Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Hồi Ký:BÀ MẸ SAY-P3

Người mẹ say…3 (22/08)
(08/21/2011 03:02 PM) (Xem: 15)
Tác giả : Dạ Lệ Huỳnh
Bà Mẹ Say hay Những dòng đời nghiệt ngả (*) được tác giả Dạ Lệ Huỳnh trình bày qua bối cảnh miền Nam sau ngày 30/04/1975 bị Cộng sản Việt Nam chiếm đóng.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước Tập truyện hồi ký Bà Mẹ say.
Ban biên tập Lịch Sử Quân Sử Việt Nam (http://quansuvn.info).
(*) Tựa nhỏ do LSQSVN bổ túc
Dạ Lệ Huỳnh
Cựu Đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đơn vị sau cùng: Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH/TCQH
2 năm rưỡi tù Cộng sản.
...
Trong chuyến di tản chiến thuật của quân đoàn 1, em của anh là vợ sắp cưới của cấp chỉ huy cũng theo gia đình vợ con anh chị mình trở về Saigon ra mắt “Bà mẹ say”. Cứ tưởng là buồn trong rút quân mà vui trong dịp cưới. Các chị em trong khu gia binh đồn điếu với nhau và kéo nhau lên trạm xá quân y xin cấp thuốc ngừa tránh thai cho đàn bà con gái trong khu trại, gây nên hiện tượng sốt thuốc ngừa thai không có trong quân đội. Vì không có thuốc, vợ con lính đổ dồ ra phố chợ bỏ tiền túi ra mua thuốc ngừa tránh thai…tại các tiệm thuốc tây tư nhân hết sạch thuốc, gây hoang mang “có lý” cho các phụ nữ bên ngoài đang có phong trào vượt biên muống tránh đổ vở và bảo vệ hạnh phúc gia đình cho chồng con, nếu vượt biển chẵng may bị cướp biển Thái Lan hãm hiếp, giết người được chúng tha mạng sau khi thoả mãn thú tính dã man để trở lại chồng con. Vừa nói anh vừa khóc nức nở cảm thương cho số phận nữ lưu hào kiệt đàn bà Việt Nam trung trinh tiết nghĩa thời chồng thời loạn lạc chiến tranh. Và anh khóc nhiều hơn cho vợ, hai con anh cùng em gái phu nhân sắp cưới của cấp chi huy cứu sống mình, mang thai ba tháng đã chết tức tưởi trên bải biển chưa kịp xuống tàu di tản, vì pháo kích của giặc Cộng bắn chặn đầu dân chúng di tản làm chết vô số khá đông dân thường và vợ con lính tráng của các đơn vị rút quân khỏi Quân Đoàn 1 đang chen chút lên tàu. Các tàu ra biển có hạm đội 7 của Mỹ rước ngoài khơi cho người tỵ nạn, hoặc chạy theo chồng suôi Nam vào Saigon. Xác chết người dân nằm rải rác dọc bải biển, máu loang đỏ thắm từng đợt sóng biển xô vào bờ bải đầy xác người…Thương tâm và đau lòng nhất là chuyến tàu cuối của đoàn người di tản theo đoàn quân bị trúng đạn phào của Cộng quân trong đất liền bắn vói theo…trúng tàu bốc cháy dữ dội rồi chìm dần dưới biển không một người nào thoát chết. Vợ con anh và em gái của anh mằm lại đây trong nghiệt ngã chiến tranh và tàn bạo mất tính người của giặc cộng Miền Bắc.
Mẹ tôi đến thăm anh “Thành Cụt”phế binh trong tình trạng rất tỉnh táo như chưa bao giờ biết say nên anh xích lô lính cũ yên tâm để mẹ tôi ở lại thăm chơi với anh Thành Rồi đạp xích lô đi kiếm ăn.
Nhà anh Thành cụt chân nay dọn về chân cầu Ông Lãnh vì nhà của ba mẹ anh sống nhờ bị nhà nước Cộng Sản đánh tư bản đuổi đi vúng kihnh tế mới hết rồi… còn lại mình anh phải bám vào thanh phố mà sống dưới chân cầu kiếm sống hằng ngày bằng nghề bán vé số…nên nhà anh không có số giữa cái phố đổi tên trên cái quê hương lưu đày nầy?...
Lấy giạ  chân cầu làm nhà cùng với vài ba gia đình đồng cảnh ngộ như anh không muốn đi vùng kinh tế mới để lại nhà cho chính quyền Cách Mạng Cộng Sản chia nhau chiếm giữ nhà dân. Chỗ anh ở chỉ đễ đủ chiếc xe lăn bán vé số và bộ vạc giường lót trên đất trải chiếu ngủ qua đêm những khi mưa gió trở trời.Nơi anh ở không phải là nhà, giữa phố đổi tên sửa đường nên khó tìm nơi anh ở trên đất Saigon biến đổi chiến tranh cho những mãnh đời khốn khổ của những kẻ chiến bại như anh…
Bà rất vui khi gặp lại anh và cái vui nào cũng có rượu đi kèm đó là đặc tính của dân Miền Nam người Saigon chân thành hiếu khách “Không say Không về” của bợm nhậu như bà mẹ say của tôi. Cũng vì khề khà nhậu nhẹt nên bao nhiêu chuyện buồn đời…họ điều trút bỏ vào ly rượu rồi cùng nhau uống chén đắng cay nồng thế sự sau hồi cuộc chiến…
Bà mẹ say bất kể bệnh tình con bà khuyên bảo…một hai chun rượu đế Hốc Môn Bà Điểm đâu thỏa tình quân dân cá nước lâu ngày gặp lại…Con sâu rượu trong bà bắt đầu ngọa-quậy nói lên khí thế hào hùng trong nỗi nhớ thương con bà trổi dậy trong lòng nên rủ Thành Cụt lên xe tăng cải tiến cho bà kéo đi mua thêm rượu và mồi nhậu…Thành cũng là tay”lưu linh”-bợm nhậu-thỗ địa nơi nầy nên biết nơi đâu có rượu ngon và đồ nhấm rượu sành điệu nghệ dân nhậu.
Tuân lệnh mẹ. Thành leo-lên chiếc “tăng” cho bà kéo đi trong hơi men chếnh choáng của vài ly sơ-khởi cho nóng người…
Thật ra trong túi hai người bạn say vong niên nầy như hai mẹ con lâu ngày gặp lại nhau nhưng không tiền nhậu rượu.Sẳn trong túi còn một sắp vé số mới lảnh về chưa kịp bán ở đại lý xé số trả tiền sau giờ xổ-có thế chân-Thành yên chí và hăm hởi lên xe cho mẹ kéo vừa đi bán vé số vừa có tiền mua rượu.
Chiếc tăng ộp ẹp phát tiếng kêu rồ rồ…của bốn bánh thiếu dầu mở nghiến trên mặt đường nhựa đá ghồ ghề đầy ổ gà nham nhở phát ra tiếng kêu khủng khiếp, rít thét trong không gian hỗn độn xe và người bát nháo chạy vại kiếm cái ăn…Thành Cụt phải lấy hai tay xỏ vào đôi dép chỏi xuống phụ sức đẩy cho mẹ kéo đi và vỗ về chiếc tăng: ”Thôi đừng khóc nữa chiến hữu của tôi…”có mẹ đến thăm và không kéo nồi em đâu?.., vì mẹ yếu sức lắm rồi.
Ra tới đoạn đường bằng phẳng dưới dốc chân cầu và tiếp tục lộ trình bán vé số nhắm hướng chợ Saigon bươn tới để kiếm tiền mua rượu hai mẹ con uống.
Các chị bán hàng rong buôn gánh bán bưng hay bị công an rượt bắt, những anh lái xe ôm, những chú xe ba gác đạp, những bác xích lô già toàn là lính ngụy và vợ con họ phải lao động nô dịch-phục dịch- như thế nầy để kiếm sống. Vì lý lịch ba đời quân ngụy khó mà tìm công ăn việc làm công sở chính quyền, hay làm công nhân quốc doanh cho chúng. Dân ngụy là bị gạt qua bên lề xã hội của chúng phân biệt đối xử như kẽ thù bị chiếm đóng của phát xít Nhật Bản. Họ thương quen biết người bạn già cụt chân bán vé số, nay lại có thêm một bà lão đáng mẹ kéo chiếc tăng cho bạn già, thật tội nhiệp đáng thương cho bà lão. Để chứng tỏ cho  giới lao động nô dịch thường quen biết, mọi chuyện vẫn bình thường như mọi ngày không gì thay đổi, anh cất tiếng ca vé số bắng chiếc loa phóng thanh,dụng cụ hành nghề của người bán vé số dạo kiếm ăn…Ca bài Sắc hoa màu nhớ, Tình anh lính chiến, và Kỹ vật cho em, Nỗi buồn hoa phượng…làm xúc động lòng người nghe đến rơi nước mắt…Đây là những bài hát nhà nước cộng sản cấm, nhưng đây là”thương hiệu ca của vé số do người già tàn tật sinh sống, do đó người ta cùng không muống bắt giam người già cụt chân cho đỡ tốn cơm nuôi họ.Vả lại họ cụt chân cũng không chạy đi đặt bom mìn khủng bố phá hoại chính quyền cách mạng thì lý do gì để bắt?. Không như ngày xưa tại các chợ búa trướng học khu vui chơi giải trí công cộng đều bị Viêt Cộng đặt mìn và pháo kích vào dân trước 30-4-1975. So với vé số chỉ mang đến vận hên may mắn hy vọng cho mọi người không phải là khủng bố…
Trái lại bằng một ý nghĩ hay nhận thức nào đó? sự hiện diện các thương phế binh, cô nhi, tử sĩ chế độ Saigon sống lầm than khổ não đã nói lên được sự chiến thắng của họ, nhưng cái thắng trong bạo ngược và hung tàn…mà họ cần phải nhân ái, có tỉnh thương hơn hỡi con người Cộng SảnVN?...Cần cám ơn kẻ chiến bại…để có chiến thắng cho họ ngày hôm nay??? Thật đau xót vô cùng nói lên sự nghiệt ngã của chiến tranh của người lính VNCH vì Tự-Do mà trở thành kẻ mất tự-do trong “Cụt chân đi đứng” và bỏ xác trong tù cải tạo. Bằng lời ca tiếng hát thương tâm trách hận của người lính chiến bại: “…Viên đạn đồng đen anh cho em làm kỷ vật…anh trở về là viên tướng cụt chân…”
Lời ca thãm thiết chiến tranh làm mẹ tôi choàng tỉnh cơn say và bật khóc òa giữa phố chơ đông người. Bao nhiêu người cứ tưởng mẹ tôi điên. Không, mẹ tôi không điên, mẹ khóc vì không gặp mặt lại đứa con chết ở mặt trận chiến trường để mẹ cài hoa tên hòm gổ phủ cờ cho con. Tiếng ca trong loa vội vàng cắt đứt, mọi người xúm lại dìu mẹ tôi vào vệ đường để bà ngồi một mình khóc ngất cho vơi nỗi đau thương chất chứa trong lòng bà mẹ lính say…
Trên bước đường suôi ngược đủ mọi thành phần của phố chợ đa đoan tất tả cho cuộc sống, người ta cũng vẫn dành những phút mặc niệm “Anh hùng chiến bại Saigon”cho những người lính cũ VNCH và mọi người xúm lại mua hết vé số…để đưa bà cụ về sớm nghỉ ngơi…
Mẹ tôi không chịu về và muống tiếp tục lang thang trên đường phố khu vực chợ Saigon và ôn lại những kỹ niệm lỗi lầm đau thương của mẹ đi biểu tình phản chiến,tổ chức Ni Sư tuyệt thực, các Sư Thầy tự thiêu, phật tử giữ chùa chống đối chính quyền Saigon là những nguyên nhân sâu xa  dẫn đến mất Miền Nam do những hành động “Đâm sau lưng chiến sĩ”, “Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của giáo hội Phật Giáo phản chiến. Gây nên cái chết của con trai bà cùng con dâu và cháu nội chưa gặp mặt của bà…
Tâm tư mẹ  ray rứt muộn phiền hơn chiếc lá héo mùa thu của than xác bà đang trở lại giữa dòng Saigon với tâm trạng nuối tiếc quê hương mất mát có phần tham dự của bà cùng tại công trường Quách Thị Trang chợ Bến Thành. Thu Saigon nay xao-xác qúa…và bà đã sống lại tâm trạng con bà người lính chiến mất Tự-Do cho quê hương nếu con vẫn còn sống tới ngày hôm nay, thì cũng trên chiếc xe lăn nầy mà ngâm khúc tình ca “Súng gãy tan hàng”.
“Giữa quê hương sao súng…phải cong nồng???
Tiếng khóc quê hương….chìm trong góc phố,
Quan tài phủ bạt …đẫm mưa lề đường…
Quê hương ta đó vỉa hè…làm chứng,
Buồn cố hương …chìm-nổi biết bao Thu…
Dạ Lệ Huỳnh.8872


facebooktwitter
Gửi ý kiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét