuy nhiên, vào buổi sáng 13-8, Bộ Ngoại Giao cho biết người giải đáp các yêu cầu trong bản Kiến nghị lại là một Phó ban Biên giới, ông Trần Duy Hải, chứ không phải ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Và nhân viên Bộ Ngoại Giao cũng không bước qua đường mời nhóm 8 người đang ngồi chờ trong quán cafe ngay trước cổng B.N.G.
Rút cuộc, cuộc hẹn đã không xảy ra, các nhân sĩ rời khỏi quán cafe ra về…
Đối với các nhân sĩ, trí thức, cựu cố vấn của Thủ Tướng, cựu đại sứ, và các cán bộ cấp tướng, cấp tá đã về hưu, có tuổi đời từ 60-90, mà chính quyền Hà Nội còn tìm cách gạt gẫm, hứa hẹn, rồi lật lọng 2-3 lần; đến ngày hẹn, lại tìm cách thay người khác ra tiếp, và còn hạ nhục cả nhóm người nầy bằng cách không cho một nhân viên thư ký sang quán cafe mời cả nhóm 8 người vào gặp, thì ai mà dám vào, với cách làm đó, B.N.G. đã coi khinh cả nhóm 18 người nầy như những đứa con nít, thì chắc chắn chính quyền nầy coi dân chúng của họ cũng chẳng ra gì.
Kết luận: Nên đổi tên Bộ Ngoại Giao thành Bộ Giảo Hoạt mới xứng. Ngẫm nghĩ lại, lời nói nổi tiếng nhất của cựu TT Ng. Văn Thiệu cách đây hơn 40 năm vẫn luôn luôn đúng.
Chi tiết như sau:
—-
Sau khi bản Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc đề ngày 2-7-2011 do 18 người ký tên được LS Trần Vũ Hải trực tiếp đưa đến Bộ Ngoại giao ngày 4-7-2011 và nhận được chữ ký của người tiếp nhận là ông Nguyễn Văn Vượng, Phó phòng tiếp nhận công văn hành chính của Bộ, hết thảy những người đã ký vào Kiến nghị đều trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng một sự đáp ứng chân thành, nghiêm túc của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tối ngày 12-7-2011 tôi đang làm việc thì nhận được một cú điện thoại từ Bộ Ngoại giao gọi đến, xưng danh đầu dây bên kia là một phụ nữ tên Loan trao đổi với tôi. Chị Loan cho biết Bộ có lời mời tôi, một trong những người ký tên vào Kiến nghị đúng 9 giờ sáng mai, 13-7-2011 đến Bộ để được nghe giải đáp về những gì bản Kiến nghị đề xuất. Tôi hỏi lại : “ Tại sao Bộ không gửi giấy mời đến từng người mà dùng hình thức gọi điện ? ” Trả lời : “ Thời gian eo hẹp không gửi giấy kịp khắp tất cả, cho nên đành phải gọi điện cho nhanh ”. Hỏi tiếp : “ Người tiếp chúng tôi trong cuôc họp sẽ là ai ? ”. Trả lời : “ Theo cháu biết thì có một lãnh đạo Bộ ra tiếp và trả lời các bác ”. “ Cũng được ” – tôi nghĩ vậy và cám ơn người gọi rồi ngưng máy.
Xong cuộc gọi điện ấy khoảng 15 phút tôi lại nhận được cú điện thứ hai của một thành viên trong số người ký tên là LS Trần Vũ Hải. Anh báo tin : anh em muốn rằng sáng mai, chúng ta có mặt tại 36 Điện biên Phủ lúc 7 giờ 30 sáng để trao đổi xem ta nên đề nghị vị lãnh đạo Bộ cho ta biết những gì, cốt hướng người giải đáp vào mục tiêu cần hỏi của chúng ta, làm cho cuộc gặp thêm phần hiệu quả.
Lời anh Hải quả hợp ý tôi. Tôi bèn lướt vội các trang mạng Trung Quốc để tìm thêm một số tin mà các trang mạng chính thống Trung Quốc đã đưa về cuộc họp giữa ông Hồ Xuân Sơn với các đồng nhiệm Trung Quốc trong ngày 25-6-2011. Hóa ra tìm được nhiều vô số, trang nào cũng nói những ý tương tự như văn bản tiếng Anh cúa Tân Hoa xã mà Kiến nghị đã lược trích. Rõ ràng là bên họ có sự “ chúng khẩu đồng từ ”, còn bên ta thì lời lẽ xem ra … tránh né và lúng túng. Tìm xong, tôi in sẵn một loạt đề mục chính làm bằng cứ rồi mới yên tâm lên giường nằm ngủ, bấy giờ đã 1 giờ sáng.
Đúng 6 giờ, còn chưa tỉnh giấc thì đã có một cú điện dựng dậy : điện thoại của nhà cách mạng lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ cho biết tối hôm qua cụ cũng nhận được điện từ Bộ Ngoại giao. Bộ còn có nhã ý đưa xe đến đón cụ, ưu tiên người cựu lãnh đạo cao niên của bộ. Cũng vì thế, cụ đổi ý là sẽ lên xe đi thẳng đến Bộ luôn cho tiện, còn anh em chờ nhau tại Café Trung Nguyên thì cứ có mặt ở đấy, đến giờ tất cả cùng vào. Nghe điện cụ xong, không ngủ nán được nữa, tôi trở dậy chuẩn bị làm vệ sinh cá nhân và uống tạm một cốc sữa đậu nành rồi lên đường lúc 7 giờ.
Đến 36 Điện Biên Phủ rất mừng là anh chị em có mặt đã khá đông. Gặp lại các anh Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn quang Thạch, và em Nguyễn Văn Phương, người đọc bản tuyên cáo tại Nhà Hát Lớn trong ngày biểu tình hôm 3-7-2011… Ai nấy đều rất vui. Cảm động nhất là sự hiện diện của GS Hoàng Tụy, người đang có những nỗi buồn riêng trong gia đình thế mà vẫn đến rất đúng giờ.
Từ trái sang : Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Trần Nhương, Nguyễn Văn Phương, người đứng là Trần Vũ Hải
Chuyện trò một lúc chúng tôi xoay vào yêu cầu chính mà bản Kiến nghị đã đề xuất : Rất cần bộ Ngoại giao cho biết nội dung bản thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc gồm những điểm gì ; ngoại trừ những vấn đề thuộc phạm vi bí mật Nhà nước ra còn thì cần được bạch hóa tất cả mọi điều khoản đã ký kết, và càng cần được bạch hoá bản ký kết cuối cùng, ít nhất cũng là trích yếu các điều khoản đó.
Vì đây là vấn đề thiêng liêng thuộc phạm vi lãnh thổ lãnh hải muôn đời của Tổ quốc, Chính phủ muốn ký kết bất cứ nội dung gì đều phải trưng cầu ý dân, ký xong phải thông báo cho dân được rõ. Đây cũng là dịp tìm hiểu xem người đóng vai “ đặc sứ ” của ta (cách gọi ông Hồ Xuân Sơn trong các bản tin Trung Quốc) có rút kinh nghiệm đối phó với con cáo già phương Bắc hay không hay là vẫn cứ dẫm phải vết chân người đi trước, hớ hênh này tiếp theo hớ hênh nọ, mắc mưu người mà cứ tưởng mình “ ăn ” được người (“ Dại rồi còn biết khôn làm sao đây ”).
Ngoài ra, có một đề tài vẫn luôn luôn được Trung Quốc vin vào để biện hộ cho hành vi lấn chiếm biển đảo, trắng trợn bắn giết bộ đội và ngư dân chúng ta trong hàng mấy chục năm nay, đó là bức Công hàm gửi ông Chu Ân Lại của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Bộ Ngoại giao cần cho biết quan điểm chính thức của Nhà nước ta đối với bức công hàm này cũng như những luận cứ Nhà nước đã dùng để trả lời Trung Quốc về bức công hàm này – điều đáng nói là tại sao cho đến nay Nhà nước vẫn chưa công khai hóa quan điểm của Nhà nước về bức công hàm không có giá trị pháp lý đó trước toàn dân ? v.v…
GS Hoàng Tụy ngồi giữa, bên trái là GS Phạm Duy Hiển, bên phải là tác giả, đang trao đổi về những vấn đề sẽ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp diễn ra với vị Thứ trưởng
Tuy vậy, khi hỏi nhau rằng ai nhận được điện của Bộ Ngoại giao vào tối hôm qua thì mới biết, chỉ có 4 người : Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Huệ Chi.
Sao lại như vậy chứ? 4 người trên con số 18 nói lên điều gì? 4 người có đại diện được cho cả 18 người cùng ký vào Kiến nghị không? Vì lẽ gì đến một công dân đáng kính như Giáo sư Hoàng Tụy cũng không nhận được điện mời của Bộ ? Chúng tôi loay hoay mãi mà không tìm ra lời giải cho mấy câu hỏi đầy băn khoăn ám ảnh đó. Ai cũng cảm thấy buổi gặp mặt do Bộ Ngoại giao bố trí có điều gì hơi bất thường, nếu không thì cũng là quá vội vàng, cốt làm cho xong, thiếu một sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Anh Phạm Duy Hiển cho biết nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã gọi điện báo tin anh sẵn sàng từ Đà Nẵng bay ra ngay Hà Nội để dự cuộc gặp sáng hôm nay nếu như trong tay anh có một mảnh giấy của Bộ Ngoại giao đến đúng lúc… Những tín hiệu trước cuộc “ hội ngộ ” như thế quả thực gợi lên nhiều nan đề khó mà tự giải đáp với nhau.
Cuối cùng, đành tìm ra một phương án tạm thời như sau : mọi người hãy ngồi lại để LS Trần Vũ Hải và TS Nguyễn Quang A sang trước xem xét tình hình và đề đạt một thỉnh cầu đầy thiện chí : Bộ Ngoại giao đã muốn gặp cả 18 người ký Kiến nghị thì mời Bộ cử một phái viên sang quán café Trung Nguyên nói một lời mời chính thức để anh chị em yên tâm cùng nhau sang, nếu không, người được mời và người không được mời đều rất khó xử. Hai người tức tốc ra đi.
Một chốc sau anh Nguyễn Quang A trở về cho biết, trước cổng bộ Ngoại giao là cô Loan cùng với hai cán bộ nữa đang đợi chúng ta. Nhưng cô Loan từ chối sang quán café nói lời mời với đoàn, vì theo cô, nơi đấy là một tụ điểm ăn sáng, sang mời không tiện (Hay nhỉ, gửi giấy mời cho tất cả không tiện, gọi điện cho tất cả không tiện, khi anh chị em đến đông đủ, cần một lời mời chính thức cũng không tiện nốt, thế thì phải thế nào mới tiện đây?).
Anh Nguyễn Quang A còn cho biết thêm, xe đón Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đến, Thiếu tướng đang có ý chờ anh em mình. LS Trần Vũ Hải đã vào theo cụ. Tuy nhiên người giải đáp các yêu cầu trong bản Kiến nghị lại là một Phó ban Biên giới, ông Trần Duy Hải, chứ không phải ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn.
Tất cả đều ồ lên một tiếng như một tiếng đáp đồng thanh : Thế thì còn nói gì nữa. Người ta mong là mong nghe những điều đang làm lòng dân xôn xao và nóng hết mọi cái đầu yêu nước, xoay quanh những bản thông cáo báo chí chèo nhau giữa ta và Trung Quốc hơn mười ngày qua, chứ vấn đề biên giới thì các vị đã ký từ đời tám hoánh nào rồi, đâu phải là nhu cầu bức thiết phải giải đáp vào lúc này.
Không cần chờ đợi lâu, đã có ngay một quyết định dứt khoát, dù không ai bàn với ai : TS Nguyễn Xuân Diện thay mặt mọi người sang trả lời với quý Bộ rằng cả 17 người sẽ không sang nếu Bộ không có một lời mời chính thức, vì chúng tôi không cầu mong đến nghe thông tin của Bộ Ngoại giao về biên giới mà theo luật, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ trả lời nghiêm chỉnh Kiến nghị của công dân.
Mặt khác, nội dung bản Kiến nghị liên quan đến những vấn đề hệ trọng vượt ra ngoài quyền hạn một Phó ban Biên giới của Bộ, vì thế nếu không có ông Hồ Xuân Sơn đứng ra giải đáp các thắc mắc của nhân sĩ trí thức nhằm làm sáng tỏ những điều vẫn được đồn đại trong dân chúng về việc “ đi đêm ” giữa ta và Trung Quốc quanh chủ quyền biển đảo, thì cuộc gặp gỡ này hoàn toàn không cần thiết.
Anh Diện nhận lời đóng vai “ ngoại giao ” cho đoàn và chỉ mười phút sau anh trở lại thông báo nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc : anh đã nói lên điều cần thiết có tính chính danh là một lời mời của Bộ, còn không thì đoàn Kiến nghị trước sau cũng có cách để lấy được bản thỏa ước giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là quyền lợi chính đáng của cả dân tộc chứ không phải là một trái núi Făng-si-păng để bày ra thách đố, trong khi, hiện không ít báo chí nước ngoài đang chờ đợi cuộc gặp để hỏi ý kiến về kết quả cũng như tinh thần trao đổi của Đoàn.
Nghe anh Diện nói xong, lần lượt GS Hoàng Tụy, GS Phạm Duy Hiển rồi Trần Nhương, Phạm Xuân Nguyên… mọi người đứng lên, nhìn nhau cười một cái - nụ cười trầm ngâm nhiều ý nghĩa – và nhẹ nhàng chia tay.
Còn câu chuyện ở trong Bộ Ngoại giao, theo lời cụ Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại thì diễn ra theo kịch bản sau : cụ và Trần Vũ Hải đi vào, phòng họp đã có đại diện các ban phòng vụ viện đủ cả. Ông Trần Duy Hải Phó ban Biên giới nói rằng sở dĩ ông được giao đứng ra tiếp đoàn vì ông ta đích thân đi theo Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nên nắm được đầy đủ diễn biến các cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc. Ông cũng cho hay Bộ Ngoại giao đã quyết định mở cổng chính để mời Đoàn sang, nhưng cử một người đi sang đó mời thì không thể làm được. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đáp lời ông : “ Bên ấy hiện có những trí thức nổi tiếng, là chuyên gia hàng đầu trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực, các Giáo sư thứ thiệt chứ không phải loại dỏm, cho nên sự tự trọng đối với họ là biểu hiện nhân cách, không có một lời mời thì họ sang sao được ”. LS Trần Vũ Hải tiếp lời cụ Vĩnh : “ Nếu các ông quyết định không sang mời các vị nhân sĩ trí thức thì hay là ông làm văn bản trả lời chúng tôi có được không ? ” Ông Phó ban Biên giới lắc đầu : “ Có cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đây là người biết rõ, trong nguyên tắc ngoại giao, nhiều điều nói được mà viết ra không được. Hay là thôi, cụ Vĩnh đã có mặt đây rồi, coi như cụ là Trưởng đoàn, tôi cứ xin báo cáo, cụ đại diện cho cả Đoàn nghe vậy ”. Cụ Vĩnh xua tay ngay : “ Không được đâu. Nếu anh coi tôi là người cũ của Bộ, dẫn tôi sang một phòng riêng, kể cho tôi nghe tình hình cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc thì nghe cũng chẳng sao, nhưng còn ngồi ở đây để anh báo cáo thì đâu có được, vì tôi chỉ là một cá nhân ký vào Kiến nghị, tôi làm sao mà thay mặt được cho cả Đoàn, tôi cũng có thì giờ đâu đi báo cáo lại với từng người một. Xin nói lại, những bậc trí thức không sang vì không nhận được lời mời chứng tỏ họ là người coi sự tự trọng là một phẩm chất. Vậy thôi, cuộc họp không thành, xin dừng lại ở đây ”. Thế là cụ và LS Trần Vũ Hải bắt tay quý vị trong bộ Ngoại giao và lên xe ra về.
...
E-Hiểm Họa Mất Nước Đến Nơi Rồi!!!
1-BIỂU TÌNH HÀ NỘI - BIỂU TÌNH SÀIGON.
Qua 8 lần biểu tình trong 2 tháng 7-8 vừa qua tại 2 thành phố lớn nhất nước Hà Nội và Sài gòn. Nhưng đa số thành công biểu lộ lòng yêu nước, chống lại Trung Quốc xâm lược một cách ôn hòa {Bất bạo động} ở Hà Nội vẫn hơn Sài Gòn, chỉ có 2 lần:5/7 và 12/7 là thành công còn 6 lần thất bại… dưới sự đàn áp thô bạo của công an mật vụ Tp/HCMbắt bớ giam cầm người biểu tình yêu nước.
HÀ-NỘI,
Hà Nội, người dân yêu nước đi biểu tình có phần dễ dàng, dễ thở hơn nhờ có những nhà cánh mạnh lão thành, nhân sĩ trì thức, bộ đội phục viên và tướng lãnh hồi hưu tham gia biểu tình cùng sinh viên, đồng bào yêu nước biến cuộc biểu tỉnh của dân Hà Nội có gốc gác chánh thống cách mạng nên được sự cả nể của chính quyền và Công an Hà Nội không dám mạnh bạo đàn áp. Vì vậy người dân Bắc có chút thoải mái biểu tình theo văn hóa ngàn năm văn hiến, văn minh dân tộc cũng có những biểu ngữ tờ hịch kêu gọi chống Tầu cứu quốc cũng có những buổi trình diển hòa nhạc công chúng của những nghệ sĩ nhiệt lòng yêu nước hay của những cô gái đẹp thi hoa hậu áo dài thời trang đi biểu tình {cô Kim Tiến thách thức thù cha bị công an Hà Nội đánh chết 5 tháng qua} hay con gái tướng lãnh hồi hưu khoe lưng trần cho nghệ thuật xâm mình rất đẹp 4 chữ “Thù nhà-Nợ nước” kêu loa chống Tầu Cộng xâm lược. Tất cả biến thành một bức tranh yêu nước vô cùng cảm động!? nhưng bên trong cục diện biểu tỉnh còn ẩn tàng, khuất tất lòng yêu nước của nhóm người nhân sĩ trí thức và các nhà cách mạng lão thành các tướng lãnh hồi hưu xuất thân từ chế độ CNXH, nên họ không dễ gì từ bỏ con đường làm cách mạng mà suốt đời họ cống hiến phục vụ. Họ chỉ muốn chỉnh đốn nội bộ và kiện toàn bộ máy chính quyền Cộng SảnVN đủ sức đương đầu Tầu Cộng để đòi hỏi cái quyền Tự Trị của một Tây Tạng thứ 2 cho Việt Nam chư hầu Mất Nước sau khi chiến tranh VN chấm theo số phận Hoàng Sa về tay Tầu Cộng. Vì thế công an của chính quyền Hà nội không thể làm được gì họ, nên gọi là cuộc tụ tập nhóm người làm lể Mết Tinh ủng hộ CSVN, làm lực lượng hậu thuẩn thương lượng chủ quyền với Trung Quốc và công an Hà Nội để yên biểu tình-không khuyến khích và cũng không cho phép-
Posted on Tháng Bảy 13, 2011 by hoangtran204
Một chính quyền mà chỉ chuyên gạt gẩm và lừa dối, tìm đủ thứ các mánh khóe nhỏ nhặt nhất để dối gạt. Lần nầy, họ lừa đảo ngay cả những công dân có trách nhiệm, muốn biết sự thật về chuyện gì đã xẩy ra trong cuộc đàm phán giữa TQ và VN liên quan tới chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Loạt bài và tin tức dưới đây gồm 5 bài, diễn ra từ ngày 2-7 đến 13 tháng 7, cho ta thấy rõ sự trí trá của những người tự xưng là chính quyền! Tóm tắt, loạt bài nầy có nội dung như sau;.
_18 người viết đơn yêu cầu bộ Ngoại Giao cung cấp tin tức về cuộc gặp gỡ đàm phán hôm 25-6-2011 giữa ông Thứ Trưởng Hồ Xuân Sơn và phía TQ liên quan về chủ quyền của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa …
_Bộ Ngoại Giao nhận đơn và hứa hẹn bằng điện thoại rằng họ sẽ liên lạc và đồng ý tiếp nhóm 18 người ở văn phòng Bộ Ngoại Giao vào ngày 8-7…Nhưng đến hẹn, thì họ thay đổi ngày hẹn, và hẹn tới tuần sau là ngày 13-7…Suốt thời gian nầy, được hỏi tại sao không gởi thư mời cho có tính chính danh, bộ trả lời là: vì cấp bách, gởi thư e không đủ thời gian! Về sau, nhóm người nầy còn phát hiện là Bộ Ngoại Giao chỉ gọi phone mời 4 người, chứ không mời cả nhóm 18 người như đã hứa…trong điện thoại.
_Đến kỳ hẹn, Bộ Ngoại Giao thực hiện các điều tráo trở khác. Trong khi 8 trong nhóm 18 người tưởng là Bộ Ngoại Giao giữ đúng lời hứa, nên họ đã ngồi chờ mỏi mòn ngoài quán cafe (ngay trước cổng bộ ngoại giao) từ lúc 7- 8:30 sáng, để hy vọng được vào gặp ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn như bộ ngoại giao đã hứa hẹn. Tuy nhiên, vào buổi sáng 13-8, Bộ Ngoại Giao cho biết người giải đáp các yêu cầu trong bản Kiến nghị lại là một Phó ban Biên giới, ông Trần Duy Hải, chứ không phải ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Và nhân viên Bộ Ngoại Giao cũng không bước qua đường mời nhóm 8 người đang ngồi chờ trong quán cafe ngay trước cổng B.N.G.
Rút cuộc, cuộc hẹn đã không xảy ra, các nhân sĩ rời khỏi quán cafe ra về…
Đối với các nhân sĩ, trí thức, cựu cố vấn của Thủ Tướng, cựu đại sứ, và các cán bộ cấp tướng, cấp tá đã về hưu, có tuổi đời từ 60-90, mà chính quyền Hà Nội còn tìm cách gạt gẫm, hứa hẹn, rồi lật lọng 2-3 lần; đến ngày hẹn, lại tìm cách thay người khác ra tiếp, và còn hạ nhục cả nhóm người nầy bằng cách không cho một nhân viên thư ký sang quán cafe mời cả nhóm 8 người vào gặp, thì ai mà dám vào, với cách làm đó, B.N.G. đã coi khinh cả nhóm 18 người nầy như những đứa con nít, thì chắc chắn chính quyền nầy coi dân chúng của họ cũng chẳng ra gì.
Kết luận: Nên đổi tên Bộ Ngoại Giao thành Bộ Giảo Hoạt mới xứng. Ngẫm nghĩ lại, lời nói nổi tiếng nhất của cựu TT Ng. Văn Thiệu cách đây hơn 40 năm vẫn luôn luôn đúng.
Chi tiết như sau:
—-
Chúng tôi đi gặp Bộ Ngoại giao
Nguyễn Huệ ChiSau khi bản Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc đề ngày 2-7-2011 do 18 người ký tên được LS Trần Vũ Hải trực tiếp đưa đến Bộ Ngoại giao ngày 4-7-2011 và nhận được chữ ký của người tiếp nhận là ông Nguyễn Văn Vượng, Phó phòng tiếp nhận công văn hành chính của Bộ, hết thảy những người đã ký vào Kiến nghị đều trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng một sự đáp ứng chân thành, nghiêm túc của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tối ngày 12-7-2011 tôi đang làm việc thì nhận được một cú điện thoại từ Bộ Ngoại giao gọi đến, xưng danh đầu dây bên kia là một phụ nữ tên Loan trao đổi với tôi. Chị Loan cho biết Bộ có lời mời tôi, một trong những người ký tên vào Kiến nghị đúng 9 giờ sáng mai, 13-7-2011 đến Bộ để được nghe giải đáp về những gì bản Kiến nghị đề xuất. Tôi hỏi lại : “ Tại sao Bộ không gửi giấy mời đến từng người mà dùng hình thức gọi điện ? ” Trả lời : “ Thời gian eo hẹp không gửi giấy kịp khắp tất cả, cho nên đành phải gọi điện cho nhanh ”. Hỏi tiếp : “ Người tiếp chúng tôi trong cuôc họp sẽ là ai ? ”. Trả lời : “ Theo cháu biết thì có một lãnh đạo Bộ ra tiếp và trả lời các bác ”. “ Cũng được ” – tôi nghĩ vậy và cám ơn người gọi rồi ngưng máy.
Xong cuộc gọi điện ấy khoảng 15 phút tôi lại nhận được cú điện thứ hai của một thành viên trong số người ký tên là LS Trần Vũ Hải. Anh báo tin : anh em muốn rằng sáng mai, chúng ta có mặt tại 36 Điện biên Phủ lúc 7 giờ 30 sáng để trao đổi xem ta nên đề nghị vị lãnh đạo Bộ cho ta biết những gì, cốt hướng người giải đáp vào mục tiêu cần hỏi của chúng ta, làm cho cuộc gặp thêm phần hiệu quả.
Lời anh Hải quả hợp ý tôi. Tôi bèn lướt vội các trang mạng Trung Quốc để tìm thêm một số tin mà các trang mạng chính thống Trung Quốc đã đưa về cuộc họp giữa ông Hồ Xuân Sơn với các đồng nhiệm Trung Quốc trong ngày 25-6-2011. Hóa ra tìm được nhiều vô số, trang nào cũng nói những ý tương tự như văn bản tiếng Anh cúa Tân Hoa xã mà Kiến nghị đã lược trích. Rõ ràng là bên họ có sự “ chúng khẩu đồng từ ”, còn bên ta thì lời lẽ xem ra … tránh né và lúng túng. Tìm xong, tôi in sẵn một loạt đề mục chính làm bằng cứ rồi mới yên tâm lên giường nằm ngủ, bấy giờ đã 1 giờ sáng.
Đúng 6 giờ, còn chưa tỉnh giấc thì đã có một cú điện dựng dậy : điện thoại của nhà cách mạng lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ cho biết tối hôm qua cụ cũng nhận được điện từ Bộ Ngoại giao. Bộ còn có nhã ý đưa xe đến đón cụ, ưu tiên người cựu lãnh đạo cao niên của bộ. Cũng vì thế, cụ đổi ý là sẽ lên xe đi thẳng đến Bộ luôn cho tiện, còn anh em chờ nhau tại Café Trung Nguyên thì cứ có mặt ở đấy, đến giờ tất cả cùng vào. Nghe điện cụ xong, không ngủ nán được nữa, tôi trở dậy chuẩn bị làm vệ sinh cá nhân và uống tạm một cốc sữa đậu nành rồi lên đường lúc 7 giờ.
Đến 36 Điện Biên Phủ rất mừng là anh chị em có mặt đã khá đông. Gặp lại các anh Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn quang Thạch, và em Nguyễn Văn Phương, người đọc bản tuyên cáo tại Nhà Hát Lớn trong ngày biểu tình hôm 3-7-2011… Ai nấy đều rất vui. Cảm động nhất là sự hiện diện của GS Hoàng Tụy, người đang có những nỗi buồn riêng trong gia đình thế mà vẫn đến rất đúng giờ.
Từ trái sang : Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Trần Nhương, Nguyễn Văn Phương, người đứng là Trần Vũ Hải
Chuyện trò một lúc chúng tôi xoay vào yêu cầu chính mà bản Kiến nghị đã đề xuất : Rất cần bộ Ngoại giao cho biết nội dung bản thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc gồm những điểm gì ; ngoại trừ những vấn đề thuộc phạm vi bí mật Nhà nước ra còn thì cần được bạch hóa tất cả mọi điều khoản đã ký kết, và càng cần được bạch hoá bản ký kết cuối cùng, ít nhất cũng là trích yếu các điều khoản đó.
Vì đây là vấn đề thiêng liêng thuộc phạm vi lãnh thổ lãnh hải muôn đời của Tổ quốc, Chính phủ muốn ký kết bất cứ nội dung gì đều phải trưng cầu ý dân, ký xong phải thông báo cho dân được rõ. Đây cũng là dịp tìm hiểu xem người đóng vai “ đặc sứ ” của ta (cách gọi ông Hồ Xuân Sơn trong các bản tin Trung Quốc) có rút kinh nghiệm đối phó với con cáo già phương Bắc hay không hay là vẫn cứ dẫm phải vết chân người đi trước, hớ hênh này tiếp theo hớ hênh nọ, mắc mưu người mà cứ tưởng mình “ ăn ” được người (“ Dại rồi còn biết khôn làm sao đây ”).
Ngoài ra, có một đề tài vẫn luôn luôn được Trung Quốc vin vào để biện hộ cho hành vi lấn chiếm biển đảo, trắng trợn bắn giết bộ đội và ngư dân chúng ta trong hàng mấy chục năm nay, đó là bức Công hàm gửi ông Chu Ân Lại của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Bộ Ngoại giao cần cho biết quan điểm chính thức của Nhà nước ta đối với bức công hàm này cũng như những luận cứ Nhà nước đã dùng để trả lời Trung Quốc về bức công hàm này – điều đáng nói là tại sao cho đến nay Nhà nước vẫn chưa công khai hóa quan điểm của Nhà nước về bức công hàm không có giá trị pháp lý đó trước toàn dân ? v.v…
GS Hoàng Tụy ngồi giữa, bên trái là GS Phạm Duy Hiển, bên phải là tác giả, đang trao đổi về những vấn đề sẽ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp diễn ra với vị Thứ trưởng
Tuy vậy, khi hỏi nhau rằng ai nhận được điện của Bộ Ngoại giao vào tối hôm qua thì mới biết, chỉ có 4 người : Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Huệ Chi.
Sao lại như vậy chứ? 4 người trên con số 18 nói lên điều gì? 4 người có đại diện được cho cả 18 người cùng ký vào Kiến nghị không? Vì lẽ gì đến một công dân đáng kính như Giáo sư Hoàng Tụy cũng không nhận được điện mời của Bộ ? Chúng tôi loay hoay mãi mà không tìm ra lời giải cho mấy câu hỏi đầy băn khoăn ám ảnh đó. Ai cũng cảm thấy buổi gặp mặt do Bộ Ngoại giao bố trí có điều gì hơi bất thường, nếu không thì cũng là quá vội vàng, cốt làm cho xong, thiếu một sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Anh Phạm Duy Hiển cho biết nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã gọi điện báo tin anh sẵn sàng từ Đà Nẵng bay ra ngay Hà Nội để dự cuộc gặp sáng hôm nay nếu như trong tay anh có một mảnh giấy của Bộ Ngoại giao đến đúng lúc… Những tín hiệu trước cuộc “ hội ngộ ” như thế quả thực gợi lên nhiều nan đề khó mà tự giải đáp với nhau.
Cuối cùng, đành tìm ra một phương án tạm thời như sau : mọi người hãy ngồi lại để LS Trần Vũ Hải và TS Nguyễn Quang A sang trước xem xét tình hình và đề đạt một thỉnh cầu đầy thiện chí : Bộ Ngoại giao đã muốn gặp cả 18 người ký Kiến nghị thì mời Bộ cử một phái viên sang quán café Trung Nguyên nói một lời mời chính thức để anh chị em yên tâm cùng nhau sang, nếu không, người được mời và người không được mời đều rất khó xử. Hai người tức tốc ra đi.
Một chốc sau anh Nguyễn Quang A trở về cho biết, trước cổng bộ Ngoại giao là cô Loan cùng với hai cán bộ nữa đang đợi chúng ta. Nhưng cô Loan từ chối sang quán café nói lời mời với đoàn, vì theo cô, nơi đấy là một tụ điểm ăn sáng, sang mời không tiện (Hay nhỉ, gửi giấy mời cho tất cả không tiện, gọi điện cho tất cả không tiện, khi anh chị em đến đông đủ, cần một lời mời chính thức cũng không tiện nốt, thế thì phải thế nào mới tiện đây?).
Anh Nguyễn Quang A còn cho biết thêm, xe đón Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đến, Thiếu tướng đang có ý chờ anh em mình. LS Trần Vũ Hải đã vào theo cụ. Tuy nhiên người giải đáp các yêu cầu trong bản Kiến nghị lại là một Phó ban Biên giới, ông Trần Duy Hải, chứ không phải ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn.
Tất cả đều ồ lên một tiếng như một tiếng đáp đồng thanh : Thế thì còn nói gì nữa. Người ta mong là mong nghe những điều đang làm lòng dân xôn xao và nóng hết mọi cái đầu yêu nước, xoay quanh những bản thông cáo báo chí chèo nhau giữa ta và Trung Quốc hơn mười ngày qua, chứ vấn đề biên giới thì các vị đã ký từ đời tám hoánh nào rồi, đâu phải là nhu cầu bức thiết phải giải đáp vào lúc này.
Không cần chờ đợi lâu, đã có ngay một quyết định dứt khoát, dù không ai bàn với ai : TS Nguyễn Xuân Diện thay mặt mọi người sang trả lời với quý Bộ rằng cả 17 người sẽ không sang nếu Bộ không có một lời mời chính thức, vì chúng tôi không cầu mong đến nghe thông tin của Bộ Ngoại giao về biên giới mà theo luật, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ trả lời nghiêm chỉnh Kiến nghị của công dân.
Mặt khác, nội dung bản Kiến nghị liên quan đến những vấn đề hệ trọng vượt ra ngoài quyền hạn một Phó ban Biên giới của Bộ, vì thế nếu không có ông Hồ Xuân Sơn đứng ra giải đáp các thắc mắc của nhân sĩ trí thức nhằm làm sáng tỏ những điều vẫn được đồn đại trong dân chúng về việc “ đi đêm ” giữa ta và Trung Quốc quanh chủ quyền biển đảo, thì cuộc gặp gỡ này hoàn toàn không cần thiết.
Anh Diện nhận lời đóng vai “ ngoại giao ” cho đoàn và chỉ mười phút sau anh trở lại thông báo nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc : anh đã nói lên điều cần thiết có tính chính danh là một lời mời của Bộ, còn không thì đoàn Kiến nghị trước sau cũng có cách để lấy được bản thỏa ước giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là quyền lợi chính đáng của cả dân tộc chứ không phải là một trái núi Făng-si-păng để bày ra thách đố, trong khi, hiện không ít báo chí nước ngoài đang chờ đợi cuộc gặp để hỏi ý kiến về kết quả cũng như tinh thần trao đổi của Đoàn.
Nghe anh Diện nói xong, lần lượt GS Hoàng Tụy, GS Phạm Duy Hiển rồi Trần Nhương, Phạm Xuân Nguyên… mọi người đứng lên, nhìn nhau cười một cái - nụ cười trầm ngâm nhiều ý nghĩa – và nhẹ nhàng chia tay.
Còn câu chuyện ở trong Bộ Ngoại giao, theo lời cụ Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại thì diễn ra theo kịch bản sau : cụ và Trần Vũ Hải đi vào, phòng họp đã có đại diện các ban phòng vụ viện đủ cả. Ông Trần Duy Hải Phó ban Biên giới nói rằng sở dĩ ông được giao đứng ra tiếp đoàn vì ông ta đích thân đi theo Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nên nắm được đầy đủ diễn biến các cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc. Ông cũng cho hay Bộ Ngoại giao đã quyết định mở cổng chính để mời Đoàn sang, nhưng cử một người đi sang đó mời thì không thể làm được. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đáp lời ông : “ Bên ấy hiện có những trí thức nổi tiếng, là chuyên gia hàng đầu trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực, các Giáo sư thứ thiệt chứ không phải loại dỏm, cho nên sự tự trọng đối với họ là biểu hiện nhân cách, không có một lời mời thì họ sang sao được ”. LS Trần Vũ Hải tiếp lời cụ Vĩnh : “ Nếu các ông quyết định không sang mời các vị nhân sĩ trí thức thì hay là ông làm văn bản trả lời chúng tôi có được không ? ” Ông Phó ban Biên giới lắc đầu : “ Có cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đây là người biết rõ, trong nguyên tắc ngoại giao, nhiều điều nói được mà viết ra không được. Hay là thôi, cụ Vĩnh đã có mặt đây rồi, coi như cụ là Trưởng đoàn, tôi cứ xin báo cáo, cụ đại diện cho cả Đoàn nghe vậy ”. Cụ Vĩnh xua tay ngay : “ Không được đâu. Nếu anh coi tôi là người cũ của Bộ, dẫn tôi sang một phòng riêng, kể cho tôi nghe tình hình cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc thì nghe cũng chẳng sao, nhưng còn ngồi ở đây để anh báo cáo thì đâu có được, vì tôi chỉ là một cá nhân ký vào Kiến nghị, tôi làm sao mà thay mặt được cho cả Đoàn, tôi cũng có thì giờ đâu đi báo cáo lại với từng người một. Xin nói lại, những bậc trí thức không sang vì không nhận được lời mời chứng tỏ họ là người coi sự tự trọng là một phẩm chất. Vậy thôi, cuộc họp không thành, xin dừng lại ở đây ”. Thế là cụ và LS Trần Vũ Hải bắt tay quý vị trong bộ Ngoại giao và lên xe ra về.
Gửi ý kiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét