Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

[Tài liệu lịch sử] Bằng chứng về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại chiến trường Đông Dương


[Tài liệu lịch sử] Bằng chứng về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại chiến trường Đông Dương

Published on August 31, 2014   ·   No Comments
Những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều dẫn liệu cũng như luận cứ nhằm giải ảo cái huyền thoại “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mà trong suốt nhiều thập niên, nhờ nó, Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra được quanh mình một vầng hào quang khiến đa phần người dân tin theo. Trước nhất là sự can dự mạnh mẽ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng các hình thức viện trợ quân sự và huấn luyện sĩ quan cho lực lượng Việt Minh ; sau nữa là tình trạng thực của Việt Minh sau khi bị đẩy lên núi rừng Việt Bắc. Đoạn phim ngắn dưới đây do hãng Universal Studios quay tại Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1954, không hẳn sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm sự thật lịch sử từ quý độc giả, nhưng tin rằng sẽ gây sự hứng thú để quý vị mở rộng hơn nữa tầm biện luận để chúng ta có được bức tranh lịch sử chân thực nhất. Mọi quan điểm phản hồi mong quý độc giả comment lịch thiệp dưới bài viết, hoặc gửi về hộp thư TTXVA dưới dạng bài viết riêng !
1951 French Indochina - Vietminh Prisoners
Bức ảnh này chỉ có tính minh họa, không trực tiếp liên hệ tới nội dung bài viết.
Như trong bài viết trước chúng tôi đã nêu, tình thế của lực lượng Việt Minh sau Chiến dịch Nà Sản (1952) thực sự vô cùng bức bách. Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Việt Minh – ông Võ Nguyên Giáp – đã tung vào cụm cứ điểm Nà Sản ba đại đoàn mạnh nhất và chuốc lấy thảm bại, thậm chí không giành được bất cứ triển vọng nào về mặt chiến lược. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ Việt Minh (sự kiện Chỉnh huấn – 1951, ban lãnh đạo kháng chiến không đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của đồng bào tản cư…) khiến một làn sóng “rentrer” bùng phát trong giai đoạn 1951 – 1952 (mời quý vị đọc lại hồi ký của các nhân vật đã từng trải qua thời kỳ đó : Bùi Tín, Phạm Duy…). Thực tế rõ ràng là, cứ giữ nguyên tình trạng khốn quẫn như vậy thì sẽ không có bất cứ “chiến thắng oanh liệt” nào cả, tổ chức Việt Minh có lẽ tự rã ngũ chỉ trong thời gian ngắn. Bởi vậy, bất cứ ai cũng có thể làm phép suy luận đơn giản : Khi bị dồn tới bước đường cùng, dẫu là ma quỷ thì ban lãnh đạo Việt Minh cũng sẵn sàng cộng tác, miễn thoát khỏi tình trạng này, huống hồ đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc – tổ chức mà từ lâu Việt Minh đã có sự quan hệ. Bề ngoài, chính phủ Mao Trạch Đông tỏ ra hào phóng hết thảy các nhu cầu vật chất, nhưng họ ngầm thảo sẵn một kế hoạch lệ thuộc hóa tổ chức Việt Minh, để từ đó gieo rắc tầm ảnh hưởng xuống khu vực Đông Nam Á.
Đã có nhiều kiểm chứng về sự hiện diện của phái đoàn cố vấn quân sự cao cấp Trung Quốc tại Việt Nam (miền Bắc từ giai đoạn Chiến tranh Việt-Pháp và miền Nam trong thời kỳ chiến tranh hai miền), nhưng chưa có bất kỳ dẫn chứng nào cho thấy Trung Quốc can thiệp bằng lực lượng vũ trang chinh quy. Đây thực sự là một thiếu sót cần được các chuyên gia phân tích khắc phục trong tương lai gần, có như vậy mới mô tả được đầy đủ tính chất quốc tế của cuộc Chiến tranh Đông Dương, đồng thời phản ánh rằng nó không thuần túy chỉ là cuộc chiến giữa kẻ xâm lược và người chống xâm lược. Hơn nữa, điều đó sẽ đẩy lùi nguy cơ khiến Việt Nam nổi lên như một trường hợp kỳ dị trong các lĩnh vực sử học, xã hội học, địa chính trị khi mà quốc gia này dường như không tuân theo bất cứ xu thế vận động nào của thế giới – một quốc gia nằm ở nơi giao tranh giữa các thế lực lớn mà có vẻ như chẳng can hệ gì tới những mâu thuẫn đó. Hay phải chăng nước Việt Nam là đảo Bồng Lai, người Việt Nam là tiên ?
Đoạn video mà chúng tôi cung cấp dưới đây nằm trong chương trình Universal-International News, nó có tiêu đề là : “Đông Dương – Phe Đỏ dốc toàn lực khi Đàm phán Geneva cận kề” (Indochina – Reds go all-out as Geneva Parley nears).
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 01

            https://www.ttxva.net/wp-content/uploads/2014/08/%C4%90%C3%B4ng-D%C6%B0%C6%A1ng-Phe-%C4%90%E1%BB%8F-d%E1%BB%91c-to%C3%A0n-l%E1%BB%B1c-khi-%C4%90%C3%A0m-ph%C3%A1n-Geneva-c%E1%BA%ADn-k%E1%BB%81.mp4?_=1
Phần thuyết minh :
As the fateful Geneva conference approaches, Reds throws everything they have but supply line leading to Dien Bien Phu which has become symbolic of the outcome of the war in Indochina. A Haiphong – Hanoi road is mined. Hanoi and the seaport town of Haiphong form a vital air-sea link to a beleaguered garrison which has now withstood more than a month of sea. Wounded men and damaged equipment are the daily toll as the Reds hammer incessantly at the (…) which is keeping Dien Bien Phu in a fight. Not only is the road under attack, but the paralleling rail line is light nightly in a desperate but (…) effort to knock out the supply route which may spell victory or defeat for the gallant French defenders and which may have an important psychological effect on the conclusion reached at the forthcoming parley at Geneva. (…) efforts keep the railroad in commission as labor battalions toil round the clock to keep rolling stock moving. With the fate of Southeast Asia in the balance, the battle of supply must be won.
Trong khi hội nghị Geneva định mệnh đang đến gần, phe Đỏ [Việt Minh] ném tất cả những gì mình có trừ con đường tiếp tế vào Điện Biên Phủ vốn đã trở thành biểu tượng của hậu quả cuộc Chiến tranh Động Dương. Tuyến đường Hải Phòng – Hà Nội bị gài mìn. Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng tạo thành một tuyến đường không-hải huyết mạch đến một đơn vị đồn trú bị vây hãm đã trụ vững hơn một tháng nay. Thương binh và thiết bị hư hỏng là những thiệt hại hàng ngày khi quân Đỏ tấn công liên tiếp khiến Điện Biên Phủ luôn trong tình trạng chiến đấu. Không chỉ đường bộ bị tấn công, mà các tuyến đường sắt cũng bị phá nổ hằng đêm trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm triệt hạ đường tiếp tế, điều có thể báo hiệu chiến thắng hoặc chiến bại cho những binh sĩ Pháp quả cảm và có thể tác động tâm lý quan trọng đến thỏa thuận đạt được trong cuộc đàm phán sắp tới tại Geneva. Những nỗ lực đã giữ cho đường sắt hoạt động khi các tiểu đoàn công binh làm việc vất vả suốt ngày đêm để các đoàn tàu được thông suốt. Với số phận của Đông Nam Á hiện đang ở thế cân bằng, phải chiến thắng trong cuộc chiến hậu cần.
Phần giới thiệu :
Chinese soldiers cut the supplies and mine the roads in Vietnam
Chinese soldiers at Indo supply lines in Vietnam. Red Forces walk along a road and cut vital supplies to besiege Dien Bien Phu. Roads leading to the seaport of Haiphong are mined. Smoke rises. Views of damaged equipment and wounded men. Sign of “Ben Yen NH 2cs, Hanoi 28 cs”. Vehicles pass on the highway. Vietnamese men repair railroads which are mined. A train passes after overhauling. Location : Vietnam. Date : April 15, 1954.
Lính Trung Quốc cắt đường tiếp tế và gài mìn trên các tuyến đường tại Việt Nam
Lính Trung Quốc ở những tuyến tiếp tế tại Đông Dương. Quân Đỏ đi dọc tuyến đường và cắt nguồn tiếp tế sống còn nhằm bao vây Điện Biên Phủ. Những tuyến đường dẫn tới cảng Hải Phòng bị gài mìn. Khói tỏa khắp nơi. Cảnh những thiết bị hư hỏng và thương binh. Biển chỉ đường ghi “Ben Yen NH, 2 cây số. Hanoi, 28 cây số”. Xe tải chạy trên quốc lộ. Người Việt Nam sửa chữa đường ray bị nổ mìn. Một đoàn tàu chạy qua sau khi sửa xong đường ray. Địa điểm : Việt Nam. Ngày 15 tháng 4, 1954.
Phụ chú :
Ben Yen NH : Tức thị trấn Bần Yên Nhân [chính tả cũ : Bần-yên-nhân] (thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng chạy qua Bần Yên Nhân nay được gọi là Quốc lộ 5A. Do tấm biển chỉ đường lỗ chỗ vết đạn nên giới phóng viên Mỹ không đọc được.
The Reds, Red Forces : Cách gọi trừu tượng hóa của giới truyền thông quốc tế đối với phong trào cộng sản và các tổ chức thân cộng sản, chúng thậm chí được chấp nhận tại các nước cộng sản. Trong ngữ cảnh của bản tin này, “Reds” là mô tả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tổ chức Việt Minh, “Red Forces” để mô tả Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc hoặc lực lượng vũ trang Việt Minh.
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 02
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 03
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 04
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 05
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 06
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 07
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 08
Indochina - Reds go all-out as Geneva Parley nears 09
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi chỉ nhắn nhủ quý vị rằng : Kể từ bây giờ, người Việt Nam có thể ngưng các hoạt động kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ được rồi !

Nguồn:  https://www.ttxva.net/bang-chung-ve-su-hien-dien-cua-quan-doi-trung-quoc-tai-chien-truong-dong-duong

TRI ÂN CÁC ANH...TPB/VNCH

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiF3qbUSmhj5AK7JeCdWRl7eor0VZuhkjJ95I1CCqW5bJJNjXSa1X4Np09TX1LS-kYQhl2kEXrkISRQs34SeB6HJvZVoxY0H4W-ufisB6QQXbpcjv4v2kDCwJRItyNkb7d3NnZL9ZHH32zr/s1600/18082011197_1(2).jpg 
Mai Nguyễn Huỳnh - 
TRI ÂN CÁC ANH...TPB/VNCH
 
Xin chia sẻ bài viết ân tình, nhớ ơn TPB/QL.VNCH của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (DCCT SG), trên Blog Mai Đây Hòa Bình. Phổ biến tình thương đến đồng đội và đồng loại kém mai mắn hơn chúng ta....Đó là TPB.QLVNCH đã bỏ lại một phần cơ thể mình trên chiến trường, khắp 4 vùng chiến thuật Miền Nam, trong công cuộc bảo vệ Tự Do Miền Nam VNCH- Rất cảm ơn Thuy Truong
Huỳnh Mai St.8872



Thuy Truong đã thêm 7 ảnh mới.
2 giờ ·
Sài Gòn: 59 Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa được khám chữa bệnh
VRNs (30.08.2014) – Sài Gòn – Trong khuôn khổ chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH), hôm nay (26/8/2014) Văn phòng Công lý & Hòa bình (CL& HB) thuộc Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (DCCT SG), tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho TPB VNCH. Chương trình khám chữa bệnh được sự tham gia của hơn 20 Bác sỹ và các thiện nguyện viên từ nhiều nhóm và hội đoàn khác nhau như nhóm Enter, nhóm Thánh ca tiếng Anh, nhóm Jesu yêu bạn và các chức sắc tôn giáo thuộc Hội đồng Liên tôn như Phật giáo, Cao Đài, Tin lành, Phật Giáo Hoà Hảo,…
Từ sáng sớm, 59/63 anh TPB đã tập hợp đông đủ và được ban tổ chức bố trí xe chở đi xét nghiệm máu tại 2 trung tâm xét nghiệm uy tín của Saigon, khám cận lân sàng, sau đó về lại VP CL& HB để được các nhân viên văn phòng CL& HB tham vấn về nhu cầu trang bị xe lăn, chân giả, bảo hiểm y tế … hầu có kế hoạch giúp đỡ.
Sau giờ cơm trưa thân tình, các anh TPB VNCH được các y bác sỹ tiến hành khám sức khỏe tổng quát và tư vấn về tình hình sức khỏe cũng như bệnh tình…cụ thể 6 phòng khám đã được bố trí: mắt, răng, tai mũi họng, Nội, Ngoại tổng quát, Ngoại chỉnh hình.
Chú Trần Văn Na là TPB VNCH thuộc Địa phương quân vùng IV, trong cuộc chiến chú bị gãy chân phải, mang thương tật 60%, hôm nay chú Na cảm thấy rất hạnh phúc khi được các bác sỹ khám sức khỏe, chú Na bày tỏ lòng biết ơn các linh mục DCCT VN đã tổ chức chương trình, qua chương trình này mà anh em TPB VNCH có những giây phút được bác sỹ chăm sóc sức khỏe rất tận tình, chú Na cho biết đội ngũ Y Bác sỹ khám tổng quát hết, bác sỹ tư vấn rất ân cần, hồ sơ bệnh lý được lưu lại để tiếp tục theo dõi điều trị. Nhóm của chú Na có 8 người và đã được khám chữa bệnh trong đợt này. Tuy nhiên chú cho biết thêm là còn rất nhiều người bạn của chú đều là TPB VNCH mang thương tích và nhiều bệnh nặng hơn rất nhiều và chú mong muốn những người bạn ấy sớm được khám chữa bệnh trong lần tới.
Trong vai trò là một thiện nguyện viên phục vụ công tác ghi danh thu thập hồ sơ bệnh lý bạn Ánh cho biết, hôm nay trên danh sách có 63 chú TPB đến khám chữa bệnh. Bạn Ánh rất vinh dự và hạnh phúc khi may mắn có được cơ hội giúp đỡ các chú TPB VNCH, bạn cho biết hầu hết các chú TPB VNCH có hoàn cảnh rất thương tâm như gia đình khó khăn, tật nguyền đi lại khó khăn…, và bạn rất muốn được giúp đỡ các chú nhiều hơn nữa.
Trong vai trò là người Điều dưỡng chị Mai cảm thấy khâu tổ chức rất chu đáo, tổ Khám bệnh rất tự hào trong việc làm ngày hôm nay. Chị Mai thấy các ông TPB VNCH rất vui, dường như các ông TPB VNCH rất vinh dự khi được đến đây để khám chữa bệnh, họ vui mừng kể lại quá trình họ bị thương rồi mang thương tật, chiến tích, trúng đạn ngày tháng năm nào… , rồi cuộc sống của họ phải trải qua từ đó tới nay đã hơn 40 năm.
Cuối buổi khám chữa bệnh cho TPB VNCH, toàn thể hơn 20 Y Bác Sỹ, các hội nhóm thiện nguyện cùng ngồi lại với ban tổ chức chương trình để cùng nhau thảo luận chung về tình hình, cũng như đề ra kế hoạch tiếp tục khám chữa bệnh cho TPB VNCH trong những lần tới.
1. Cảm nhận của các hội nhóm sau buổi khám chữa bệnh
- Nhóm Enter, anh Cao cho biết nhóm trẻ Enter đây là lần đâu tiên được tham gia chương trình trong vai trò là những người dẫn dắt khiêng bế các chú TPB VNCH vào các vị trị khám chữa bệnh, nhóm Enter rất tự hào và xúc động trước những hoàn cảnh của TPB VNCH.
- Nhóm Ca đoàn tiếng Anh, anh Trung bày tỏ lòng cảm ơn ban tổ chức, đã cho nhóm cơ hội được phục vụ trong việc khám chữa bệnh cho TPB VNCH ngày hôm nay, cám ơn các Y Bác sỹ, cám ơn sự đón nhận chút công sức của anh em Ca đoàn, nhóm Ca đoàn mong muốn góp chút công sức để báo đáp lại công lao của các anh TPB VNCH.
- Nhóm nhân viên văn phòng Công lý & Hòa bình, anh Tùng bày tỏ lòng biết ơn sự cộng tác của các nhóm và đặc biệt sự hưởng ứng cộng tác của đội ngũ Y Bác sỹ đến khám chữa bệnh cho TPB VNCH. Những năm qua văn phòng CL& HB, đứng đầu là cha cha Giuse Đinh Hữu Thoại, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, được sự trợ giúp của Cha Giám tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành, Cha Phó Giám tỉnh kiêm Chính xứ Giáo xứ ĐMHCG đã khởi xướng chương trình Tri ân TPB VNCH. Các TPB VNCH hầu như bị bỏ rơi trong suốt 40 năm qua, nên việc chúng ta tổ chức khám chữa bệnh cho các anh là một việc làm rất thiết thực. Chúng ta chẳng những khám chữa bệnh thôi mà còn cảm thông với những nỗi đau và mất mát cả về thể xác lẫn tâm hồn các anh ấy. Hiện nay Văn phòng CL& HB đã có danh sách hơn 700 anh TPB VNCH nên mong lắm tất cả đều được khám chữa bệnh trong những lần tới.
2. Các Bác sỹ chia sẻ cảm nhận sau buổi khám chữa bệnh
- Răng Hàm Mặt: Hầu hết các Thương binh đều có sự cố về răng, bởi lẽ tuổi tác khá cao với lại lâu nay ít đước quan tâm chăm sóc nên răng của họ rất yếu cần được điều trị và chăm sóc.
- Nội Tim Mạch: Các Thương binh huyết áp cao nhiều quá, hầu như không có ai huyết áp thấp. Chúng ta cần có hướng để giúp họ có được bảo hiểm y tế để họ được hỗ trợ điều trị từ các bệnh viện, vì việc điều trị bệnh huyết áp đòi hỏi phải lâu dài. Điều chúng ta lo lắng là hầu hết các Thương binh đều không biết hay ít quan tâm đến bệnh này.
- Ngoại: Phần lớn các Thương binh đều bị vết thương ở chân và tay, những vết mổ đều đã ổn. Tất nhiên có một số người chưa được dùng chân giả mà họ dùng tay để di chuyển trên 2 cái ghế nhỏ, bây giờ vết thương ở chân đã ổn nên chúng ta cần tìm cách trang bị cho họ cái chân giả hay những đôi nạng, vì khi họ không được trang bị những công cụ hỗ trợ đi lại này thì dễ mà phát sinh thêm những bệnh liên quan khác. Chúng ta cần phân nhóm để có cách điều trị riêng cho mỗi nhóm.
- Da Liễu: Bệnh Da không có nhiều, chỉ có một vài trường hợp mà hầu hết là các bệnh mãn tính nên chúng ta nên tập trung giúp họ để họ được điều trị.
- Mắt: Đa số các Thương binh đều lớn tuổi nên hầu hết đều có vấn đề về mắt, một số cần phải được mổ cườm, một số bị cận thị, lão thị, loạn thị… chúng ta cần giúp họ điều trị các bệnh về mắt.
- Tai Mũi Họng: Có một số trường hợp bị Xoang cần phải được mổ nội soi, ngoài ra có trường hợp bị viêm Amidan nặng có nguy cơ bị ung thư.
- Lao – Phổi: hầu hết của các Thương binh khám bệnh lý này không có bệnh gì đáng kể về phổi. Qua khám cho một số trường hợp xét thấy hầu hết họ bị stress nặng. Họ cho biết từ năm 1975 tới giờ họ chẳng bao giờ được khám chữa bệnh trong lúc “ông nhà nước” thì cứ nói hoài là giúp chương trình này chương trình nọ cho người nghèo…, nhưng họ đã chờ đợi sốt mấy chục năm qua mà chưa được gì nên những tháng năm qua phải lê lết đi bán vé số, rồi trong quá trình ấy họ còn bị xã hội phân biệt đối xử, bị cướp giật mất vé số…
3. Kết luận chương trình
Cha Giám tỉnh Vinh sơn Phạm Trung Thành bày bỏ lòng biết ơn sự hưởng ứng của các Y, Bác sỹ, cám ơn tất các anh chị em đã có mặt phục vụ trong sự kiện này. Đây là lần đầu tiên tổ chức khám chữa bệnh cho TPB VNCH, nên những TPB được mời đến khám chữa bệnh hôm nay thuộc “lớp thượng lưu” trong danh sách hơn 700 TPB VNCH mà chúng tôi đang có. Hầu hết các bệnh nhân đến đây hôm nay thuộc vùng Sài Gòn. Nếu được các Bác sỹ hưởng ứng trong những lần sau thì chúng ta sẽ di chuyễn dần sẽ tiếp cận với các anh TPB có những hoàn cảnh và bệnh tình bi đát hơn.
Cảm giác chung của các anh TPB hôm nay, họ rất xúc động, xúc động vì cách tiếp đón của chúng ta, xúc động về cái cách mà chúng ta giúp các anh và đặc biệt là chỉ cần một vài câu hỏi của Bác sỹ mà nó mang ý nghĩa tinh thần cao cả vô cùng. Chỉ cần cử chỉ cầm tay đo huyết áp thôi mà họ đã cảm thấy sung sướng vô cùng, bời vì cả một đời của người TPB trong suốt hơn 40 năm qua có bao giờ được một Bác sỹ ân cần hỏi thăm đâu, có bao giờ được trân trọng đâu. Hôm nay đến đây họ được trân trọng, được ngồi phòng máy lạnh, được nhìn, được gặp gỡ nhau, với sự ân cần của chúng ta họ đã rất phấn khởi, nhiều người đã phát khóc lên. Thay mặt cho nhà Dòng, tôi xin cám ơn các Bác sỹ, và nhân đây xin kính mời các Bác sỹ tiếp tục đồng hành với chúng tôi trong những lần sau. Với con số trên 700 người mà cứ mỗi lần chỉ khoảng 60 người thì chúng ta còn phải tổ chức hàng chục lần nữa.
Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ung thư, hay bệnh nhân phải điều trị răng, cắt kính… là chuyện phải làm. Với tư cách là người chịu trách nhiệm cho chương trình này cha Vinh sơn xin xác nhận là sẽ đi đến cùng của vấn đề. Tuy nhiên cần phải có sự tham vấn về chuyên môn như vấn đề mua bảo hiểm y tế cho TPB, ban tổ chức sẵn sàng mua nhưng mua sao cho có lợi cho việc khám chữa bệnh cho TPB thì cần sự tư vấn chuyên sâu thêm.
Mình cần nâng đỡ, an ủy tận tâm các anh, vì hầu hết họ đã trên 60 tuổi rồi, và hơn 40 năm qua sống trong tủi nhục. Vấn đề bệnh tình cao và nặng nhất của TPB thì ngày hôm nay chúng ta chưa chạm tới, đợt này chúng ta chỉ mang tính tập dần. Qua lời cám ơn cha Giám tỉnh kêu gọi các Y Bác sỹ cùng hưởng ứng để tháng sau chúng ta lại tiếp tục chương trình, còn vấn đề chân giả, tay giả hay xe lăn cho TPB ban tổ chức sẵn sàng cung cấp. Ngay sáng nay tại văn phòng Công lý & Hòa bình đã tiến hành cho các TPB chọn lữa mẫu xe.
Còn về kinh phí mua bảo hiểm hay trang bị giả, tay giả hay xe lăn cho TPB tôi cho rằng DCCT VN không có nhưng luôn luôn có Chúa quan phòng nên rốt cuộc rồi cũng thu xếp được. Lần nào làm cũng thiếu hụt nhưng sau ít hôm rồi cũng có Chúa mời gọi người khác đem đến bù đắp cho.
Anthony Le VRNs


Ảnh của Thuy Truong.
Ảnh của Thuy Truong.
Ảnh của Thuy Truong.
Ảnh của Thuy Truong.

https://www.facebook.com/thuy.truong.75470316/posts/97174782618437

Huỳnh Mai St. 8872- Chia sẻ






Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Hoa Sen và Bão tố


Hoa Sen và Bão tố

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-08-30

Nhà văn nhưng Lan Cao, tốt nghiệp Yale Law School tác giả hai cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) năm 2014
Nhà văn nhưng Lan Cao, tốt nghiệp Yale Law School tác giả hai cuốn Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) năm 2014
RFA files

Văn học lưu vong thế giới vừa tiếp nhận thêm một tác phẩm viết bởi một cô bé lưu lạc sang Mỹ năm 13 tuổi để rồi sau một chặng đường dài va đập với văn hóa Hoa Kỳ đã rất thành công trên con đường sự nghiệp và hơn thế, được giới văn chương Mỹ biết đến như một dấu ấn văn học di dân qua hai tác thẩm đều do một nhà xuất bản uy tín của Mỹ ấn hành.
Cuốn thứ nhất, Monkey Bridge (Cầu Khỉ) xuất bản năm 1997 và cuốn thứ hai “The Lotus and The Storm” (Hoa Sen và Bão Tố) vừa in ra vài tuần trước đây.
Tác giả Lan Cao tên thật Cao Thị Phương Lan, con gái của cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Là một nhà văn nhưng Lan Cao lại theo đuổi và thành đạt với ngành luật. Tốt nghiệp Yale Law School, sau một thời gian hành nghề luật tại New York bà chuyển qua dạy học và hiện nay là giáo sư môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University.
Trao đổi với chúng tôi về tác phẩm “Hoa sen và Bão tố” bà cho biết một số chi tiết lý thú khi sáng tác cũng như những gắn bó giữa người cha nổi tiếng trong quân đội và tác phẩm như thế nào. Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây:
Mặc Lâm: Thưa bà, ký ức của bà về Việt Nam là một mảnh vỡ của sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó thời thiếu nữ cùng với hạnh phúc của một cô gái, bà được may mắn sống trong một gia đình nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa có người cha là Đại tướng. Cảm giác về số phận và sự lìa bỏ Tổ quốc của bà ra sao để hình thành tác phẩm này, thưa bà?
Nhà văn Lan Cao: Lan nghĩ từ ngày mình qua đất Mỹ tới giờ, khi Lan qua là 13 tuổi thì phải vô xã hội Mỹ liền để vô trung học rồi đại học. Cha mẹ của Lan cũng như tất cả những cha mẹ người Việt khác, hay là những người tị nạn, bao giờ cũng muốn cho con mình thành công ở nước mới. Khi vào trung học và nhất là vào đại học của Mỹ thì mình bắt đầu thấy ngộ quá vì những người ở đại học họ nhìn sự sụp đổ của Việt Nam với con mắt rất khác với những cuộc đời thật của người Việt Nam.
Khi Lan ở đại học thì thấy người Mỹ mà mình quen rất tốt nhưng không biết vì lý do nào - có thể là do báo Mỹ, sách Mỹ hoặc là TV của Mỹ - những gì họ biết về sự sụp đổ của Việt Nam thì họ chỉ học và nghe qua con mắt của người Mỹ thôi. Thành ra Lan rất “shock”. Trong 13 năm mình ở Việt Nam thì kinh nghiệm của mình nó rất khác với những gì mình nghe người Mỹ nói về mình khi mình vô thế giới của họ.
Ví dụ như cha mẹ hay là người thế hệ lớn, họ không vào cộng đồng của Mỹ nhiều như là thế hệ của Lan hồi 75, họ chỉ ở trong cộng đồng Việt Nam. Chiến tranh của Việt Nam, họ không thấy gì khác hết vì họ chỉ ở trong cộng đồng thôi. Còn như Lan lúc đó còn nhỏ, vào với thế giới của Mỹ thì mình thấy rất khác. Họ nghĩ về nước Việt Nam khác với những gì mình nghĩ.
Họ nghĩ về sự sụp đổ của Việt Nam rất khác. Họ không biết nhiều những chuyện rất là phức tạp thành ra khi mình thấy như vầy: từ lúc Lan 13 tuổi cho đến bây giờ, nhất là khi học đại học,Lan đọc những cuốn sách Mỹ viết về Việt Nam, kể cả những tác giả Mỹ chống chiến tranh Lan cũng đọc rất nhiều để cho mình hiểu tại sao họ có những ý kiến như vậy.
Khi mình đọc, mình thấy rõ ràng là họ diễn dịch chiến tranh theo một ý nghĩ khác. Do vậy Lan muốn viết về chiến tranh bằng tiếng Anh để cho người Mỹ họ hiểu một bên khác, một ý nghĩ khác. Điều đó quan trọng cho cộng đồng của mình, Lan nghĩ như vậy.

Bìa trước và bìa sau cuốn The Lotus and the Storm
Bìa trước và bìa sau cuốn The Lotus and the Storm
 
Mặc Lâm: Thưa bà, nhân vật cô Mai trong Hoa Sen Và Bão Tố là một nhân vật nữ, có vẻ như không bị chiến tranh ám ảnh. Thật ra nó là một phiên bản của tác giả Lan Cao. Làm sao bà tách ra được giữa quá khứ khỏi sự ám ảnh trong nhân vật Mai để tạo ra nhân vật này có cuộc sống bình thường trong xã hội Mỹ mà không bì ám ảnh gì cả, thưa bà?
Nhà văn Lan Cao: Cô Mai là một trong hai nhân vật chính ở trong cuốn sách đó. Cô bé Mai trong những trang đầu là ngay trước năm 1963. Chiến tranh và đảo chánh đã vào thế giới cô bé đó nhưng chưa vào cuộc đời cô bé đó nhiều. Khi cuốn sách từ từ tiến tới, rồi khi qua Mỹ thì mình mới thấy là cô bé đó có bị ám ảnh bởi chiến tranh. Từ đó, mình sẽ thấy cũng như “Trauma” mà Mỹ họ kêu là “PTSD, Post Traumatic Stress Disorder” nó sẽ xảy ra. Cô bé này sẽ bị những chuyện đó.
Một trong những mục đích của Lan muốn nói trong cuốn sách là chuyện của một người bình thường bị ám ảnh bởi chiến tranh tìm cách để sống một cách hòa bình trong cuộc đời. Người đó cuối cùng trở về Việt Nam để kiếm hình ảnh nhà của mình. Cuốn sách cũng tả về psychology của người đó.
Mặc Lâm: Trong những năm qua, gia đình sau khi sang Mỹ bà nhận thấy tâm lý của Đại tướng diễn biến ra sao và những diễn biến ấy ảnh hưởng như thế nào trong tác phẩm Cầu Khỉ cũng như là Hoa Sen Và Bão Tố, thưa bà?
Nhà văn Lan Cao: Anh biết đây là tiểu thuyết nên tất cả những gì trong đó đều là thật sự xảy ra. Mình chỉ dùng vài chuyện xảy ra trong đời thật của mình và mình bắt đầu viết thêm chứ không phải là memoire. Ba của Lan khi qua bên đây rồi có một thời gian tất nhiên cũng giống như những người khác - cũng rất buồn, chán nản, nhất là khi thấy đất nước mình không được tiến lắm.
Trong 10 năm sau 75, khi nói chuyện với ba Lan thì ông nói rất nhiều. Ông muốn cho Lan, thế hệ mới, nếu tồn tại bên nay thì đừng cho chiến tranh ảnh hưởng quá cũng như đừng cho sự mất nước của mình ảnh hưởng quá. Ông có dùng cái câu đại ý là phải đóng cái màn đó đi. Tuy là  mình  nhớ, dĩ nhiên là bao giờ mình cũng nhớ, nhưng mình cũng mở cái màn mình đóng lại một chút. Đâu có thể nào mà quên hết được. Thành ra cũng có lúc bị ảnh hưởng.
Ba của Lan rất thích cuốn sách “Rashomon”. Đó là chuyện của ông bà đi qua một cái rừng (trúc) và trong cái rừng đó bị bọn ăn cướp nó đánh. Chuyện đó viết theo ý nghĩ cá nhân của mỗi người. Người ăn cướp tự viết. Ông chồng bị ăn cướp cũng viết. Bà vợ cũng viết. Một chuyện mà ba người viết riêng với nhau.
Ba của Lan có nói với Lan là viết về lịch sử chiến tranh cũng như chuyện Rashomon vậy. Thành ra khi mình thấy một bài, ví dụ như tết Mậu Thân, hãy compare (so sánh) như là ăn cướp nó tới thì tết Mậu Thân cũng như chuyện Rashomon đó được ba người viết. Ba người sẽ viết khác nhau. Thành ra khi mình nhìn lịch sử thì có thể mình nói nó có phải là chuyện thực tế không và nó có diễn dịch dưới ý nghĩa của mỗi cá nhân khác nhau không? Ba Lan có nói lịch sử Việt Nam của mình hiện giờ như là Rashomon, nó chỉ mang khía cạnh của người Mỹ viết thôi chứ khía cạnh khác thì sẽ hoàn toàn khác.
Thành ra Lan nghĩ chuyện Rashomon có điều đúng trong đó. Nếu mình muốn hiểu thì mình kể cái chuyện đó theo khía cạnh của mình.
Mặc Lâm: Thưa bà, trong toàn bộ tác phẩm Hoa Sen và Bão Tốbàng bạc những sự kiện có vẻ trách móc cách Hoa Kỳ đã đối xử với Việt Nam Cộng Hòa. Những kinh nghiệm này có phải bà nhận được từ cha với chức vụ và thẩm quyền cao nhất của miền Nam hay là qua sự nghiên cứu riêng tư cũng như đọc những tài liệu sau này mà bà có ý nghĩ như vậy?
Nhà văn Lan Cao: Lan nghĩ là cả hai. Khi Lan nói chuyện trong gia đình (cha mẹ, cậu, chú ... cho quyền những đứa bé có ý kiến riêng) trong những bữa cơm chiều hay khi gia đình cùng nói chuyện này nọ thì Lan nghe thấy được từ nhỏ đến lớn. Lan thấy những gì người lớn nói thì cũng đúng. Mình phải hiểu như thế này: đất nước nào cũng muốn có lợi cho mình. Khi Mỹ qua Việt Nam vì nó thấy có lợi cho nó lúc ban đầu. Nước Mỹ cũng chẳng khác gì với những nước khác. Khi nó vào thì nó thấy có lợi cho nó và khi nó đi thì cũng thấy có lợi cho nó. Nếu mà nói thẳng ra như vậy thì “O.K” vì nó là chuyện thật. Cuộc đời nó như thế đó.
Tuy nhiên, cái mình không thích là một phần của nước Mỹ (chứ không phải là tất cả nước Mỹ). Người Mỹ, lính Mỹ có thể họ nói rất khác với chính phủ Mỹ, mình nói cũng phải công bằng là khi họ ra đi họ đã giấu vì khi họ đi thì họ không cần gì nữa ở Việt Nam. Nếu mà họ nói thẳng ra thì đó là chuyện thật nhưng mà nó nói là chuyện khác như là mình không đáng để nó giúp nữa, mình không giỏi, mình không biết đánh. Đó là không công bằng. Do vậy khi Lan nói một phần của nước Mỹ đối xử với Việt Nam không đúng là Lan muốn nói đến điều này chứ không phải là Lan nói là nước Mỹ phải ở Việt Nam suốt đời, hay nước Mỹ không thể rời Việt Nam được, hay nước Mỹ không có quyền theo quyền lợi của nước Mỹ nữa.
Dĩ nhiên là nước nào cũng như vậy. Tuy nhiên, cách nó đi và cách nó nói tại sao nó đi lại không đúng. Điều đó gia đình của Lan cũng suy nghĩ như vậy. Cũng không phải vì cha mẹ, gia đình nói như vậy mà Lan phải theo. Lan cũng nghiên cứu riêng. Hồi xưa tới giờ gia đình bao giờ cũng muốn cho con cháu có đầu óc riêng chứ không phải cha mẹ nói gì thì phải theo y nguyên như vậy. Khi mà Lan học đại học, Lan nghiên cứu điều này rất nhiều. Như Lan nói với anh đó, Lan đọc sách của người Mỹ, nhất là của những người chống chiến tranh, của lính Mỹ. Mình đọc và tự nghiên cứu một mình. Lan thấy điều đó như vậy đó.
Mặc Lâm: Vì thời gian của chúng ta có hạn nên xin phép được hỏi bà câu cuối: Xin bà cho biết về kỹ thuật viết, bà thấy chuyển tải một ý tưởng - căn bản là tiếng Việt- qua ngôn ngữ thứ hai thì điều gì khó khăn nhất mặc dù bà là giáo sư giảng dạy tại một trường đại học lớn của Mỹ, thưa bà?
Nhà Lan Cao: Khi Lan qua Mỹ thì 13 tuổi, cha mẹ Lan nói là cách tiến tới trong nước Mỹ là phải học, phải học giỏi. Thành ra từ lớp 9, 10, 11, 12 mình ráng lắm. Phải học tiếng Mỹ cho giỏi cho có điểm tốt. Tiếng Anh của Lan từ đó đến giờ tiến tới lẹ hơn là tiếng Việt. Tiếng Việt của Lan cũng hơi...có nghĩa là mình ráng nói để mọi người hiểu thôi chứ có nhiều từ Lan không biết. Do vậy viết bằng tiếng Anh rất dễ dàng cho Lan. Viết tiếng Việt thì hơi khó hơn. Lan hy vọng là tiếng Việt sẽ được được. Do vậy viết bằng tiếng Anh không có khó khăn gì hết.
Mặc Lâm: Vâng. xin một lần nữa cảm ơn tác giả Lan Cao đã dành cho thính giả của đài Á châu Tự do một buổi phỏng vấn rất lý thú, mở ra nhiều điều trong tác phẩm bà sắp ra mắt. Đó là tác phẩm Hoa Sen Và Bão Tố.

‘Quái vật’ khổng lồ chuyên… đào mộ người chết


‘Quái vật’ khổng lồ chuyên… đào mộ người chết
Thứ bảy, 2014-08-30 15:34:08 - Nguồn: Internet

Rồng Komodo, một loài bò sát khổng lồ còn sót lại từ thời tiền sử, có tính liều lĩnh, háu ăn và bộ máy tiêu hóa khủng khiếp, có thể tấn công và ăn thịt bất cứ loài vật nào khác. Ở Indonesia, thậm chí chúng còn đào bới cả những ngôi mộ chôn người chết để lôi xác lên ăn thịt.
“Chúng là loài bò sát to lớn gợi nhớ lại trong tâm trí mọi người về một loài khủng long ăn thịt, đôi khi có thể đứng bằng những chân sau chẳng khác gì loài khủng long bạo chúa. Chúng tìm kiếm thịt người như một món ăn khoái khẩu”, Gordon Grice tiết lộ trong cuốn sách “The Book of Deadly Animals”(Những loài động vật nguy hiểm chết người).
Bàn móng vuốt sắc nhọn của rồng Komodo dùng để đào đất tìm xác chết.
Thực tế loài bò sát ăn tạp này thường săn bắt các loài bò sát khác, thậm chí là cả những con rồng Komodo yếu thế hơn, ăn thịt chim, trứng chim, các động vật có vú, khỉ, lợn rừng, dê, hươu, ngựa và cả trâu nước. Món ăn ưa thích của chúng là cả những xác chết động vật đã bốc mùi.
Theo nghiên cứu của Gordon Grice cho biết, ở Bali, Indonesia, một số bộ tộc còn có truyền thống vứt xác người chết cho các con rồng Komodo ăn thịt. Ở những nơi khác, loài rồng này còn sử dụng móng vuốt sắc nhọn to khỏe của chúng để đào bới các ngôi mộ lôi xác lên ăn.
Trang Listverse cho rằng, có thể do quái vật Komodo đã ăn quá nhiều xác người nên chúng thấy thèm “thịt người” nên có rất nhiều trường hợp người đã bị loài vật này tấn công.
Quái vật thèm xác chết rồng Komodo thè lưỡi trên đường đi tìm thức ăn.
Để bảo vệ người chết, ở nhiều nơi khác, chẳng hạn như ở Komodo, Indonesia, người dân khi chôn cất người chết đã sử dụng rất nhiều hòn đá nặng đặt lên ngôi mộ để loài thú ăn thịt này không thể nào đào mộ được.
Các ngôi mộ cũng được phủ lên lớp đất và đá sét có độ kết dính chắc để ngăn chặn sự xâm nhập của rồng Komodo.
Một số bộ tộc không ngờ rằng việc cho rồng ăn xác chết lại làm chúng trở nên hung bạo hơn cả với người sống. Cuối cùng họ đã phải dựng những ngôi nhà sàn với cầu thang cao để có thể chống lại loài thú này.
Một số bộ tộc ở Indonesia dựng nhà sàn phòng tránh quái vật ăn thịt người Komodo Dragon.
Được biết rồng Komodo sinh sống nhiều ở các quần đảo của Indonesia. Loài vật này lần đầu được người châu Âu đề cập tới trong tài liệu năm 1910, lúc đó người ta còn nghĩ nó là một loài “cá sấu cạn”. Trong thế giới tự nhiên hoang dã, rồng Komodo trưởng thành thường nặng tới 70 kg, dài 2,5 mét.
Chúng có thể ăn một lượng thức ăn nặng hơn 80% so với trọng lượng cơ thể. Loài vật này không có nọc độc nhưng lại có tuyến nước bọt chứa rất nhiều vi khuẩn nhiễm trùng, khoảng 58 loài khác nhau, khiến con mồi dễ dàng gục ngã nếu bị nó cắn.
Theo Dân việt

Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30415

VHN-TV phỏng vấn Richard Botkin và Fred Koster


VHN-TV phỏng vấn Richard Botkin và Fred Koster

Xin cảm ơn tác giả Richard Botkin và Fred Koster đã viết lên lịch sử chiến tranh VN của những anh hùng chiến sĩ QL. VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị- Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Đã nói lên cuộc chiến đấu kiên cường, dũng mãnh để bảo vệ Tự Do cho mảnh đất dân chủ Miền nam VNCH; đã bị quân Cộng sản Bắc Việt tấn công, tràn ngập, chiếm đóng trước đó...Và để rồi tái chiếm lại Cổ thành Quảng Trị... như sự tiếp tục tồn tại tiền đồn Tự Do/VNCH.
Cớ sao đồng minh Hoa Kỳ rút quân về nước trong an toàn và vinh dự-" Việt Nam hóa chiến tranh ". Với lý do " Ngườ lính QL.VNCH không chịu chiến đấu cho Tự Do nước họ...! " Phải chăng quốc hội Hoa Kỳ phản chiến? và người Mỹ đã phản bội đồng minh- Chiến sĩ Tự Do/QL.VNCH.
Huỳnh Mai St.8872
Lam Sơn 719- Nam Hạ Lào/71
http://youtu.be/Mui7u2yRSkk
 
 

Huỳnh Mai St.8872
Một thời để nhớ- Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Cổ thàng Quảng Trị

   

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Một bài viết về chất độc da cam (cddc)

Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969

 

 

Hình ảnh một số trẻ em VN bị hậu quả chất độc màu da cam

NỔI ĐAU CÒN ĐÓ!!!-CHẤT DỘC DA CAM. 

Phía Hoa Kỳ còn đổ lỗi cho phía Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam đã rãi 80.000 tấn hóa chất bột DDT là thuốc diệt trừ muỗi sốt rét cho vùng rừng núi của rặng núi Trường Sơn để diệt trừ bênh sốt rét cho Bộ Đội Miền Bắc xâm nhập Miền Nam Chất bột hóa học DDT độc hại nầy có chứa thành phần Dioxin không kém gì chất độc Da Cam của Mỹ đã bị Quốc Tế LHQ cấm xử dụng tại các nước Đông Âu và Bắc Âu là đồng minh cảu Liêng Bang Sô Viết Cộng Sản.Và sự tiếp trơ thuốc men trị bệnh của Trung Quốc cung cấp cho Bội Đội Miền Bắc có thứ thuốc" Hùng Tâm" kích thích bộ Đội hăng Say chiến Đấu,trong thuốc này có thành dộc chất làm biến dạng và ung thư cơ thể!?Và vì trong danh sách VN kiện Mỹ bồi thường chất độc DaCam có tới mấy triệu người Miềm Bắc và con cháu họ phơi nhiễm Da Cam phía bên kia vĩ tuyến mả ít thấy tên người Miềm Nam bị lây nhiễm nên phía Hoa kỳ lấy lý do không thấy ngưới Miền Nam mắc bệnh là không phải chất độc Da Cam của Mỹ gây nên...Và họ -người Mỹ-phủi tay vô trách nhiệm cho việc gây hại cho dân tộc Việt Nam..{ Xin đọc thêm }
  http://maidayhoabnh.blogspot.com/2011/08/noi-au-con-o.html


Một bài viết về chất độc da cam (cddc) 
 
 Nhận định,
Hạ sĩ quan

"Có khả năng" dị tật của con cái liên quan đến cha tiếp xúc với cddc .
Một số trẻ dị tật miền Bắc không liên quan đến việc người cha tiếp xúc chất độc mà liên quan đến người mẹ . (tôi đoán những người mẹ này chưa từng vào chiến trường nên không thể nhiễm cddc từ miền Nam được ) .

Các vùng nông thôn Việt Nam sử dụng việc phun thuốc trừ sâu , cỏ thì nồng độ chất độc rất cao .
Tôi nghĩ một phần không nhỏ trẻ Việt nam bị dị tật bẩm sinh là do tập quán canh tác dùng thuốc trừ sâu ,cỏ ở Việt Nam . Bởi vì người mẹ mang thai mà nhiễm độc rất dễ gây tổn thương cho thai nhi hơn tinh trùng của người cha .
http://www.gascape.org/index%20/Heal...20Dioxins.html

 

Tướng 2 sao
-Dr Trần đã nói vấn để này rồi, đáng lẽ tôi không cần nói ra thêm nữa . Nhưng ý kiến của tôi vắn tắt rằng:

-Trẻ em dị tật ở Miền Bắc nhiều hơn cả miền Nam và Miền Trung . Trong khi Lãnh Đạo của CSBV trong hội nghi Paris luôn luôn khẳng định rằng quân Miền Bắc không xâm nhập miền Nam. Vậy tại sao dân Miền Bắc bị dị tật nhiều hơn - Theo tôi sinh sống mất vệ sinh là chính, kế đó là thuốc trừ sâu. Ai có ra Miền Bắc phải biết chuyện này: Cả một cái làng xài nước ao tù, giặt giũ, nước vo gạo, rửa rau đều từ cái ao bèo, xanh màu lá chuối này.

-Tuy chối leo lẻo, nhưng ai cũng biết bộ đội đi bộ đi kín cả đường mòn HCM, chỉ có lão Kissinger không biết mà thôi.

* Nhưng dù thuốc khai quang thật sự có gây dị tật đi chăng nữa, có bị thuốc khai quang xịt trúng thì cũng ráng chịu. Nếu có kiện thì phải kiện lãnh đạo CSVN mới đúng người đúng tội.

Mỹ còn nhân đạo chỉ xịt thuốc khai quang để VC không có chỗ núp. Nếu tôi là Mỹ tôi sẽ nhờ các hãng chemical, chế ra thuốc cực độc, cứ đụng vào lá cây, là nhiễm chất độc chết tại chỗ. 


Thống soái

Ai vô nhà tôi ăn cướp, tôi bắn xong rồi xịt nước thịt lên, gọi chó hàng xóm lại (chó nhà tôi quá khôn, không ăn đâu).

Về chuyện VC xâm lăng, theo tôi thì đã nên thả vài trái Little Boys xuống Hà nội cho mau. Số chết vẫn nhỏ hơn 20 năm họ xâm lăng.


__________________
Theo tôi, trẻ em bị dị tật là do ăn cha mẹ đã ăn quá nhiều đồ viện trợ dỏm từ TQ, cộng thêm thiếu thuốc men, thiếu vaccines. TQ không bao giờ có Total Quality Management (TQM), Hygiene Management để sản xuất ra sản phẩm an toàn. Đừng đổ lỗi cho chất diệt cỏ. Dân miền núi, dân Lào, dân Miên, quân Mỹ và quân đội VNCH cũng chiến đấu trong rừng có chất diệt cỏ mà đâu có con bị dị tật. Chỉ có lính vc do sử dụng quá nhiều hàng TQ nên bị tích tụ chất độc. Làm cơ thể bị tàn phá, rồi làm biến dạng tinh trùng, biến dạng trứng, biến dạng tử cung, lây truyền chất độc cho thai nhi, dẫn tới sinh con bị dị tật. Mặt khác, đứa trẻ mới sinh dù khỏe mạnh nhưng ăn hàng TQ, thiếu vaccines nên bị nhiễm độc nặng, bệnh tật liên miên, từ đó sinh ra bị dị tật. TQ mới là kẻ thù không đội trời chung của Việt Nam. Không có TQ thì Việt Nam đã được thống nhất trong tự do và phát triển tới bậc thượng đẳng Á Châu rồi. 

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7672&page=1364

 Huỳnh Mai St.8872
Tổng hợp nguồn tin

Sài Gòn bất ngờ tổ chức lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam


Sài Gòn bất ngờ tổ chức lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam
hct
Saigon bất ngờ tổ chức lễ tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam, với đầy đủ nghi thức

Một buổi lễ tưởng niệm xúc động và đầy đủ nghi thức đã bất ngờ diễn ra nơi quàn di cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam, vào ngày 28-4-2014.
Những người tổ chức lễ tưởng niệm nói rằng “Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.
Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.
Anh em chúng tôi có mặt, với đầy đủ sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân. Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014.
Buổi lễ diễn ra ngắn gọn do e ngại công an CSVN ập đến đánh phá gây dở dang, nhưng hết sức cảm động và nghiêm trang.
Nhiều phóng viên của các nhóm tranh đấu cho tự do, nhân quyền ở trong nước cũng có mặt, cùng đại diện một vài thông tín viên của các trang báo điện tử, truyền hình, radio… ở hải ngoại.
Lời tưởng niệm, có đoạn được viết như sau “Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 – quân khu 4.
Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh “sống hiển hách, thác linh thiêng” xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014”.
(Xin xem thêm phần video chi tiết trong mục Media của Dân News)
Dân News ghi

 Nguồn: http://dannews.info/2014/04/28/saigon-bat-ngo-to-chuc-le-tuong-niem-tuong-nguyen-khoa-nam/#.VAA6i-p0wKo.facebook

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Máy điều hòa không khí tự chế rất đơn giản của dân nghèo VN


Độc chiêu chế điều hòa 200 ngàn của dân nghèo

Chỉ cần chiếc thùng xốp, quạt điện mini, một đoạn ống nhựa ngắn, keo dán với vài công đoạn hết sức đơn giản là có thể tự chế ra điều hòa mát lạnh. Nhiều người thuê nhà trọ đã nghĩ ra cách này để chống chọi cái nắng thiêu đốt lên đến 40 độ C ở Hà Nội.

Mới đây, anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ trên facebook cá nhân về cách làm điều hòa tự chế siêu rẻ mà anh học hỏi được trên các diễn đàn, mạng xã hội để bạn bè anh có thể làm theo.

Anh Dũng cho biết, vào những ngày nắng nóng lên đến đỉnh đểm (trên 40 độ C), không phải ai cũng có điều kiện được ở trong căn phòng có điều hòa mát lạnh, nhất là với người có thu nhập thấp, công nhân, sinh viên... Khổ nhất là những người ở trọ, trong những căn phòng chỉ chục mét vuông.

Nắng nóng, nhà như biến thành cái lò bát quát, ngồi trước quạt mà mồ hôi vẫn đầm đìa. Nhà nào cũng tìm mọi cách chống nóng, nhưng không ăn thua.

"Cũng may, một lần lướt web, tôi thấy mọi người chia sẻ khá nhiều về cách tự làm điều hòa siêu rẻ, siêu đơn giản mà tính năng làm mát không khác gì điều hòa xịn", anh cho hay.

Theo anh Dũng, để chế điều hòa siêu rẻ chỉ cần một thùng xốp (loại to nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng), một quạt điện mini, một đoạn ống nước nhựa hình chữ L, keo dán với các công đoạn cực kỳ đơn giản.

Công đoạn làm hết sức đơn giản: vẽ hình tròn rồi dùng dao tạo hai lỗ tròn theo hình đã vẽ, lắp ống nhựa và quạt điện vào hai lỗ tròn khoét trên nắp của thùng xốp

Khi hoàn thành, chỉ cần bỏ đá vào thùng xốp, bật quạt là có thể tận hưởng cảm giác mát lạnh không khác gì chiếc điều hòa.

Cách làm điều hòa tự chế siêu rẻ được mọi người chia sẻ trên các diễn đàn để cùng chống chọi với cái nắng gay gắt của mùa hè.

Cụ thể, vẽ 2 hình tròn trên phần nắp đậy của thùng xốp, đường kính của hình tròn bằng với khớp nối ống nước và lồng ngoài quạt điện. Sau đó, dùng dao rọc giấy tạo 2 lỗ tròn, cố định phần quạt để bàn với hướng của lồng quạt quay vào trong thùng xốp và đoạn ống nước hình chữ L. Dùng keo con voi dán cố định chiếc quạt để bàn với ống nước hình chữ L vào nắp thùng xốp. Sau khi hoàn thành, công đoạn cuối cùng: chỉ cần bỏ đá vào thùng xốp, đậy nắp và tận hưởng cảm giác mát lạnh được tạo ra từ chiếc điều hòa tự chế thú vị.

Trên thực tế, rất nhiều người đã chia sẻ cách chế điều hòa siêu rẻ này. Một số người cho biết đây là ý tưởng hay, sáng tạo, hợp với túi tiền của những người có thu nhập thấp. Trong khi đó, số khác lại cho rằng, tiền đầu tư thì không tốn nhưng tiền mua đá bỏ vào hàng ngày lại tốn ngang tiền điện chạy điều hòa.

"Mình thấy cách tự chế điều hòa siêu rẻ từ thùng xốp, quạt điện, ống nhựa rất sáng tạo và đã áp dụng ngay cho phòng trọ của mình. Tổng chi phí hết 200.000 đồng. Thùng xống đi mua ngoài hàng hoa quả chỉ 15.000 đồng/chiếc, quạt điện mini hết 170.000 đồng, keo dán con voi 5.000 đồng và ống nhựa hết 10.000 đồng nữa", thành viên Duythanh viết.

Theo Duythanh, 200.000 đồng là quá rẻ với một chiếc điều hòa xịn giá 7-10 triệu đồng. Còn tiền đá thì tùy nhu cầu sử dụng điều hòa tự chế của mỗi người. "Mình đi làm tối mới về phòng trọ, mua 5.000 tiền đá bỏ vào thùng xốp là máy có thể chạy được 3 tiếng đồng hồ. Đến khi đá tan thành nước vẫn giữ được mát như quạt hơi nước".

Anh Trần Thanh Tùng cũng cho rằng, tính đi tính lại điều hòa tự chế vẫn tiết kiệm điện hơn điều hòa xịn. Anh Tùng nhẩm tính, điều hòa có công suất 9.000 BTU một tiếng đồng hồ hết khoảng 1 số điện, còn điều hòa tự chế, chỉ mất vài nghìn tiền đá, không thì đổ nước vào cũng chẳng khác quạt phun sương. Mà quạt phun sương giờ rẻ cũng 1 triệu đồng/chiếc, tốt hơn thì 1,5-2 triệu đồng/chiếc.


(Theo baomoi.com)

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30387

Xóa sổ thương xá Tax: Thêm một phát súng bắn vào quá khứ


Thứ tư 27 Tháng Tám 2014
Xóa sổ thương xá Tax: Thêm một phát súng bắn vào quá khứ

 
Thương xá Tax ở Saigon.
Thương xá Tax ở Saigon.
RFI/Trọng Nghĩa
Thụy My
Cái tin thương xá Tax, một trong những kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu ở Saigon đã có trên 130 năm tuổi đời sẽ chính thức bị khai tử vào ngày 1/10 tới đã khiến cho nhiều người phải bàng hoàng. Thay vào địa chỉ thân thuộc với nhiều thế hệ người Saigon, một cao ốc 40 tầng sẽ mọc lên.
Hơn 230 tiểu thương được lệnh ngưng tất cả các hoạt động kinh doanh để bàn giao mặt bằng trước ngày 30/9. Thương xá Tax sầm uất trong những ngày cuối với hàng hóa được đổ ra bán giá rẻ, và dòng người tấp nập đến mua hàng. Nhưng không chỉ để mua bán, mà còn là nỗi luyến tiếc khôn nguôi. Nhiều người đến để chụp hình kỷ niệm bên cầu thang cuốn với tay vịn sang trọng, lát gạch mosaic độc đáo; có người bùi ngùi đứng lặng dưới tấm băng-rôn “Tạm biệt thương xá Tax”.
Tax đang sống những giờ phút cuối cùng, sau 134 năm chứng kiến những thăng trầm của “Hòn ngọc Viễn Đông” năng động. Được xây dựng từ năm 1880 và khai trương vào năm 1924, tên gọi ban đầu của tòa nhà “Grands Magasins Charner”, viết tắt là GMC, là niềm hãnh diện của Saigon vì ra đời rất sớm cùng với các thương xá tương tự trên thế giới.
Tại Pháp, đó là thương xá Le Bon Marché (1852), Printemps và Samaritaine (1865), Galerie Lafayette (1896). Cùng trong năm 1865, một thương xá khác cũng mang tên Le Bon Marché ra đời tại Bỉ, Rinascente tại Milano (Ý), Marshall Field tại Chicago (Hoa Kỳ)…Các thương xá, tiếng Pháp là grand magasin và tiếng Anh là department store, là hiện thân của một cuộc cách mạng về thương mại trong nửa đầu thế kỷ 20.
Thương xá nằm ở những vị trí đắc địa, thường chiếm trọn một góc ngã tư sầm uất ngay trung tâm thành phố, với các mặt hàng hết sức phong phú, trong một không gian rộng lớn, sang trọng, phục vụ cho nhu cầu mua sắm của cư dân thành thị. Đây là một quan niệm rất mới mẻ vào thời đó : chỉ cần bước vào một « grand magasin », người mua có thể tìm thấy mặt hàng mình cần với rất nhiều chọn lựa. Giá cả được ấn định với mức lời thấp, ghi rõ trên bảng giá, không hài lòng được trả hàng lại và hoàn tiền, giá trị của món hàng được tôn lên với cách trưng bày lịch sự. Thương xá không chỉ bán hàng, mà còn gợi lên ý muốn mua hàng.
Một bài báo trên tờ L’Echo Annamite (Tiếng vọng An Nam) ngày 27/11/1924 mô tả hôm khai trương thương xá: “Tối qua, khi màn đêm vừa buông xuống, một đám đông khổng lồ chen chúc trước Magasins Charner sang trọng, sáng rực ánh đèn. Kiến trúc hoành tráng này chiếm ngự góc đường chọn lọc của Saigon Hòn ngọc Viễn Đông, giống như một góc của Kinh đô Ánh sáng mọc lên trên mặt đất dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp : Société coloniale des Grands Magasins.
Những người tò mò, già trẻ lớn bé, thuộc mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tập hợp lại theo nhiều hàng, dưới tòa nhà rộng mênh mông, trước những tủ kính lộng lẫy hay những quầy hàng bày biện một cách nghệ thuật những món hàng hết sức đa dạng, niềm kiêu hãnh của kỹ nghệ Pháp.
Nhiều người đàn ông lịch lãm trong bộ smoking tiếp đón khách tham quan tại cửa vào với phong cách lịch sự của những thương nhân hoàn hảo. « Xin mời vào, quý bà và quý ông, xin mời vào ! Ở đây có tất cả mọi thứ, cho đủ loại gu khác nhau »…
Grands Magasins Charner bán những sản phẩm nhập cảng đắt tiền dành cho giới thượng lưu người Pháp và thuộc địa. Đến năm 1942, tòa nhà được xây thêm một tầng lầu, và đến năm 1960 đổi tên là thương xá Tax. Đây là điểm hẹn mua sắm của người Saigon trong thập niên 60 và 70, bày bán từ những mặt hàng sang trọng cho đến bình dân dành cho mọi giới. Tax cũng đã đi vào thơ, nhạc, như trong một bài hát nói lên tâm tình của một người lính chiến, khi nhớ về người yêu trong đô thị bình yên giữa thời loạn lạc.
Sau năm 1975, thương xá Tax trở nên im lìm, chỉ là nơi trưng bày hàng của các công ty quốc doanh. Đến năm 1978 Tax bị đổi tên thành « Cửa hàng phục vụ thiếu nhi thành phố », và năm 1981 biến thành « Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố », nhưng người Saigon vẫn quen gọi là Tax. Mãi đến tháng Giêng năm 1998, thương xá Tax mới được phục hồi tên gọi cũ.
Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu ở Saigon nói lên cảm tưởng khi nghe thương xá Tax bị đóng cửa :
TS Nguyễn Thị Hậu: Bản thân tôi dưới góc độ nghề nghiệp thôi, chứ chưa nói đến việc là một người đã sinh sống ở Saigon gần bốn mươi năm, thực sự nghe tin này tôi rất buồn. Bởi vì khu vực trung tâm Saigon chỗ bùng binh Nguyễn Huệ và thương xá Tax rất quen thuộc với những người đã từng sống ở Saigon, và bất cứ ai đến Saigon thì cũng phải đến nơi đấy. Đây là biểu tượng văn hóa của Saigon.
Theo tôi, khu vực trung tâm nên được coi là một khu vực điển hình cho văn hóa đô thị của Saigon đã được hình thành hơn một trăm năm. Trải qua nhiều chính quyền, chính thể khác nhau, có nhiều công trình cũng đã được xây dựng lại, ví dụ như ngay thương xá Tax bây giờ cũng không còn được nguyên vẹn như hình ảnh ban đầu mà người Pháp xây dựng. Tuy nhiên nếu chúng ta lại phá đi, xây lên một công trình mới mà nhất là lại đến 40 tầng, thì theo tôi chúng ta lại lặp lại sai lầm của người đi trước.
Và với mắt nhìn của người bình thường thôi – tôi không phải là kiến trúc sư, thì tôi cũng thấy là ở một địa điểm tương đối hẹp về không gian như vậy, mà xây lên một tòa nhà 40 tầng như vậy, chắc chắn sẽ không cân đối với tất cả cảnh quan xung quanh.
Đặc biệt quanh đấy còn hai công trình cổ rất có giá trị là Nhà hát lớn và Tòa đô chính cũ, mà bây giờ gọi là Ủy ban Nhân dân Thành phố. Chưa kể là việc phá bỏ rồi xây dựng một tòa nhà khác, trên một khu đất có thể nói là « khu đất vàng ». Ở đây, không phải chỉ là « vàng » về mặt kinh tế đâu, mà về mặt văn hóa và lịch sử. Rõ ràng là phải hết sức cân nhắc, vì như vậy vô tình chúng ta đã phá bỏ đi một di sản văn hóa của thành phố Saigon.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, không phải vì chưa bao giờ được chính thức coi là di sản, mà vai trò của thương xá Tax không được tính đến.
TS Nguyễn Thị Hậu: Không cứ phải có danh hiệu thì mới trở thành di sản. Theo tôi, khu vực bùng binh Nguyễn Huệ và Lê Lợi, toàn bộ cảnh quan và kiến trúc của khu vực đấy nên coi là di sản văn hóa của quy hoạch đô thị. Đừng xem xét tòa nhà thương xá Tax chỉ như một nơi bán hàng hay một công trình đơn lẻ, mà phải đặt vào trong tổng thể quy hoạch chung của cả khu vực trung tâm đó thì mới thấy cái giá trị của tòa nhà.
Có một điều mà nhiều người không để ý, hoặc chưa quan tâm : bất cứ một di sản, một tòa nhà cổ nào cũng luôn luôn hiện diện trong ký ức của những con người đã sống ở khu vực đó, ở thành phố đó. Tình yêu của người ta đối với nơi họ đang sống, đã sống phụ thuộc rất nhiều vào những ký ức của họ. Có thể là tình cảm gia đình, người thân và đối với cảnh quan, nơi họ đã từng có những kỷ niệm. Điều này rất có giá trị. Cho nên nếu chỉ đánh giá thương xá Tax chỉ là một địa điểm thương mại, bây giờ đã cũ thì phá đi xây cái mới, thì vô hình chung đã xóa bỏ ký ức của rất nhiều người. Như vậy hoàn toàn bất lợi cho việc nuôi dưỡng một tình yêu, nuôi dưỡng tình cảm đối với một đô thị có rất nhiều người sinh sống.
Kiến trúc sư trẻ Trần Hữu Khoa nhận định giá trị của thương xá Tax rất lớn, nếu so sánh với các thương xá khác có tuổi đời tương đương trên thế giới đã được xếp hạng di sản.
KTS Trần Hữu Khoa: Năm ra đời của thương xá Tax là khoảng năm 1880, tính đến nay được 134 năm. Đối với những công trình có chức năng thương mại trên thế giới có cùng độ tuổi, thì nay những công trình đó đã trở thành những di sản của các quốc gia sở hữu. Qua đó chúng ta có thể thấy được giá trị của thương xá Tax rất lớn.
Ngoài ra, phiên bản ban đầu của thương xá Tax đánh dấu một giá trị về kiến trúc riêng biệt cho Việt Nam thời thuộc địa Pháp. Nó mang dáng dấp vừa là art-décor, vừa có những nét truyền thống của Việt Nam như là mái ngói. Kiến trúc thuộc địa là nền kiến trúc đang bị bỏ ngỏ, chưa được đào sâu nghiên cứu.
Việc người ta chuẩn bị đập đi thương xá Tax cũ và xây lên công trình 40 tầng tại vị trí hiện nay, theo tôi, trước tiên là nhu cầu về cao ốc của Saigon đang bị chững lại. Rất nhiều cao ốc hiện nay diện tích thuê không đạt quá nửa, thì việc xây cao ốc mới sẽ không giúp giải quyết được bài toán kinh tế, mà lại đánh mất đi giá trị về lịch sử, văn hóa của thương xá Tax.
Về mặt cảnh quan đô thị, Saigon hiện nay đang có một lợi thế so với các nước xung quanh, là giữ được hệ thống đô thị có từ thời Pháp qua đến thời Việt Nam Cộng Hòa cho đến nay. Những công trình đặc biệt tiêu biểu như Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Thành phố, chỉ khi được đặt bên trong cảnh quan một đô thị đã sống cùng với mình qua năm tháng thì mới có giá trị thật sự.
Còn nếu những công trình xung quanh các công trình lịch sử này bị phá bỏ, thay thế hoàn toàn bằng những công trình hiện đại, thì giá trị lịch sử sẽ bị giảm đi rất nhiều. Và có thể đến một lúc nào đó, chúng trở nên trơ trọi, không còn ý nghĩa gì nữa, đối với Saigon và những thế hệ trẻ sau này muốn tìm hiểu về lịch sử của thành phố họ đang sinh sống.
Nhắc đến kinh nghiệm giữ gìn các công trình cổ ở những nước khác, bà Nguyễn Thị Hậu cho rằng nếu chỉ chú ý đến mặt kinh tế và không quan tâm đến cộng đồng thì nhiều di sản có thể sẽ tiếp tục mất đi.
TS Nguyễn Thị Hậu: Các đô thị của các nước mà tôi đã có dịp đến, tôi thấy tất nhiên trước đấy cũng đã từng có những sai lầm như chúng ta bây giờ, nhưng họ đã giải quyết tốt từ vài chục năm nay. Có những khu vực họ xây dựng những đô thị mới, hoàn toàn hiện đại với rất nhiều vật liệu và kiểu dáng hiện đại ; để phục vụ cho những nhu cầu về thẩm mỹ mới, nhu cầu cuộc sống mới của con người, cũng như cho sự phát triển của đô thị, của đất nước.
Nhưng ở những đô thị cũ, hoặc những khu trung tâm của các thành phố lớn, rất nổi tiếng về văn hóa chẳng hạn, thì người ta cố gắng gìn giữ lại những gì cổ xưa đã làm nên bản sắc của thành phố đó. Những gì mà du khách đến hoặc đã rời đi, người ta nhớ về thành phố đó là nhớ đến những di tích như vậy.
Bản thân tôi cũng đã đến Paris vài lần. Tôi nhận thấy thành phố cũng đã cố gắng gìn giữ vốn di sản rất tốt. Bên trong các tòa nhà cổ, họ có thể thay đổi về nội thất, nhưng bên ngoài mặt tiền các ngôi nhà đó, người ta quan niệm đấy là không gian công cộng của đô thị. Và không gian công cộng này khi đã được coi là di sản thì cá nhân hay bất cứ tổ chức nào đều không được phép thay đổi, nếu như không có ý kiến, không có sự đồng thuận của cộng đồng.
Nếu chúng ta phát huy được tinh thần của cộng đồng, thì chắc chắn việc bảo tồn hay không bảo tồn, phát triển như thế nào… sẽ được phù hợp hơn. Nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách thuần túy, với cách nhìn như vậy thì chắc chắn còn nhiều di sản sẽ phải mất đi.
Về giải pháp, so sánh với các nước xung quanh như Thái Lan, kiến trúc sư Trần Hữu Khoa đề nghị :
KTS Trần Hữu Khoa: Việc hiện đại hóa một công trình thì trên thế giới có nhiều cách, và họ làm rất tốt. Nhìn sang bên cạnh, có thể so sánh với thương xá Siam của Thái Lan trước đây, có không gian bên trong và hoạt động gần giống với thương xá Tax hiện nay, quy mô cũng tương đương. Siam Center qua năm tháng vẫn giữ lại cấu trúc, vẫn là một công trình thấp tầng giữa những công trình cao tầng xung quanh. Họ chỉ thay đổi mặt đứng, kèm với thay đổi không gian bên trong để trở thành một công trình hiện đại vào bậc nhất của Bangkok.
Qua đó tôi tin rằng không nhất thiết phải xây dựng một công trình cao ốc 40 tầng mà vẫn có thể tạo ra được một công trình thương mại hiện đại dựa trên cấu trúc cũ của thương xá Tax, kết hợp cải tạo những phần đất xung quanh vẫn còn trống như bãi xe hiện tại.
Khả năng Saigon làm được một công trình mới hoàn toàn và phù hợp với những công trình lịch sử xung quanh là rất khó. Vì vậy chúng ta nên chọn việc dễ hơn là giữ lại phần mặt đứng hiện nay, đồng thời cải tạo không gian bên trong để phù hợp với nhu cầu hiện đại. Theo tôi, đó có thể là phương án tốt nhất hiện nay.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đồng thời là chuyên gia về quy hoạch đô thị nhận xét :
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi cho rằng những dự án có tính chất nhạy cảm như vậy, có dính đến lịch sử, bảo tồn, đến những khu vực trung tâm có những công trình cổ - chẳng hạn như Tax nằm gần Rex, gần Ủy ban Nhân dân, Nhà hát Thành phố, thì có hai chuyện nên làm.
Thứ nhất, những công trình như thế luôn luôn phải có cuộc thi. Sẽ có những phương án, ngoài giới chuyên môn chấm rồi cũng nên triển lãm cho người dân góp ý. Sau đó quyết định sao thì tùy, nhưng ít nhất là phải tham vấn ý kiến rộng rãi, như vậy mới dễ đạt được sự đồng thuận, gắn bó người dân thành phố lại với nhau.
Điểm thứ hai, khi tổ chức một cuộc thi như vậy, người dân cảm thấy gắn bó với nó thì cũng có lợi cho nhà đầu tư. Vì người đầu tư sẽ có được một công trình có giá trị văn hóa lịch sử và hiện đại, chứ không chỉ là công trình kinh doanh.
Điển hình là công trình Vincom Center B, trước là thương xá Eden, khi muốn phá bỏ người dân không ủng hộ lắm, nhưng cũng có một số người muốn làm. Cuối cùng tuy phương án B không phải là hoàn hảo lắm, chưa vừa lòng mọi người, nhưng trong giới chuyên môn trong và ngoài nước mà tôi được tiếp xúc, người ta vẫn khen trung tâm B này nhiều hơn trung tâm A có hai tháp cao xây phía trước. Như vậy chứng tỏ những công trình nhạy cảm như thế nên có thông tin cho người dân.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng thật ra chỉ có tòa nhà Grands Magasins Charner lúc mới ra đời là kiến trúc đẹp nhất, sau nhiều lần sửa sang, Tax nay đã mất đi vẻ đẹp cổ kính ban đầu. Ông đề nghị một giải pháp dung hòa : vừa cải tạo vừa xây thêm.
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Trở lại với thương xá Tax, về góc độ chuyên môn thì mình phải thấy mấy điểm. Về mặt giá trị kiến trúc, nếu xem lại lịch sử, khu thương xá Tax đẹp nhất vào lúc mới được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, với những hình khối rất đẹp. Có một điểm nghịch lý là càng sửa, càng nâng tầng thì nó càng xấu. Hiện nay giá trị của nó về mặt kiến trúc không còn nhiều, chỉ còn ở một số nơi như khu cầu thang, hay một số khu vực lát mosaique, đẹp lắm. Nhưng về mặt cấu trúc thì chỉ là một cấu trúc bê-tông bình thường thôi, và giá trị sâu xa hơn là tình cảm của người dân.
Như vậy về một giải pháp cho thương xá Tax, tôi thấy có một giải pháp dung hòa. Công trình này có thể xem xét vừa cải tạo vừa xây mới. Mình sẽ bàn với những nhà văn hóa, lịch sử xem phần nào nên giữ, phần nào không cần giữ. Trường hợp phải đập thương xá Tax đi, thì khi xây lại, cái podium cũng không được cao hơn tòa nhà khách sạn Rex. Khối tháp phải thụt vào, chứ không phải đập rồi xây một cái thiệt to ngay ngã tư thì tôi cho rất là phản cảm. Tôi thấy dự án của một nhà thiết kế Hồng Kông hay Đài Loan gì đó, cách đây cũng lâu rồi, rất hy vọng đó không phải là phương án được chọn để xây.
Khi chúng ta xây mới thật ra cũng có cái lợi. Phần tháp thụt vào phía sau, tháp cao thì móng cũng phải sâu, có những tầng hầm. Thì những tầng hầm này, ngoài việc cung cấp nơi đậu xe, cũng phải nghĩ đến chuyện có một phần là những thương xá kết nối thẳng vào những tầng hầm của trạm métro sắp xây. Như vậy khi ra khỏi métro người ta sẽ đi thẳng vào nhà luôn, không cần phải đi lên công trình ở trên. Nếu bạn nào đã từng đi Montréal, sẽ thấy đây là một mô hình rất thành công, đem lại giá trị cho sinh hoạt của người dân và cũng giải quyết được vấn đề kẹt xe vào giờ cao điểm.
Theo nhận định của kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, thương xá Tax nằm ngay góc một ngã tư rất quan trọng của khu vực trung tâm Saigon. Nếu bất đắc dĩ phải xây cao tầng, thì nhà thiết kế cần chọn cách xử lý sao cho hạn chế được tối đa việc phá vỡ cảnh quan.
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ từ hồi thành lập thành phố cho tới giờ vẫn là một ngã tư rất quan trọng. Hiện nay có những công trình đã giữ được tới ngày nay rồi : một đầu là Ủy ban Nhân dân, một đầu là Nhà hát Thành phố, đầu kia là chợ Bến Thành và ngay ở góc ngã tư này đã giữ được khách sạn Rex. Vincom Center B sau những góp ý của thành phố và người dân, khi xây lại họ cũng không xây cao lắm, và phong cách bán cổ điển tương đối tương hợp.
Như vậy Tax cũng như góc tư còn lại, bốn góc tư này khối đế của nó tức là podium không nên xây cao quá, chừng năm, bảy tầng thôi, và trên mái nên có vườn. Khối tháp nếu muốn xây nên thụt vào, giựt thấp, chuyển từ từ. Nếu xây một cục 40 tầng to đùng thì rất phản cảm ! Phải chia thành những khối tháp chuyển tiếp dần và có những mái có cây xanh.
Cái lõi giới hạn bởi tuyến đường Hàm Nghi – Nguyễn Huệ - Lê Lợi, khu vực đó thật ra có thể xây nhà cao tầng. Nhưng khu gần ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi thì không nên xây cao. Nếu muốn làm 40 tầng đi nữa thì phải xa hơn một tí, tức là khi đứng ở ngã tư này thì tầm nhìn được mở lên không bị ngăn cản ; và cây xanh tầng tầng lớp lớp chuyển lên thì sẽ nhẹ nhàng hơn.
Về nghề nghiệp thì nói ngoài lề vậy thôi. Thật sự ra tôi cũng rất mong dự án này không nên để chủ đầu tư đưa ra một thiết kế mang tính áp đặt. Thành phố nên yêu cầu nhà đầu tư tổ chức cuộc thi, và trong ban giám khảo có những người có trách nhiệm của thành phố, và những người quan tâm đến việc tổ chức không gian lại như thế nào, để chọn một phương án phù hợp.
Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, việc khoanh vùng một khu vực có giá trị lịch sử là hết sức cần thiết :
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Để định vị khu giá trị lịch sử, chúng ta có thể lấy đầu tiên là Ủy ban Nhân dân, kế đến là thương xá Tax, chợ Bến Thành rồi Dinh Độc lập, trường Lê Quý Đôn, nhà thờ Đức Bà rồi đến bệnh viện Grall, nay là bệnh viện Nhi Đồng, và trở lại Nhà hát Thành phố. Chúng ta sẽ có ý niệm một khu lõi lịch sử. Trong khu lõi này, phải rất cẩn trọng việc xây nhà cao tầng.
Thương xá Tax nằm ở rìa khu lõi lịch sử này. Như vậy tôi cho rằng nếu người kiến trúc sư hiểu văn hóa thành phố, hiểu giá trị lịch sử thì khi làm dự án sẽ có sự chuyển tiếp. Chuyển tiếp về mặt phong cách kiến trúc cũng như về mặt không gian, về mặt sử dụng như thế nào cho phù hợp.
Nếu chúng ta nhìn xung quanh, những đô thị đã phát triển cả trăm năm trở lên nổi tiếng trên thế giới, cũng luôn có vấn đề khu cũ và khu mới. Thường thường cách ứng xử của tất cả các thành phố đó đều có khoanh vùng khu lịch sử. Và những công trình cao tầng trong khu lịch sử đó thì không được xây đâu, muốn xây thì xây ở xa.
Thành ra khi thăm thành phố có điều rất thú vị là có thể thăm từng khu. Thành phố mình ba trăm năm, mà nếu giới thiệu được khu này là 300, 200 năm, khu kia 100 năm, khu nọ là hiện đại, thì sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Nó nói lên lịch sử, cho người dân thấy được sự phát triển của thành phố, và giới thiệu được văn hóa của nơi này cho du khách.
Việc giữ gìn khu trung tâm lịch sử rất quan trọng. Đầu tiên chúng ta phải khoanh vùng khu này. Nhiều năm nay tôi cũng ráng vận động xác định cái ranh giới ấy. Nhiều năm nay tôi cũng ráng vận động xác định cái ranh giới này. Vì nếu không xác định được sẽ rất là khó, chúng ta suốt ngày cứ chạy theo đuôi các nhà đầu tư. Họ mua được miếng đất rồi họ cứ xây lên, báo chí cứ xúm vô nói này kia…Tôi thấy tốt nhất là cứ khoanh vùng nó, và trong khu đó nếu xây dựng cao tầng thì phải cân nhắc.
Có một điểm nguy hiểm như thế này. Hồi xưa có câu chuyện một người mặc áo trắng, đi đâu cũng sợ dơ. Nhưng chỉ cần một lần bị cái xe đi ngang làm bắn bùn lên áo thì họ không cần giữ nữa. Tương tự như vậy, tôi cũng lo là cái khu lịch sử nếu chúng ta không quản một cách chu đáo, một ngày nào đó khu này cũng hư luôn, và sau đó người ta không còn giữ gìn nó nữa thì rất là đáng tiếc.
Được biết hiện nay đang có một kiến nghị trên mạng yêu cầu chính quyền thành phố nên xem xét lại việc xóa sổ thương xá Tax. Lá thư kêu gọi các bạn sinh viên kiến trúc và những người yêu không gian kiến trúc trung tâm Saigon tham gia chiến dịch ký tên phản đối, chụp hình kỷ niệm ở thương xá Tax, và thực hiện nghiên cứu khoa học chi tiết để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn không gian lịch sử.
Trên thực tế, bên cạnh những tiếng nói tâm huyết, vẫn còn những người cho rằng đã cũ thì phá đi xây mới cho hiện đại, chẳng có gì phải kêu ca, thậm chí còn lớn tiếng miệt thị những ai hoài cổ. Thái độ vô cảm, cũng như việc làm quy hoạch mà không quan tâm đến ý kiến của cư dân khiến người ta không thể không nhớ đến câu nói nổi tiếng : « Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác ».
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140827-xoa-so-thuong-xa-tax-them-mot-phat-sung-ban-vao-qua-khu

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Bằng tiến sĩ y Việt Nam không được thế giới công nhận?

Bằng tiến sĩ y Việt Nam không được thế giới công nhận?

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nói rằng bằng tiến sĩ y khoa VN không được thế giới công nhận cũng không hẳn sai, nhưng cũng nên nói thêm rằng bằng bác sĩ của VN cũng chẳng được ai công nhận. Hai chữ “công nhận” ở đây còn tuỳ vào bối cảnh. Nếu ứng viên tốt nghiệp tiến sĩ ở VN mà có bài báo khoa học công bố trên những tập san quốc tế có impact tốt thì ứng viên vẫn có thể xin việc bất cứ nơi nào trên thế giới. Còn nếu tiến sĩ VN không có công bố gì thì đúng là chẳng ai công nhận. Nhưng bác sĩ thì khác, hai chữ “công nhận” gắt gao hơn tiến sĩ. Bác sĩ có bằng cấp từ VN không được hành nghề khám chữa bệnh ở các nước phương Tây, vì bằng cấp của họ không được công nhận và họ chưa qua tái huấn luyện lâm sàng ở nước sở tại.

Bài viết này (1) có vài so sánh theo tôi là dễ gây ngộ nhận, có lẽ do người phát biểu chưa am hiểu vấn đề đào tạo đại học ở các nước như Mĩ hay Úc. Không nên so sánh kiểu như “Ở Mỹ không coi trọng TS bằng bác sĩ. Người Mỹ ít làm TS, và nếu muốn người ta có thể có bằng TS trước khi trở thành BS” (1). Tôi đồ rằng chính người nói chưa chắc hiểu hệ thống đào tạo ở các nước như Mĩ hay Úc. Bằng tiến sĩ là thuộc loại academic (hàn lâm), còn bằng bác sĩ là thuộc loại vocational training (hướng nghiệp). Không nên lẫn lộn hai triết lí đào tạo này và môi trường tác nghiệp. Nếu hành nghề khám chữa bệnh thì dĩ nhiên bác sĩ quan trọng hơn tiến sĩ. Nhưng nếu hành nghề nghiên cứu trong các đại học, viện nghiên cứu, thì tiến sĩ quan trọng hơn bác sĩ.



Nói người Mĩ ít làm tiến sĩ là không hẳn đúng. Trước đây, các đại học đào tạo ra bác sĩ, nhưng họ chỉ loay hoay khám chữa bệnh và nặng với nhiệm vụ lâm sàng, nên kiến thức khoa học rất kém. Làm bác sĩ mà kém khoa học thì chẳng khác gì thợ khám chữa bệnh. Thế là sau này có “phong trào” học tiến sĩ để thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhưng bác sĩ quá bận nên làm sao có thì giờ đi học tiến sĩ. (Ở Mĩ đâu có học tiến sĩ tại chức như VN). Thế là có trường đại học đề ra sáng kiến chương trình MD-PhD. Hình như là Đại học Johns Hopkins có sáng kiến này đầu tiên, rồi sau đó các trường khác làm theo. Theo chương trình MD-PhD sinh viên học tiền lâm sàng 2 năm, sau đó chuyển sang chương trình PhD từ 3-5 năm, và sau đó là hoàn tất chương trình lâm sàng 2 năm. Do đó, khi tốt nghiệp, sinh viên vừa trở thành bác sĩ mà cũng là nhà khoa học tạm hoàn chỉnh.
Xem thường nghiên cứu cơ bản

Có một câu phát biểu tuy đúng nhưng tôi nghĩ có hơi hám … nguỵ biện vì so sánh giữa táo và cam: “TS nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi.”

Câu nói trên nếu từ một bệnh nhân thì có thể bỏ qua, nhưng nếu từ một bác sĩ thì nó thể hiện cái “ignorance” và thiếu hiểu biết của người bác sĩ. Nói ngắn gọn: Không có nghiên cứu cơ bản thì không có nền y khoa hiện đại như hiện nay. Anh chàng bác sĩ cho một viên thuốc và bệnh nhân khỏi bệnh, và tưởng đó là công của mình, nhưng anh quên rằng để có viên thuốc đó là một quá trình nghiên cứu công phu, lâu dài, và phải qua bao nhiêu thất bại mới có được viên thuốc đó. Cách nói đó cho thấy người bác sĩ hời hợt, chỉ nhìn thấy cái ngọn mà không nhìn thấy cái gốc.

Câu hỏi quan trọng hơn là: Thế nào là “giỏi”? Ai đánh giá anh là “giỏi”? Ngày ngày khám bệnh, cho thuốc, và thấy bệnh nhân cải tiến, có bác sĩ nghĩ như vậy mình là giỏi. Bệnh nhân cũng nói mình là giỏi. Thế là bác sĩ nghĩ mình giỏi thật, và tự hào với cái giỏi đó, xem ai cũng không giởi bằng mình, ai cũng không quan trọng bằng mình. Có bác sĩ tự xem mình là thánh, là ông trời con. Một kiểu nói theo tiếng Anh là self-serving và self-important.

Cho dù có định nghĩa giỏi là gì và có đánh giá khách quan, một người bác sĩ có thể chữa bệnh giỏi nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ là người thợ. Ở quê tôi ngày xưa có chú Sáu T, chú chỉ là y tá nhưng do kinh nghiệm lâu năm, chú là vị cứu tinh cho dân làng mấy chục năm trời (nhưng cũng không biết bao nhiêu là nạn nhân). Nhưng dù sao thì chú vẫn là “thợ”, chứ không phải “sĩ”. Để thành “sĩ” người thầy thuốc cần phải biết về khoa học. Để “giỏi” bác sĩ không chỉ dừng ở chỗ thấy bệnh nhân tốt hơn mà còn phải tìm hiểu có thật sự thuốc có tác dụng hay cái gì khác, tại sao thuốc có tác dụng và cơ chế tác dụng là gì, tại sao kháng thuốc, cơ chế kháng thuốc là gì, v.v. Những câu hỏi đó không thể trả lời bằng lâm sàng, mà phải có nghiên cứu cơ bản. Đó chính là lí do tại sao nhiều bác sĩ bỏ cả sự nghiệp để theo đuổi nghiên cứu cơ bản.

Tôi nghĩ cái quan điểm nằm trong câu “Tiến sĩ nhiều khi ở lĩnh vực chuyên sâu quá, làm việc ở các viện nghiên cứu, các labo chưa chắc đã đáp ứng được nhiệm vụ ở BV là khám chữa bệnh giỏi” nó nguỵ biện và nguy hiểm. Nguy hiểm là vì nó khuyên bác sĩ không nên làm nghiên cứu khoa học. Nguy hiểm là vì nó xem thường nghiên cứu cơ bản và những người dấn thân làm nghiên cứu cơ bản. Chính vì xem thường nghiên cứu cơ bản nên y khoa VN không phát triển nổi, không sáng chế được cái gì quan trọng. Để sáng chế cần phải có nghiên cứu cơ bản. Nhưng nghiên cứu cơ bản ở VN không được xem trọng (thể hiện qua câu phát biểu vô trách nhiệm trên) thì làm sao sáng chế được gì. Không sáng chế được thì phải dùng cái của người khác, và thế là biến VN thành một nước lệ thuộc vào nước ngoài.

Nguồn: FB Nguyen Tuan 
 
  Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30388