Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

PLEIKU- THÀNH PHỐ MÂY BAY!!!

PLEIKU- THÀNH PHỐ MÂY BAY!!!

 
 
 Chiều hoàng hôn buông xuống Pleiku
Thành phố Pleiku
 
 
  Biển Hồ Pleiku
alt 
 
Hồ Tơ Nưng { Gia Lai }
Núi Hàm Rồng
Kiể kiến trúc nhà Thương Tây Nguyên - Pleiku.
 
 Nhà Thượng - Pleiku
 
 
Núi Hàm Rồng- Căn cứ quân sự Trung Đoàn 47/SĐ,22BB
 
Hoa Dã Quỳ  bên bờ Biển Hồ Pleiku
 
 Biển Hồ- Biển núi Pleiku.

 
OctIu Mitto, chắc quê hương bạn ở Pleiku, tôi là lính của Trung đoàn 47/SĐ 22 BB, đóng quân tại căn cứ Hàm Rồng, cách thành phố mây bay-Pleiku- 4- 5 Km.
Tôi thường hành quân vượt tuyến sang Campuchia tại cửa biên giới Đức Cơ, hay đôn điền Catexca của người Pháp.Mỗi lần thắng trận về... được các " Chị em ta- Gái giang hồ ra đón tiếp ". Không có một đơn vị nào của Quân Khu II của Pleiiku thuộc Tướng Ngô DZU ra làm dàn chào đoán tiếp. lại cấm trại lính chúng tôi vào thành phố vui chơi, giải trí, sau 1.5 tháng trời hành quân mệt mỏi, từ bên Cam phu chia trở về.
Tướng ngô DZU Tư lệnh Quân Khu II & Quân Đoàn 2. Bộ TL đóng Plei ku, sợ lính chúng tôi về quậy phá Pleiku, nên cho Quân Cảnh trấn đóng các ngả tư trong thành phố và bắt lính chúng tôi về đồn Quân Cảnh nhốt hết!?. vì say sưa đập phá quán của tướng vùng Ngô DZU!?. Khi hay được tin lính chúng tôi bị lính kiểng của tướng Ngô DZU bảo kê các quán Bar, của tướng Ngô DZU kinh doanh, và làm ăn trên mồ hôi, xương máu của lính tôi.
Từ căn cứ Hàm Rồng, một đại đội, của Trung Đoàn 47, điều động 4 xe GMC đầy lính, mang theo 4 khẩu đại liên M.60 đặt trên nóc xe, chạy ra thành phô Pleiku, bao vây đồn Quân Cảnh, cũng là bạn học đồng khóa sĩ quan. Sau khi thả lính chúng tôi ra, như chưa đã cơn say...khi gập lại bạn bè trưởng đồn quân cảnh, uống một chầu rượu say sưa và kéo lính tôi đến quán Bar của Tướng Ngô DZU đập phá, và đốt cháy 2 xe Jeep của lính kiểng ông ta...
Vì phá chuyện làm ăn của Tướng Quân Khu, vùng 2 chiến thuật, nên Trung Đoàn 47/SĐ 22 BB chúng tôi bị "Đì " và bị đày ra Dack Tô, Dack shut tận ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào. Để rồi tôi gặp phải trận BEN-Hét và nổi danh " ÔNG THẦN BEN HÉT" luôn từ đó!. Thật là "Thời thế tạo anh
hùng..." có khác!??



Huỳnh Mai St.8872
Thích · Trả lời · khoảng một phút trước
Pleiku 1966 - ARVN II Corps headquarters - Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 - Quân Khu 2 VNCH tại Pleiku với Cổng Thành mang tên "THÀNH PLEIME"....

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

TÙ CẢI TẠO- NỮ QUÂN NHÂN QL.VNCH

 







(28-12-1964) FLORENCE NIGHTINGALE THỜI ĐẠI HÀNG KHÔNG: Tại Saigon--Quần áo ướt sũng, một nữ y tá Nhảy Dù VNCH leo lên sau cú nhảy biểu diễn xuống sông Saigon hồi tuần qua. Các nữ y tá đã có dịp hành nghề ngoài chương trình khi họ săn sóc cho nhiều lính dù bị thương trong khi nhảy. Nhưng bản năng muôn thuở của phái nữ vẫn không đổi: Các nữ y tá trước tiên dừng lại để vuốt tóc cho gọn và tô chút son môi trước khi mở những cuộn băng ra...

P/S : "Nữ Nhi còn khoác chiến y,
Nam Nhi há dễ kém chi hồng quần...

{ Ảnh của Sài Gòn Xưa & Nay } 

TÙ CẢI TẠO- NỮ QUÂN NHÂN QL.VNCH
"Nữ Nhi còn khoác chiến y,
Nam Nhi há dễ kém chi hồng quần..."

Địa điểm trình diện tập trung sĩ quan cải tạo là trường trung học Nguyễn Bá Tòng, đường Bìu Thị Xuân. Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi tiếp cận với Đại Úy Mai- Nữ quân nhân QL.VNCH- và rất ngại ngùng cho nữ Đại Úy, một khi trở thành thân phận nữ tù binh chiến tranh như cánh mày râu chúng tôi!?
Đồng tù, chúng tôi rất trân trọng và quý mến nữ Đại úy như một " Cánh Hoa thời loạn, lạc giũa rừng gươm" dù lớn cấp bậc hơn, nhưng chúng tôi vẫn quý nàng như chi1ng thương cấp của mình. Ví như bọn vệ binh đỏ VC có sàm sở với Đại Úy Nữ Quân nhân này, chúng tôi sẵn sảng chiến đấu!? vì tình " huynh đệ chi binh.." với chút tình ngưởng mộ sắc đẹp kiêu hùng và anh dũng, dám đi tù cải tạo như nành!!!
Chúng tôi có duyên hội ngộ trong tù Cải tạo Long Khánh, và cùng chung số phận sống chết trong trận " Đạn Nổ Trong Tù Cải Tạo Long Khánh " do cuốn hồi ký tôi viết, liên kết:
http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/03/no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-huynh.html
Chúng tôi, ở riêng nhau, và cách nhau một hàng rào kẽm gai dày dặt. Mỗi khii lao động noài nông trường về, có hái vài trái bắp, đào ít củ khoai mì; đợi lúc đêm về, lủ vệ binh đỏ nhủ gục,anh em chung tôi quăng mạnh qua rào, để cho các nàng đở đói lòng...!!!
Chúng tôi xem chị em nữ quân nhân nầy như chính vợ con gia đình mình...Mỗi khi nhìn họ vất vã lao cải tong tù,mà cảm thấy thương thương nhớ vợ nhà...!!!
Nữ quân nhân QL.VNCH

Huỳnh Mai St.8872
{ Đồng tù cải tạo}

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Chủ đề mùa QUỐC NẠN LẦN NHẤT 20.7.1954-2013

 Chủ đề mùa QUỐC NẠN LẦN NHẤT 20.7.1954-2013



NẮNG ĐẸP MIỀN NAM!!!

(chương trình định cư và tiếp nhận đồng bào di cư miền bắc)

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết ngày 20.7.1954, làn sóng người miền bắc đã ra đi trong khuôn khổ hiệp định đã lên đến gần một triệu người. Con số nầy đã được Chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp nhận và được định cư với sự giúp đỡ của các quốc gia đồng minh. Đây là một nổ lực đầy tình tự dân tộc của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một điểm son cho nền đệ nhất cộng hoà.

Đây là vấn đề mà Phật Giáo Ấn Quang và các hàng ngũ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản như: GS Cao Văn Hở, nhà báo Nguyễn Thanh Huy, Tâm Duy Phan Duy Chiêm, Trần Quý Hùng, Cựu Tướng Tôn Thất Đính, HT Thích Thắng Hoan, GS Trần Quang Thuận, Ni sư Chúc Hiếu, Nguyễn Huy Sỹ, Diệu Đức, ca sĩ Triệu Mỹ Ngân, Nguyễn Phú Hùng, GS Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Vũ Ánh, cựu Đ. Tá Đặng Nguyên Phả, và nhà Đào Văn Bình, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng... hãy tự ăn năn, sám hối vì đã bêu xấu chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Quý vị đã làm gì ?? trong thời điểm nầy để chia sẽ niềm khổ đau của đồng bào ruột thịt miền bắc đang vì nạn cộng sản mà rời bỏ quê hương đến với miền nam nắng ấm hiền hoà và tin tưởng vào chính nghĩa quốc gia của một nước đang trong thời kỳ tân lập son trẻ như VNCH?? Trong khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải vừa lo lắng cho một triệu đồng bào ruột thịt, đồng thời phải bình định khắp nơi vì loạn xứ quân và Bình Xuyên vừa phải xây dựng khẩn cấp nước VNCH trong việc hội nhập vào cộng đồng thế giới. Quý vị đang bị khiếm thị giác và thính giác?? Trời sinh quý vị có 2 tai, 2 mắt để phân biệt chính tà, phải quấy, sao quý vị tự phá huỷ các cơ quan chức năng mà trời đã ban phát cho quý vị?? Tôi là một hậu duệ của VNCH , thành thật mà nói, tôi rất tội nghiệp cho sự khuyết tật của quý vị!!

CHƯƠNG TRÌNH GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO DI CƯ:

Ngày 9.8.1954 Phủ" Tổng Uỷ phụ trách đồng bào tị nạn" với nhiệm vụ điều khiển việc định cư, đón tiếp và gây dựng cơ sở mới cho đồng bào di cư ( Nghị định 111.TTP/VP)
Ngày 02/02/1955, Hoa Kỳ đã hoàn tất chương trình viện trợ để ổn định 500.000 người di cư... Ngày 28/02/1955, Hoa Kỳ tháo khoán 18 triệu Mỹ Kim giao trực tiếp cho Việt Nam mà không qua tay Pháp...

Bắt đầu từ 11/3/1955 thì ngay khi tầu cập bến được cấp 800 đồng mỗi người, cấp một lần một và sau đó được đưa tới các trại định cư. Khi tới trại định cư được cấp 3.000 đồng để tự túc dựng lấy một căn nhà, chia làm ba kỳ để mua vật liệu cất nhà như tre, nứa. Chưa kể được cấp phát giường chiếu, chăn mùng, cấp phát dụng cụ làm ruộng, hạt giống, phân hóa học để mưu sinh. (Tài liệu Phủ Tổng Ủy di cư, trích lại trong Bình Giả, quê Hai, tác giả Đình Quang).

Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan từ thiện như CARE cung cấp 25 ngàn thùng quần áo, giầy dép

Ngày 1/7/1955, ngân khoản mà Hoa Kỳ đã trợ cấp cho người di cư là 1 tỉ 58 triệu. Trong đó có 480 triệu để trợ cấp định cư, 300 triệu để trợ cấp cho người định cư làm nhà.

Ngày 1/7/1955, đại sứ Mỹ Rheinarat trao cho Thủ tướng Ngô Định Diệm ngân phiếu 11 triệu Mỹ Kim của dân chúng Hoa Kỳ tặng cho người di cư. Không quên là trước đó tháng 12/1954, tướng Lawton Collins đã trao một chi phiếu 28.571.428 triệu Mỹ Kim. (Trích Bình Giả, quê Hai, Đình Quang).

Cũng cần ghi nhận là những số tiền lớn như thế đã được trao cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm, sau đó được phân phối cho các trại tị nạn về phân phối lại...Khi tới trại tạm cư, mỗi người được trợ cấp 12 đồng/ngày cho người lớn và 6 đồng/ ngày cho trẻ em. ..

Tính đến ngày 30/10/1955 có tất cả là 887.890 người đã được di cư vào miền Nam. Trong đó cần định cư 596.031 người. Còn lại 140.000 sống rải rác khắp nơi và 125.393 là gia đình các quân nhân. Để định cư con số hơn nửa triệu người thì chính quyền đã cho thiết lập được 156 trại ở Nam Phần, 65 trại ở Trung Phần và 34 trại ở vùng Cao Nguyên...

Hơn nửa triệu người cần được tái định cư, phải lo cho họ có nơi ăn chốn ở, có công ăn việc làm tự túc, có trường học cho trẻ em, có trạm y tế cho người ốm đau và nhất là nơi thờ phượng tôn giáo. Ở chỗ nào có dân di cư thì ở đấy có chùa chiền, nhà thờ...

Đó là một điểm son cho việc định cư gần một triệu người tỵ nạn...
Cơ quan xã hội công giáo Hoa Kỳ, The National Catholic Welfare Conference (NCWC) với 400.000 cân (Anh) sữa bột và sau đó còn gửi thêm một số lượng khổng lồ là 1.000.000 pounds sữa bột, 900.000 pounds dầu ăn, bơ và phó mát...
Bên cạnh cơ quan xã hội công giáo Hoa Kỳ, còn có cơ quan The Catholic Relief Service đã cứu trợ 1.100 tấn quần áo và thuốc men, 50 máy may và trường học dạy may, giúp xây cất 69 nhà thờ, giúp xây dựng 81 Hợp tác xã, giúp xây một nhà thương ở Biên Hòa với 250 giường bệnh, giúp xây dựng các trại mồ côi ở ở Thủ Đức, Gò Vấp, Ban Mê Thuột, giúp xây dựng nhà thương cho người cùi ỏ Di Linh, giúp xây dựng 4 nhà máy làm gạch ở Phước Lý, Biên Hòa, Tây Ninh và Đà Lạt...
Phải kể thêm các cơ quan thiện nguyện khác như The Phiippine Jaycees, UNICEFF, Rotary club và Jaycee, The American Women Association, Operation Brotherhood, Hội cứu trợ công giáo Pháp và Đức do giám mục Rhodain và Daniels đại diện v.v… (trích tài liệu International Assistance To Refugees)
Rất nhiều bàn tay đã dơ ra để giúp đỡ người di cư trong lúc đầu đến lập nghiệp ở miền Nam.
Cơ quan FOA đã gửi sang những máy làm gạch để ngày đêm dân di cư sản xuất lấy gạch xây trường học.

Nhưng có một vài trại đinh cư như các trại ở Củ Chi mà con số người di cư lúc đầu lên đến 6, 7 ngàn người. Trại này do người Pháp đỡ đầu, được hưởng nhiều quyền lợi từ hai phía, từ chính quyền đến người Pháp giúp ủi đất, dựng nền nhà, đào giếng, xây dựng trường học, nhà thương, nhà thờ do tiền quyên được của nhật báo Le Figaro ở bên Paris tài trợ.

Còn đối với người Mỹ thì như nhận xét sau đây trong Passing the Torch: “Cái Sắn was hailed by the US as a symbol of South Viet Nam‘s determination to shelter people who linked their future with that of the free government”. (Trích Passing the Torch, trang 141) Cái Sắn được chính quyền Mỹ chào đón như biểu tượng về lòng quyết tâm của miền Nam Việt Nam để che chở những ai đặt tương lai của họ vào tương lai của một chính quyền tự do”.

Nhưng để đất có thể trồng trọt được, cơ quan USOM đã dùng 110 máy ủi đất để cào sới đất, sau đó dùng máy cầy san đất. Tính chung là 1.800.000 mét đất đã được ủi và cào xới.
Chính quyền có cấp phát cho các gia đình trâu để cầy ruộng. Trâu mua từ Thái Lan về. Đã có 2148 con trâu đã được cấp phát cho các trại di cư ở Nam Phần và 40 con ở Trung Phần.
Riêng ở Cái Sắn, cứ 4, 5 gia đình chung nhau một con trâu để cầy ruộng...

Trên toàn thể các trại di cư, chính phủ đã giúp đào được 5405 cái giếng và phân phối khoảng 400 tấn phân bón. Đồng thời phân phối khoảng 60 ngàn cuốc xẻng. Chính phủ cũng cho nông dân đi định cư vay một số tiền là 118.217.200 triệu đồng.
Chính phủ Hoa Kỳ còn cung cấp cho dân định cư, lúc đầu là 50.000 người, dự trù thêm 50.000 nữa, một số tiền là 400 triệu đồng cùng với tất cả các dụng cụ nông nghiệp mà số tiền tính ra khoảng 1 triệu Mỹ kim.

Miền nam, được lựa chọn bởi chính người miền bắc sau một thời gian sống với cộng sản... sống với con ác quỷ họ Hồ và đồng bọn. Một triệu lá phiếu bằng chân ra đi trong thời gian quy định của Hiệp Định Genève, đã chứng minh cho thế giới biết thế nào là bộ mặt thật của Hồ cho và Đảng csVN sau 9 năm (1945-1954) cầm quyền tại miền bắc. Sau 20 năm sống với miền nam ( 1955-1975) với VNCH những người dân di cư miền bắc không một người nào có ý định trở lại miền bắc, đó là những câu trả lời rất thiết thực cho các bạn trẻ còn đang sống trong chế độ hiện nay. Các bạn hãy nhìn lại những đoạn đường đã qua, kiểm điểm lại với thực trang ngày hôm nay để tìm cho mình một hướng đi tốt cho tương lai.

Hãy nhìn lại việc bán nước của tập đoàn Ba Đình và Đảng CSVN trong thời gian qua, để đừng tiếp tục lầm lạc trong việc ủng hộ tà quyền đàn áp nhân dân vn và đưa đất nước vào vòng nô lệ đại hán!

Chương trình định cư cho một triệu đồng bào miền bắc...các giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo lần lượt đem quân về để sát cánh với Tổng Thống NĐD trong việc giữ gìn an ninh lảnh thổ VNCH, đã nói lên được khả năng trị quốc của tổng thống Ngô Đình Diệm trong thời gian đầu lập quốc.

Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.
(Ngô Đình Diệm)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=129500090533462&set=a.129499497200188.28825.100004204144219&type=3&theater

Chỉ mới nhận nhiệm sở có vỏn vẹn 13 ngày, Thủ Tướng Diệm cùng các cộng sự của ông đã xăn tay áo bắt tay ngay vào việc tổ chức tiếp đón và định cư đồng bào Miền Bắc, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Đến đây thì người Pháp và người Mỹ mới có thể nhận thức được tài năng của ông Diệm và anh em của ông. Cùng với 15 cộng sự viên, ngân khố trống rỗng, nhân lực thiếu thốn trầm trọng, quân đội thất tán, lòng người còn ngơ ngác hoang mang, không hiểu bằng cách nào mà Thủ Tướng Diệm có thể tổ chức được một guồng máy khổng lồ và hữu hiệu đón nhận trong vòng 10 tháng một khối lượng người đông đảo tới một triệu. Chính quyền đã phân phối thuốc men thực phẩm, phân định khu vực cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn cho đồng bào di cư, cùng vô số những công tác không tên khác. Bộ Tổng Tham Mưu điều động 300 ngàn binh sĩ trấn đóng khắp các quân khu bảo vệ làng thôn, song song với việc gấp rút tiếp thu những vùng Việt Minh đã rút đi về Bắc, v.v.. Nào phải có những công việc đón nhận và định cư ấy đâu, với đồng bào Miền Nam, chính phủ ông Diệm soạn thảo những kế hoạch phục hồi, tái thiết, phát triễn kỹ nghệ, chấn hưng nông nghiệp, khuyến khích và tài trợ đồng bào Miền Trung vào Nam khẩn hoang lập ấp, đẩy mạnh công tác cưỡng bách giáo dục cấp tiểu học và trung học trong hạng tuổi từ 6 đến 14, xây dựng thêm đại học tại Sài gòn và Huế, hỗ trợ đại học Chính Trị Kinh Doanh tại Đà Lạt. Xuất thân từ Trường Hành Chánh, Thủ Tướng Diệm luôn mang mển trong lòng hoài bão gầy dựng một thế hệ viên chức tài năng, mẫn cán và liêm khiết như ông, nên ông đã đích thân thúc đẩy việc thành lập Trường Quốc Gia Hành Chánh để cung cấp cán bộ lãnh đạo đến tận cấp quận. Đất nước vẫn còn đang trong hiểm họa của một cuộc chiến tranh chống cộng tiềm tàng, ông Diệm đã nghĩ đến việc gởi các sinh viên Quốc Gia Hành Chánh theo học những khóa quân sự tại các quân trường lớn, để họ trở thành những hào kiệt văn võ song toàn.

Với nhân lực bổ sung từ Miền Bắc gần một triệu người và với dân số 14 triiệu, trong đó 90% sống bằng nông nghiệp, chính phủ Ngô Đình Diệm đã có chương trình cấp phát ruộng đất cho nông dân, nên trong vòng vài năm sản lượng lúa đã lên đến nhiều chục triệu tấn. Sau một thập niên chiến tranh từ 1945 - 1955, nước Việt Nam Cộng Hòa dưới thời chính phủ ông Diệm đã có thể bắt đầu xuất cảng nhiều triệu tấn gạo để lấy ngoại tệ. Công cuộc phát triễn kỹ nghệ, thương mại cũng được phát triễn mạnh mẽ, những mặt hàng nội hóa đã dần dần có thể cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Người Việt Nam không có tư tưởng chuộng hàng ngoại quốc, vì phẩm chất hàng nội địa rất cao. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Tổng Thống Diệm đã đưa Việt Nam lên hàng cường quốc Đông Nam Á, trước sự ngạc nhiên cùng cực của người Mỹ và sự kính nể của các nước Á châu, nhất là những lân bang như Lào, Miên, Thái, Phi.

Nước Phi có giải thưởng Tổng Thống Magsaysay dành trao tặng cho những vị nguyên thủ quốc gia tài năng của châu Á, năm 1960 đã tặng giải này cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hòa, bởi những thành tích sáng chói mà ông cùng chính phủ của ông đã tạo được. Tổng Thống Diệm
đã làm một nghĩa cử cao đẹp, khi ông hiến tặng số tiền thưởng 15 ngàn mỹ kim cho ngân quỹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma cứu giúp người Tây Tạng vượt biên sang cư ngụ tại Ấn Độ, mặc dù ông là người công giáo thuần thành. Một hành động hết sức đáng ca ngợi của người chí sỉ tài đức vẹn toàn nầy.

Hậu duệ VNCH có dịp hồi tưởng lại một giai đoạn đen tối của lịch sử với cái chết bi thảm của Tổng Thống Diệm, để nhận ra rằng một con người mà đã dâng hiến trọn cuộc đời cho dân tộc và đất nước ấy, dù có bao nhiêu cuốn sách hay bài viết vu khống, bôi nhọ, nhưng hình ảnh một lãnh tụ kiệt xuất nhất của Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20 là Tổng Thống Diệm vẫn luôn là ánh sao chói chang trong lòng người hậu thế và trong lịch sử. Dĩ nhiên Tổng Thống Diệm đâu phải là một ông thánh, để không có những lỗi lầm đáng tiếc, nhưng ông chưa bao giờ có những hành động làm dân tộc ông hỗ thẹn. Trái lại, Tổng Thống Diệm đã để lại trong lòng thế hệ sau tấm gương bất khuất của một sĩ phu : Uy Vũ Bất Năng Khuất. Dân tộc Việt Nam luôn ngẫng cao đầu hãnh diện có một vị lãnh đạo không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước ngoại bang, dù đó là người Pháp, người Tàu hay người Mỹ. Chúng ta và các thế hệ Việt Nam sau nên ghi khắc trong tim niềm kiêu hãnh này : Trong sử sách Đông, Tây và của cả cộng sản, chưa từng có sử gia nào dám gọi Tổng Thống Ngô Đình Diệm là bù nhìn của Pháp hay Mỹ.

Sĩ khí của một nhà nho dân tộc trong con người ông trước những cơn phong ba bão tố như là một bụi TRÚC vươn cao ngạo nghễ...không bao giờ bị đổ gảy mà chỉ có trốc gốc.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=172212906290683&set=t.100005059237786&type=3&theater
Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn thiết lập một chính thể và một chính quyền theo mô thức Vương Đạo mà người đã được thấm nhuần trong kinh sử Nho giáo từ thời niên thiếu. Chỉ tiếc rằng người là một nhà nho cô đơn ở giữa một thời thế nhiễu nhương, cả bạn lẫn thù đều kính sợ nhưng căm ghét ông, vì họ không thể so sánh được với ông. Một nhà biên khảo Hoa Kỳ đã kính trọng gọi Tổng Thống Diệm là The Last Confucian : Kẽ Sĩ Cuối Cùng trong thời đại của chúng ta.

"Miền nam nắng đẹp" viết để tưởng nhớ công lao của một chí sỉ một đời tận tụy vì nước vì dân, một người lèo lái con thuyền quốc gia vượt qua từng cơn sóng dữ lúc mới ra khơi.


Nỗi lòng

Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong ?
(Ngô Đình Diệm, 1953)

Còn nhiều nữa những kỳ công của một con người khiêm tốn như Ô Diệm không thể kể ra hết, ông đã đem nước Việt Nam Cộng Hòa ngẩng cao đầu trên trường thế giới, trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á thập niên 1950 – 1960. Tất cả những công lao to lớn ấy đã rất hiếm khi được một nhà viết sử thế giới phương Tây và Hoa Kỳ nào liệt kê ra để vinh danh Tổng Thống Diệm. Trái lại, những kẻ gọi là những nhà viết sử vô tư và khách quan đó, đã tỉ mỉ dùng kính khuếch đại rọi vào từng ngóc ngách khiếm khuyết của một chính quyền non trẻ thiếu thốn nhân lực, kinh nghiệm và cực nghèo nàn, hả hê một cách độc ác trưng lên từng trang sách những : “sự thật” về một chính thể “độc tài”, một chính quyền “tham nhũng”, một bộ máy “thối nát”, để che dấu và biện minh cho sự bất lực, hèn nhát, ngu dốt, đểu cáng, sát nhân và cuối cùng là sự tháo chạy của một cường quốc kiêu ngạo.

Lý Bích Thuỷ,ngày 28.6.2013


Nguồn: Facebook

[ChinhNghiaViet] Ông con chiên Hồng Lĩnh hô hào Thập Tự chinh? FW: [Daploisongnui] "22 năm GIAO ĐIỂM Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh"

Bảy Cuộc Chiến Tranh Chống Hồi Giáo Của Những Đoàn Quân Chữ Thập

 Charlie Nguyễn

Tiếng La-tinh CRUX có nghĩa là Thánh Giá hoặc Chữ Thập, biểu tượng của đạo Ki-tô. Từ chữ Crux phát sinh ra danh từ CRUSADE, có nghĩa là cuộc viễn chinh của đoàn quân Công giáo từ Âu Châu kéo qua các nước lân cận để tấn công những người Hồi giáo trong thời Trung cổ. Những người lính trong đoàn quân viễn chinh Công giaó này đều mang huy hiệu chữ thập ở phía trước ngựcvà phía sau lưng nên được gọi là Thập Tự Quân (Crusaders). Suốt trong hai thế kỷ 11 và 13 (1096- 1291) những đoàn quân Thập tự này đã gieo rắc biết bao kinh hoàng tang tóc cho những người Hồi giáo Ả-rập. Hình ảnh tàn bạo mang rợ của đoàn quân Công giáo Âu châu đã in sâu vào tim óc của thế giới Hồi giáo nói chung và của những người Hồi giáo Ả-rập nói riêng. Đến nỗi ngaỳ nay, người Hồi giáo đã đồng hóa Công giáo với chủ nghĩa thực dân đế quốc. Mỗi khi lên án hành động bành trướng bá quyền củaTây phương họ thường tố cáo hành vi đó là “Tân chiến tranh Thập tự” (Néo-Crusade).
Cổ nhân thường nói “ôn cố tri tân”, chúng ta hãy coi lại lịch sử của hai thế kỷ chiến tranh đẩm máu do những đoàn quân chữ Thập Công giáo La-mã phát động chống những người Hồi giáo ở Trung đông trong hai thế kỳ 11 và 13. Những bài học lịch sử sẽ soi sáng cho chúng ta trong nhiều vấn đề thời cuộc hôm nay và cũng để hiểu thêm thực chất của một tôn giáo thường hay vỗ ngực tự xưng là đạo của “Công bằng Bác ái”!. Để trình bày về đề tài này, chúng tôi tham khảo các tài liệu sau đây:
1. The Crusades, by Brenda Staleup, Green haven Press xuất bản 2000.
2. The Oxford Illustrated History of Medieval Europe, by George Holmes, Oxford University press 1986.
3. The Cross and the Crescent, by Malcoms Billing Sterling Publication 1988.
Nguyên Nhân Chiến Tranh.
Có hai nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thảm khốc giữa hai tôn giáo anh em (fraternal faiths) kéo dài 195 năm và sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai tôn giáo (nhưng thực chất cả hai đều là đế quốc).
 
I. Sự Xung Đột Về Giáo Lý
Mặc dầu kinh Koran là kinh thánh của đạo Hồi (Koran: The Muslim Gospel) công nhận Jesus là vị tiên tri đứng hàng thứ hai sau Muhammad, nhưng Koran phủ nhận tính cách thiêng liêng của Jesus. Koran gọi các phép lạ của Jesus là những trò học mót ở Babylon (magic and such things as come down at babylon) – Koran 2:102). Kinh Koran hoàn toàn phủ nhận tội tổ tông , hoàn toàn phủ nhận cái chết của Jesus trên thập giá. Koran khẳng định người Do thái không giết và không đóng đinh Jesus (The Jews killed him not, nor cruxified him – Koran 4:157).
Muhammad thù ghét Công giáo vì đạo này thờ ảnh tượng, vi phạm điều răng thứ hai của Maisen. Một điều nữa mà Muhammad ghét cay ghét đắng là thuyết Thiên Chúa ba ngôi của đạo Ki-tô. Đối với Muhammad, Ki-tô là đạo Đa thần giáo, đi ngược là chủ thuyết độc thần của tổ phụ Abraham. Hồi giáo và Do thái giáo là hai đạo độc thần đúng nghĩa vì chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất (Monotheist Religion = Only-One-God Religion). Công giáo La-mã thờ ảnh tượng, thờ ba Thiên Chúa, quá tôn sùng bà Maria và các thánh do họ tự phong... do đó Công giáo là một tà đạo đa thần chứ không phải là đạo Thiên Chúa đúng nghĩa.
Muhammad cũng ghét đạo Do thái vì Do thái gọi Thiên Chúa bằng số nhiều Elohim (số nhiều của El), đạo Hồi gọi Thiên Chúa bằng số ít. Danh từ El trong tiếng Ả-rập là Il. Đi liền với Il có chữ “ah” là một mạo tự (article) trong ngôn ngữ Ả-rập. Vì thế Il thành Il-ah. Khi chuyển sang Anh ngữ, các chữ I thành A, vì thế Il-ah thành ALLAH (cũng như Ibrahim trong tiếng Ả-rập đổi thành Abraham trong tiếng Anh).
Muhammad gọi chung những người thao đạo Do thái và Ki-tô giáo là “những tín đồ của các sách Thánh kinh” (The people/ the followers of the Books) hoặc gọi chung là “những kẻ không tin Thiên Chúa Allah” (The unbelievers). Riêng với các tín đồ Công giáo, Muhammad gọi là “những kẻ thời thần tượng” (The idolers).
Trong kinh Koran, Muhammad công khai kêu gọi các tín đồ Hồi giáo phải chiến đấu chống lại những kẻ theo đạo Do thái, đạo Ki-tô và tất cả những ai không tin theo đạo Hồi. Trong vùng kiểm soát của Hồi giáo, bất cứ một ai ngoại đạo phải nạp thuế thân và phải chấp nhận một địa vị thấp kém trong xã hội (Fight those who do not believe God and His Messenger, those who among the People of the Books, fight them until they personally pay tax on non-Muslims ackowledging their inferiority – Koran, Sura 9).
Những người Công giáo thờ ảnh tượng bị coi là hạng người dơ bẩn và bị cấm vào các đền thờ Hồi giáo (The idolers are nothing but unclean, so they shall not approach the sacred mosque – Koran 9:28). Các người Do thái và Ki-tô bị cấm không được xây nhà thờ mới hay sửa chữa nhà thờ cũ, cấm đeo thánh giá trước ngực, không được đọc kinh to tiếng và cấm ngặt rước kiệu trên đường phố. Người Ki-tô giáo bị coi là đa thần giáo có thể bị sát hại bất cứ lúc nào. Kinh Koran chương 9 câu 5 đã quy định: “Khi những tháng thánh qua đi, các ngươi hãy giết những kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hãy phục kích để bắt chúng” (When the sacred month have passed away then kill the polytheists wherever you saw them, take them captives and wait for them in every ambush – Koran Sura 9: verse 5).
Người Tây phương gọi những câu thơ nói trên là “những câu thơ của đao binh” (The verse of the swords). Trong thực tế, những câu thơ của kinh Koran đã tạo nên sự dũng mãnh của những đoàn quân Hồi giáo trong công cuộc mở mang nước Chúa Allah (The Kingdom of Allah). Chỉ trong một thế kỷ, đoàn quân Hồi giáo đã chiếm hết Bắc Phi, Trung Đông, một phần Âu Châu và tràn tới Trung Á, tới tận biên giới Trung Quốc. Nhưng đồng thời những câu thơ nói trên cũng đã gây hận thù sâu sắt giữa các tôn giáo anh em và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc thánh chiến.
 
II. Sự Tranh Chấp Lãnh Thổ Giữa Hai Tôn Giáo
Từ thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ 6, toàn vùng Bắc Phi và Trung Đông thuộc về lãnh thổ của các giáo phái Ki-tô. Nhưng đến đầu thế kỷ thứ 7, đạo Hồi xuất hiện với sự bành trướng với tốc độ vũ bão chưa từng thấy khiến cả thế giới phải ngạc nhiên.
Chỉ trong 10 năm kể từ khi Muhammad qua đời, quân Hồi chiếm trọn bán đảo Ả-rập bao la (bằng 4 lần tiểu bang Texas hoặc 8 lần Việt Nam) chiếm các nước Iraq, Syria, Palestine, Ai-cập và phía tây của nước Iran. Hai năm sau, quân Hồi chiếm Bắc Phi, Carthage và Hy-lạp.
Qua đầu thế kỷ thứ 8 (711-716) quân Hồi dám đánh chiếm một nước Âu châu nổi tiếng sùng đạo Công giáo, đó là nước Tây-ban-nha. Trong thời gian đó, kỵ binh Hồi giáo chiếm trọn Ba-tư (Iran) và từ đây xuất quân chiếm trọn các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm trọn vùng Bắc Ấn (tức Pakistan va Afghanistan ngày nay) đánh qua biên giới Trung Quốc và đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas năm 751.
Ki-tô giáo bị mất rất nhiều đất và đồng thời cũng mất rất nhiều tín đồ. Tuy nhiên, trong thời gian đó đế quốc La-mã và Ki-tô giáo bị lâm vào tình trạng chia rẽ và suy yếu nên không dám thực hiện một hành vi trả đũa nào cả!
Qua đầu thế kỷ 11, Ki-tô giáo chia thành hai giáo phái vời hai giáo đô thù nghịch nhau. Đó là Công giáo La-mã (Roman Catholic) đóng đô tại Vatican và Giáo hội Chính thống giáo (The Eastern Orthodox Church) đóng đô tại Byzantine, còn được gọi là Constantinople tức Istambul, thủ đô của Thổ-nhĩ-kỳ ngày nay.
Năm 1091, quân Hồi tấn công Byzantine. Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu giáo hội Chính thống giáo tuy không ưa Công giáo nhưng cũng đành phải văn thư chính thức yêu cầu Giáo hoàng La-mã đem quân đến cứu giúp. Vatican lúc đó muốn giúp Vatican thì ít nhưng điều quan tâm hàng đầu là tái chiếm thánh địa Jerusalem để giáo dân toàn Âu Châu được tự do đến đó hành hương. Mối thù lớn nhất của dân Công giáo Âu Châu đối với đạo Hồi là trong thời gian chiếm đóng Jerusalem, quân Hồi đã triệt phá Nhà thờ Kính Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchure). Tội triệt phá nhà thờ Kính Mộ Chúa đã trở thành lý do chính cho cuộc thánh chiến trả thù của Công giáo. Lý do thứ hai được nêu lên là vụ người Hồi giáo hành hạ những người Công giáo Âu châu đi hành hương ở Jerusalem năm 1076. Những người di hành hương sống sót trở về Âu châu đã kể nhiều chuyện về sự ngược đãi của người Hồi khiến cho dân Âu châu rất phẩn nộ.
Tu sĩ Peter Hermit là người hết sức cuồng nhiệt vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở các nước Âu châu tham gia cuộc thánh chiến chống Hồi giáo. Các giáo dân Âu châu đa số thời đó đa số là những nông dân thất học và cuồng tín nhất là giới thanh thiếu niên, trong số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đã mù quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân chữ thập. Lịch sử Âu châu đã gọi đoàn quân chữ thập này là “Đoàn quân nông dân” hoặc “Đoàn quân con nít” (Popular Crusade – The Children’s Crusade). Vào thời kỳ đó, Âu châu đang ở trong bóng tối tinh thần (The Dark Age) nên từ vua tới dân, từ tu sĩ đến các bổn đạo, tất cả đều không có một sự hiểu biết nào về Hồi giáo, không có một chút kiến thức nào về tình hình chính trị xã hội và địa thế của các nước phương Đông. Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn giáo đã mau chóng biến việc tái chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi thành một khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chẳng mấy chốc đã có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên, trong số đó có ít nhất là 60.000 trẻ vị thành niên !
 
Cuộc Thập Tự Chiến Thứ Nhất (1096-1099)
Như trên đã trình bày, sự vận động cho cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân Thập tự khởi đầu từ những năm 1091 do sự cầu viện của hoàng đế Byzantine, nhưng mãi tới năm 1096, tức 5 năm sau mới thực hiện được.
Đoàn quân Thập tự gồm hàng trăm ngàn người được điều khiển bởi các hiệp sĩ chuyên nghiệp, xuất phát từ hai nước Ý và Pháp. Đoàng quân của Pháp chia làm hai nhánh: nhánh quân ở miền Bắc tập trung tại Normandie, nhánh quân ở miền Nam tập trung tại Toulouse. Cả hai nhánh này tiến quân thẳng tới Constantinople.
Trên đường hành quân, khi đi ngang qua đồng bằng sông Rhin, đoàn quân Thập tự của Pháp đã lùng bắt những người Do thái rồi đưa họ ra bãi hoang chém giết tập thể. Hiện nay tại những vùng đồng bằng sông Rhin thuộc nước Đức có nhiều nơi vẫn còn ghi dấu bằng những bia đá ghi tên những người Do thái bị sát hại trong dịp này.
Vào mùa thu năm 1096, một đạo quân thứ ba của Pháp tập trung tại Clairmont đi thẳng đến Rome để kết hợp với 50.000 quân Ý. Sau đó liên quân Pháp-Ý cũng kéo đến Constantinople. Vua và triều đình Byzantine vô cùng ngạc nhiên khi thấy đoàn quân Thập tự chỉ là một đám nông dân rách rưới bẩn thỉu và có quá nhiều trẻ vị thành niên ngơ ngác. Vua Byzantine lập tức ra lệnh cho quân đội ngăn chận không cho đoàn quân ô hợp này vào thành phố. Tuy nhiên, nhà vua cung cấp cho đoàn quân này số lương thực, lương thực và cho quân đội áp tống đám Thập tự quân này đến Boporus thuộc miền Nam Thổ-nhĩ-kỳ.
Trong lúc đoàn quân này trú đóng tại Boporus thì bị quân Hồi giáo Thổ-nhĩ-kỳ bất thần tấn công giết chết rất nhiều. Đoàn quân còn laị thì tiếp tục đi tới Anatolia, một thành phố thuộc phần đất Á châu của Thổ-nhĩ-kỳ rồi đến bao vây thành phố Hồi giáo Antioch ở phía cực nam nước Thổ. Trong lúc đang bao vây thành Antioch, đoàn Thập tự quân bất ngờ bị quân Hồi giáo Iraq kéo đến bao vây vòng ngoài từ ngày 21-10-1097 đến ngày 3-6-1098. Đoàn Thập tự quân bị kẹt ở giữa vì thành Antioch quá kiên cố không thể xâm nhập, trong khi đó đoàn quân Iraq lại quá hùng hậu nên Thập tự quân không thể phá được vòng vây. Sau hơn 5 tháng bị vây hãm quá chặt, Thập tự quân bị cạn hết lương thực nên bị chết đói rất nhiều. Cuối cùng, ngày 3-6-1098, đoàn quân Thập tự buộc lòng phải chấp nhận một trận quyết tử để mở đường máu phá vỡ vòng vây của quân Hồi giáo Iraq.
Đoàn quân chữ Thập tiếp tục lên đường trong hơn một năm mới tới được Jerusalem. tại thành phố thánh địa này lúc đó có rất ít quân Hồi phòng thủ nên đoàn quân Thập tự quân đã chiếm thành phố thánh địa một cách dễ dàng vào ngày 15-7-1099. Sau khi chiếm Jerusalem, Thập tự quân ra lệnh cấm người Hồi giáo không được leo lên tháp cao ở đền thờ để kêu gọi mọi người đọc kinh, không được ăn chay trong thánh Ramadan, không được xây đền thờ mới và cấm sửa chữa đền thờ cũ. Tất cả những tín đồ Công giáo cải sang đạo Hồi đều bị tử hình.
Chỉ trong vòng vài tuần lễ đầu chiếm đóng Jerusalem, đoàn Thập tự quân tàn sát những đàn ông Do thái và ngưởi Hồi giáo Ả-rập tổng cộng lên đến 30.000 người. Thánh địa của cả ba tôn giáo lớn biến thành một nhà xác khổng lồ. Lý do là số người chết nhiều hơn số quân số của Thập tự quân tại Jerusalem, và không có ai lo chuyện chôn người chết cả. Cho tới 5 tháng sau, các cống rãnh và các thung lũng ở jerusalem vẫn còn sặc mùi hôi thối của các xác chết.
Cuộc chiến tranh thứ nhất của Thập tự quân Công giáo La-mã (The First Crusade) là một ấn tượng ghê tởm nhất đối với người Hồi giáo và Do thái giáo, và là một bài học kinh nghiệm nhớ đời cho toàn thế giới Hồi giáo về sự man rợ khủng khiếp của bọn tín đồ Công giáo cuồng tín.
Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tranh này mà người Âu châu đã có cơ hội hiểu biết về thế giới Ả-rập và Hồi giáo. Họ không ngờ thế giới Hồi giáo quá rộng lớn, bao trùm một vùng lãnh thổ từ Bắc Phi qua Âu châu tới tận Viễn Đông. Họ không ngờ Hồi giáo cũng là một nền văn minh, trong đó có nhiều bộ môn khoa học, toán học, triết học tiến bộ vượt xa Âu châu. Cũng từ đó, người Âu châu đã dần dần tự giác ngộ để tự giải thoát ra khỏi Thời đại Đen tối (The Dark Age).
Về thành tích giết người tàn bạo của Thập tự quân tại jerusalem trong những ngày đầu của cuộc thánh chiến hiện nay vẫn còn một chứng tích lịch sử độc đáo. Đó là bức thư của vị tướng tổng chỉ huy Thập tự quân gửi từ Jerusalem về Vatican để báo cáo các tin mừng chiến thắng lên Giáo hoàng Urban II. Bức thư này hiện được lưu trữ tại Văn khố của Tòa thánh. Trong thư có đoạn viết như sau: “Đức thánh cha có biết chúng con đã đối xử với kẻ thù của chúng ta ở Jerusalem ra sao không? Tại cổng thành Solomon và trong Đền thánh, đoàn kỵ binh của chúng con phải đi qua những cũng máu dơ bẩn của quân Hồi giáo Saracenes ngập cao đến đầu gối của những con ngựa”. (‘Deceptions and Myths of the Bible’, by Lloyd Graham, trang 462).
Kết quả lớn nhất của cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân chữ thập là sự hình thành một vương quốc trực thuộc Vatican. Vương quốc này trải dài 800km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải mang tên “Vương quốc La-tinh Jerusalem” (Latin Kingdom of Jerusalem) bao gồm: Hai tỉnh Antioch và Edessa ở phía đông nam Thổ-nhĩ-kỳ, nước Syria, nước Liban, xứ Judea và xứ Gallilee, trong đó có thành phố thánh địa Jerusalem.
Tòa thánh Vatican trực tiếp cai trị bằng cách phong vương cho người đứng đầu vương quốc này. Nhưng thay vì gọi là “vua” của vương quôc, toà thánh gọi là “Người bảo vệ Mộ Chúa” (Protector of the Holy Sepulchere). Vương quốc La-tinh Jerusalem tồn tại được 88 năm (từ 1099 đến 1187) qua 7 đời vua do Vatican chọn lựa và tấn phong. Trong 88 năm cai trị vương quốc Jerusalem, quân Thập tự đã tàn sát rất nhiều người Hồi giáo và Do thái giáo, bất kể họ là người già, phụ nữ hay trẻ em. Quân Thập tự cũng xây cất rất nhiều phaó đài và lâu đài phòng thủ kiên cố để bảo vệ vương quốc, đến nay vẫn còn những di tích lịch sử để lại tại các nước Trung Đông dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.
 
Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Hai (1147-1149)
Nguyên nhân dẫn đến cuộc Thập tự chinh thứ hai (The Second Crusade) là do biến cố quân Hồi giáo thuộc giáo phái Sunni từ các nước Ả-rập và Thổ-nhĩ-kỳ tấn công tái chiếm tỉnh Edessa thuộc Vương quốc La-tinh Jerusalem. Để thực hiện quyết tâm phục thù, Vatican ra lệnh cho vua Pháp là Louis VII và vua Ý là Conrad III phối hợp với nhau tổ chức cuộc Thập tự chinh thứ hai. Năm 1147, Liên quân Pháp-Ý trong đoàn quân chữ thập lên đướng đến Thổ-nhĩ-kỳ để chiếm lại Edessa nhưng đã hoàn toàn bị đánh bại. Tàn quân rút chạy về phía nam thuộc lãnh thổ Liban và Syria. Đến năm 1149, toàn bộ đám tàn quân này bị quân Hồi tiêu diệt tại Damacus (thủ đô Syria ngày nay).
 
Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Ba (1190-1192)
Đối với Do thái giáo và Ki-tô giáo thì Jerusalem là thánh địa duy nhất củahọ. Đối với người Hồi giáo thì thánh địa quan trọng nhất là Mecca (thủ đô của nước Ả-rập Saudi). Thánh địa thứ hai là Medina, một thành phố cách thủ đô Mecca 250 dặm về phía bắc. Và Jerusalem là thánh địa thứ ba của Hồi giáo vì tương truyền rằng Muhammad đã lên trời từ thành phố này.
Quân Thập tự của Vatican chiếm Jerusalem năm 1096 là một kỷ niệm ô nhục và đau đớn cho thế giới Hồi giáo. Người Hồi giáo đã phải nuốt hận chịu đựng trong gần một thế kỷ mới có cơ hội phục thù. Cái nhân của cơ hội phục thù là sự xuất hiện của một nhân vật lừng danh thế giới, đó là vị tướng bách chiến bách thắng Saladin (1137-1193) gốc người Kurd theo giáo phái Sunni. Ông được dân Ai-cập và Syria tôn lên làm vua (Sultan). Nhân vật Saladin trở nên một nhân vật huyền thoại trong nhiều tác phẩm văn chương của các nước Âu châu thời đó. Quả thật, Saladin đã thu phục được nhân tâm của nhiều dân tộc theo đạo Hồi. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Hồi đã tái chiếm Jerusalem và nhiều phần đất khác của vương quốc La-tinh vào năm 1187. Toàn thế giới Hồi giáo Ả-rập vui mừng vì thánh địa thứ ba đã được tái chiếm và danh dự của Hồi giáo đã được phục hồi.
Nỗi vui mừng chiến thắng của Hồi giáo càng lớn bao nhiêu thì nỗi đau của Vatcian và Giáo hội Công giáo cáng thấm thía và ê chề bấy nhiêu. Do rút tỉa của những kinh nghiệm thất bại trước đây, lần này Vatican chuẩn bị chu đáo hơn với sự hội ý của ba ông vua đầy quyền lực tại Âu châu là vua Pháp, vua Đức và đặc biệt là vua Anh Richard I – người được mệnh danh là “Richard Trái tim Sư tử” (Richard The Lion-Hearted). Cũng xin nói thêm đây là Giáo hội Công giáo Anh tách rời khỏi giáo quyền Vatican do vua Henri VIII chủ xướng vào năm 1534. Trước đó, các vua Anh đều thần phục giáo quyền Vatican như hầu hết các vua khác ở Âu châu.
Cuộc Thập tự chinh thứ ba có tới 3 hoàng đế Âu châu điều khiển nên các sử gia thường gọi cuộc Thập tự chinh này là “Cuộc Thập tự chinh của các vua” (The Crusade of the Kings). Vua Anh đích thân điều khiển cuộc viễn chinh từ 1190 cho đến khi chiến dịch kết thúc vào năm 1191. Trong hai năm chinh chiến, đoàn quân chữ thập tái chiếm hầu hết lãnh thổ của Vương quốc La-tinh Jerusalem. Nhưng thành phố quan trọng nhất là thánh địa Jerusalem thì lại không chiếm được. Quân Hồi chận đứng đoàn quân chữ thập của Richard I tại thành phố Acre ở phía bắc Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua Anh Richard ‘The Lion-Hearted’ đã ra lệnh chém đầu tập thể trên 3000 người Hồi giáo Ả-rập. Vụ này đã đi vào lịch sử Hồi giáo như một bằng chứng về tội ác diệt chủng của Giáo hội Công giáo La-mã (The Cross and the Crescent, by Malcom Billing, trang 116). Hiện nay, tại thư viện Quốc gia của Pháp có lưu trữ một bức họa thời Trung Cổ vẽ cảnh vua Richard I ngồi trên khán đài chứng kiến đoàn quân thập tự chém đầu tập thể những người Hồi giáo.
 
Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư (1201-1204)
Giáo hội Công giáo La-mã rất thù ghét Giáo hội Chính thống giáo là một giáo hội Ki-tô tách rời khỏi giáo quyền Vatican vào giữa thế kỷ 11. Trong thời gian thập tự quân chiếm đóng Jerusalem, các tín đồ đạo Chính thống ở Âu châu bị cấm không được hành hương đến thánh địa. Các giáo dân và tu sĩ đạo Chính thống tại Jerusalem đều bị ngược đãi tàn tệ. Đó chính là những lý do khiến cho hoàng đế Byzantine và Giáo hội Chính thống không thể ngồi yên trước sự lộng hành của Vatican. Để tránh bị lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, hoàng đế Byzantine và Giáo hội Chính thống thương thuyết với vua Hồi giáo Thổ-nhĩ-kỳ, kết quả hai bên đạt tới việc ký kết hòa ước cam kết không gây chiến tranh xâm chiếm lẫn nhau.
Hòa ước Byzantine – Thổ-nhĩ-kỳ làm cho mối bất hòa giữa Vatican và Chính thống giáo càng trở nên sâu sắc. Bọn diều hâu ở Âu châu lúc đó là các hiệp sĩ (Knights) trong những nước Công giáo cuồng tín đã lập những kiến nghị yêu cầu tòa thánh Vatican phát động cuộc Thập tự chinh thứ tư để tiêu diệt đế quốc Byzantine và Chính thông giáo. Cuộc viễn chinh lần này được Vatican uỷ nhiệm cho các thủ lãnh hiệp sĩ Ý và Đức thực hiện.
Trên danh nghĩa, cuộc Thập tự chinh thứ tư nhằm trừng phạt Byzantine và Chính thống giáo nhưng mục tiêu chính là để tiêu diệt một đồng minh tương lai của Hồi giáo. Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm từ 1201 đến 1204, đoàn quân thập tự chiếm trọn lãnh thổ đế quốc Byzantine. Vatican đặt tên cho lãnh thổ này là “Đế quốc La-tinh Constantinople”. Vatican chia đế quốc này thành nhiều thái ấp (feuds) và phong chức lãnh chúa cho các hiệp sĩ có công để cai trị các thái ấp đó. Vatican đã biến toàn vùng đế quốc Byzantine xưa thành một xã hội phong kiến. Các lãnh chúa thu thuế của dân và trích ra một phần để nộp cho Vatican. Đế quốc La-tinh Constantinople tồn tại được 57 năm (1204-1261).
 
Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Năm (1217-1221)
Cuộc Thập tự chinh thứ năm không có một nguyên nhân chính trị hay tôn giáo nào mà hoàn toàn do sự bốc đồng của vua Andrew nước Hungary. Hungary chì là một nước nhỏ nằm ở giữa châu Âu. Vua Andrew là người cuồng tín cà có quá nhiều ảo vọng quyền lực. Ông ta đã không lượng trước sức của mình, tự ý thành lập một đạo quân thập tự rồi kéo quân đến tấn công một nước xa xôi là Ai-cập. ông ta may mắn thành công trong việc chiếm thành phố Dannietta của Ai-cập. Người Ai-cập nhân danh Hồi giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai-cập thì Hồi giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo hội Công giáo. Vua Andrew đã kiêu hãnh bác bỏ đề nghị này và kéo quân tiến đánh thủ đô Cairo của Ai-cập. Quân Hồi giáo Ai-cập hết sức phẩn nộ đã mãnh liệt phản công tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược của Andrew vào năm 1221.
 
Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Sáu (1228-1229)
Cuộc Thập tự chinh lần này do Vatican giao cho vua Đức Frederic II thực hiện để trả thù cho Andrew. vatican đã cấp cho vua Frederic một ngân khoản rất lớn để võ trang thật hùng hậu cho đoàn quân thập tự. Tuy nhiên, vua Frederic là một nhà quân sự bất tài, đã phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng về chiến thuật nên toàn bộ đoàn quân chữ thập mới đặt chân lên đất Ai-cập đã bị tiêu diệt. Riêng bản thân vua Frederic II bị quân Hồi giáo Ai-cập bắt sống. Vatican đã phải trả một số tiền rất lớn để chuộc mạng cho Frederic, y được quân Hồi phóng thích cho về nước an toàn.
 
Cuộc Thập Tự Chinh Cuối Cùng (1248-1254)
Lý do dẫn đến cuộc Thập tự chinh thứ 7 là vụ quân Hồi định chiếm thánh địa Jerusalem vào năm 1244. Vatican trao nhiệm vụ tổ chức cuộc thánh chiến cho vua Pháp Louis IX. Nhà vua tuân lệnh và nhận tiền của Vatican chuẩn bị tổ chức cuộc viễn chinh thập tự lần thứ 7 trong vòng 4 năm.
Năm 1248, vua Louis IX đích thân chỉ huy cuộc viễn chinh , kéo quân qua các nước Syria, Liban, Palestine... đi tới đâu đều bị quân Hồi phục kích tấn công đến đó. Cuộc chiến dai dẳng không phân thắng bại, khiến binh sĩ vô cùng chán nản. Sáu năm sau, đoàn quân thập tự vẫn không tời được Jerusalem. Đến năm 1254, quân Hồi tổng phản công khắp nơi khiến cho đoàn quân thập tự của Louis IX phải bỏ chạy, những kẻ sống sót tìm đường trở lại Âu châu.
Đến năm 1291, quân Hồi chiếm lại tất cả những phần đất đã mất về tay đoàn quân chữ thập trước đây, chấm dứt hoàn toàn Vương quốc La-tinh Jerusalem sau 195 năm tồn tại. Cũng xin nói thêm ở đây là trong lịch sử các cuộc viễn chinh thập tự có hai vua Pháp tên Louis tham dự. Vua Louis VII bị thất bại nhục nhã trong cuộc thập tự chinh lần thứ hai (1147-1149) và vua Louis IX bị thất bại trong cuộc thập tự chinh cuối cùng (1248-1254). Tuy nhiên, Louis IX đã được lòng Vatican nên ông này đã được Vatican phong thánh. Vì thế, người Pháp không còn gọi Louis IX là vua nữa mà gọi là Saint Louis. Tên của ông đã được dùng để đặt tên cho một thành phố lớn tại Hoa Kỳ vì thành phố này có nhiều người Mỹ gốc Pháp.
 

Những Điều Đáng Ghi Nhớ Về Các Cuộc Thập Tự Chinh

 
1. Vấn đề có bao nhiêu cuộc Thập tự chinh?
Khi nghiên cứu về những cuộc viễn chinh của đoàn quân chữ thập thời Trung cổ, chúng ta sẽ gặp nhiều tài liệu sử học đưa ra những con số khác nhau về những cuộc chiến tranh của thập tự quân. Có tài liệu nói là 6 trận, có tài liệu nói 7, 8 hoặc nhiều hơn. Lý do chính yếu làm cho các sử gia bối rối không thể nêu lên con số chính xác về cuộc chiến của thập tự quân kéo dài gần 2 thế kỷ (195 năm). Trong thời gian dài dằng dặc đó đã xảy ra nhiều cuộc chuyển quân của thập tự quân giả dạng làm những đoàn người đi hành hương hoặc đoàn người đi buôn bán... nhưng sau đó vẫn có thể thực hiện được những cuộc tấn công vào quân Hồi giáo. Một điều phức tạp hơn nữa là sau thế kỷ II, nhiều giáo hội Công giáo Âu châu tách rời khỏi giáo quyền Vatican như Chính thống, Anh giáo và Tin Lành. Vatican tổ chức những đoàn quân cũng mang danh là Thập tự quân đi đàn áp những kẻ ly khai đó. Trường hợp rõ nét nhất là cuộc Thập tự chinh lần thứ tư (1201-1204) Vatican đánh chiếm hoàn toàn lãnh thổ đế quốc Byzantine của Chính thống giáo. vậy có nên coi cuộc Thập tự chinh này là một trong những cuộc thập tự chinh chống Hồi giáo hay không ? Nhiều sử gia trả lời là có vì mục tiêu chính của Vatican là triệt hạ một đồng minh mới của Hồi giáo.
 
2. Nhiều con cháu của Thập tự quân trở thành Hồi giáo
Những thập tự quân Âu châu đến Jerusalem trong cuộc viễn chinh đầu tiên năm 1096, sau mấy chục năm định cư tại đây họ dần dần hiểu được thực tại và tĩnh ngộ chứ không còn cuồng tín như trước. Vì tại Jerusalem không có phụ nữ Âu châu nên lính thập tự đều lấy vợ Ả-rập Hồi giáo. Từ thế hậ thứ hai, thứ ba trở đi, hầu hết con cháu của thập tự quân đều thành người Hồi giáo. Do đó, khi xảy ra cuộc thập tự chinh lần thứ hai (1147 tức 51 năm) và thập tự chinh lần thứ ba (1190, tức sau lần thứ nhất gần một thế kỷ) những con cháu của thập tự quân đợt đầu đã trở thành những người Âu lai Ả-rập Hồi giáo rất thù ghét những người Âu đến sau. Họ là những chiến sĩ Hồi giáo chống đối mãnh liệt nhất những đợt thập tự chinh 2 và 3.
 
3. Nạn buôn nô lệ
Các cuộc chiến tranh của thập tự quân tại Trung Đông đã làm cho tệ nạn buôn bán nộ lệ trở thành một kỹ nghệ phát đạt. cả hai phe Hồi giáo cũng như thập tự quân đều chú tâm bắt sống tù binh và bắt thường dân ở các vùng chiếm đóng để đem bán tại các chợ ở khắp miền Trung Đông. Các thiếu nữ đẹp luôn luôn là món hàng đắt giá nhất được các nhà giàu hoặc các quan quyền mua về làm tì thiếp hay nô lệ tình dục.
 
4. Giá máu quá đắt cho một chuyện hoang đường
Trong suốt năm 1095, Giáo hoàng Urban II đi khắp các nước Công giáo Âu châu kích động quần chúng tín đồ đầu quân tham gia đoàn quân thập tự hoặc đóng góp tiền bạc để tài trợ cho cuộc chiến thần thánh nhằm bảo vệ ngôi mộ của Chúa. Những “ngôi mộ của Chúa” chỉ là chuyện hão huyền vì nó chẳng bao giờ có. Nếu Chúa đã sống lại và lên trời thì làm gì có mộ của Chúa? Còn nếu Chúa đã bị quân La-mã đóng đinh trên thập giá thì theo luật của La-mã là mọi tử tội đã chết trên thấp giá phải bị vứt xác ra bãi hoang cho kên kên và chó hoang ăn thịt. Trong lịch sử La-mã tuyệt đối không có chuyện xác tử tội được trao cho người nhà đem về chôn cất tử tế ở trong mồ. Jesus bị quân La-mã xếp vào loại tử tội nguy hiểm chẳng lẽ lại được La-mã dành cho một đặc ân ngoại lệ duy nhất là trao cho người nhà đem về chôn trong mồ hay sao? Chuyện ngôi mộ của Jesus là một chuyện hão huyền của bọn đại bịp. Nhưng câu chuyện hão huyền ấy đã làm đổ máu của ba triệu người, trong số đó có ít nhất là 60 ngàn trẻ em.
Sử gia Lloyd M. Graham đã viết về vấn đề này như sau: “Chúng ta hãy quan tâm đến những cuộc chiến tranh của thập tự quân, đó là những cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm bảo vệ “ngôi mộ thánh của Chúa” mà nó chẳng bao giờ có, thế mà ba triệu người đã bị giết một cách vô ích, trong số đó có sáu mươi ngàn trẻ em” (‘Deceptions and Myths of the Bible’, trang 350).
Ba triệu sinh mạng là giá máu quá đắt mà nhân loại đã phải trả cho một chuyện hoang đường của tà đạo đa thần Công giáo La-mã. Ba triệu người đã tức tưởi chui xuống những nấm mồ có thật chỉ vì một nấm mồ không có thật của một người được mệnh danh là Chúa Cứu Thế !
 
                        Charlie Nguyễn
                                            Thu 2002

To: Daploisongnui@yahoogroups.com; honamtran5@gmail.com; qtran@ec.rr.com
CC: lugiang2003@yahoo.com; goidan@yahoo.com; goidan@yahoogroups.com; diendandantoc@yahoogroups.com; tudo-ngonluan@yahoogroups.com; chinhnghia@yahoogroups.com; baovechanhphap@googlegroups.com; chinhnghiaviet@yahoogroups.com; giaodiemonline@yahoo.com; sachhiem@sachhiem.net
From: honamtran5@gmail.com
Date: Wed, 26 Jun 2013 16:27:15 +0200
Subject: Re: [Daploisongnui] "22 năm GIAO ĐIỂM Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh"

 


Chúng ta bắt đầu phản công:

Xin các nhà dân chủ phát tán Youtube nầy:  Vì chính nghiã phải thắng bạo tàn. Tuyến Ngô Đình Diệm bắt đầu phản công:

Đợt I bắt đầu:

Các pháo đội chuẩn bị tác xạ TOT vào mục tiêu, sau khi đợt I kết thúc. Pháo đội Trần Đình Ngọc tác xạ bắn pháo lệnh.

Còn các đợt khác sẽ được lệnh trong lúc triển khai chiến dịch. Tuy thế, kỹ binh nặng và các tiểu đoàn thiết giáp xung kích mở đường phải chuẩn bị lên ngay tuyến đầu. Không quân sẽ lên vùng yểm trợ. Cày nát ngay cái chốt Trần Quang Diệu.

  Từ mặt trận Âu-Châu

Hồng Lĩnh

Nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13f845ac8ee31228

Hậu duệ VNCH xin cám ơn chú bác VNCH

Hậu duệ VNCH xin cám ơn chú bác VNCH Number One SỐ 1. Xin kính chuyển: VŨ ÁNH, HUỲNH TẤN LÊ BỊ BỆNH “LỞ MỒM, LONG MÓNG” - (Trần Thiệu Trung, Cựu Thiếu Tá, QLVNCH) & Bản Lên tiếng Thứ Mười Một_Không Có Việc Bà Ngô-đình-Nhu Xin Lỗi Nhóm Ấn-Quang - (Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu)
Hộp thư đến
x

UBTTTAĐCSVN
01:47 (19 giờ trước)


tới bcc: tôi
Date: 2013/6/26
Subject: Hậu duệ VNCH xin cám ơn chú bác VNCH Number One SỐ 1. Xin kính chuyển: VŨ ÁNH, HUỲNH TẤN LÊ BỊ BỆNH “LỞ MỒM, LONG MÓNG” - (Trần Thiệu Trung, Cựu Thiếu Tá, QLVNCH) & Bản Lên tiếng Thứ Mười Một_Không Có Việc Bà Ngô-đình-Nhu Xin Lỗi Nhóm Ấn-Quang - (Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu)
To: tranthieutrung@gmail.com, "UBTTTADCSVN ." <ubtttadcsvn.vg@gmail.com>, truclamyentu1@truclamyentu.info, quansuvn@quansuvn.info, liennguyen2907@y7mail.com
Kính quý vị quan tâm đến vận mạng của đất nước,

Thế hệ hậu dệ VNCH xin tri ơn sự lên tiếng kịp thời và rất quan trọng của quý vị cựu Thiếu Tá QLVNCH Trần Thiệu Trung và Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu. Đính kèm là hai bản lên tiếng mới nhất của 
cựu Thiếu Tá QLVNCH Trần Thiệu Trung và Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu về việc sự thật lịch sử và chính nghĩa của VNCH đã và đang bị cộng sản và tay sai là GHPGVNTN cố tình đánh tráo và sỉ nhục. Hơn bao giờ hết, thế hệ hậu duệ VNCH cảm thấy rất tự hào về phong cách rất hiên ngang của chú bác trước những con người vong ơn bội nghĩa và tán tận lương tâm đổi trắng thay đen lịch sử. Chắc chắn họ, cộng sản và tay sai là GHPGVNTN và thành phần đón gió trở cờ đã được điểm mặt chỉ tên trong hai bài viết, sẽ phải nuốt lại những gì mà họ đã đấu tố VNCH ngày hôm nay. Những sự lên tiếng quý báu của chú bác cùng với những chứng cứ tài liệu minh bạch đang được công luận nơi cộng đồng Facebook và blogs đón nhận nồng nhiệt.

Xin cám ơn quý vị!

Hậu duệ VNCH

VŨ ÁNH, HUỲNH TẤN LÊ BỊ BỆNH “LỞ MỒM, LONG MÓNG” - (Trần Thiệu Trung, Cựu Thiếu Tá, QLVNCH)

HLTL 6/26/2013
Trần Thiệu Trung
Cựu Thiếu Tá, QLVNCH. 

NHÂN LỄ KỶ NIỆM “PHÁP NẠN” CỦA CÁC THÀNH PHẦN CHỐNG TỔNG THỐNG DIỆM, MỚI BIẾT NHÓM VŨ ÁNH, HUỲNH TẤN LÊ BỊ BỆNH “LỞ MỒM, LONG MÓNG”

Ngày 25 tháng 6 năm 2013, Nhật Báo Việt Báo tại California đã đăng bài “Trang Nghiêm Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn (1963-2013)” dài đặc biệt, chiếm gần 3 trang lớn với rất nhiều hình ảnh, chứng tỏ rằng Nhật Báo Việt Báo không đứng ngoài nghi lễ này. Theo diễn tiến trình bầy của ký giả Việt Báo, thì cuộc đại lễ này nhằm ghi công Tử Đạo cho Hòa Thượng Thích Quảng Đức, và tấn công chế độ Ngô Đình Diệm. Trong bài viết thô thiển này, tôi không muốn nhắc đến việc tranh cãi có tính chất Tôn giáo, cũng như không bênh vực Tổng Thống Diệm, vì vấn đề này là chuyện dài muôn thuở, “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, cãi nhau hoài cũng vậy mà thôi. Tôi chỉ muốn nói đến những hành động và các lời phát biểu đầy tính chất hàm hồ, bố lếu bố láo của một số nhân vật, mà một người bạn dân sự cho tôi biết, đã từng là những người tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh, từng giữ chức vụ cao cấp trong ngành hành chánh, như TS Huỳnh Tấn Lê, TS Cao văn Hở, Đốc Sự Đào văn Bình, Đốc Sự Nguyễn Huy Sỹ, ngoài ra còn có sự tổ chức của Đốc Sự Trần Quý Hùng, Đốc Sự Nguyễn Phú Hùng (M.C.), tổng cộng 6 nhân vật quan trọng trong ngành hành chánh của chính phủ VNCH. Điều này mang đến ý nghĩa gì, thì xin quý vị tự suy nghĩ.

Bài báo long trọng ghi nhận: “Đặc biệt có cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, nhân chứng lịch sử trực tiếp, một trong những người chỉ huy  cuộc chính biến 1963. Tuy ngồi trên xe lăn, ông đã phát biểu cảm nghĩ của mình khi tham gia cuộc đảo chánh ông Diệm.” Về nhân vật này, thì cũng tùy nghi đồng hương và các cựu quân nhân từng biết những cuộc say sưa và truy hoan của ông Trung Tướng này, suy nghĩ.

Lời phát biểu đầu tiên là của Cư Sĩ Tiến Sĩ, cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Huỳnh Tấn Lê:
 
Hành động vị pháp xả thân của Bồ Tát Thích Quảng Đưc cùng chư Tăng Ni Phật tử đã đánh dâu một thời kỳ tôn giáo bị đàn áp và đã viêt lên trang sử Phật giáo Việt Nam tràn đây bi trí dũng. Ngọn lửa đầy hùng lực và từ bi của Bồ Tát Thích Quảng Đức cùng chư Tăng Ni Phật tử đã nêu cao lý tưởng hoằng dương chánh pháp, để lại một bài học cho lịch sử và tạo sự khâm phục cũng như lòng ngưỡng mộ của nhân loại trên toàn thế giới.”
 
Theo ông HTL, thì quả thật có một thời kỳ “tôn giáo bị đàn áp và đã viết lên trang sử Phật giáo Việt Nam tràn đầy bi trí dũng.” Thật cảm động! Nhưng không hiểu ông HTL có chứng minh được là chế độ Diệm đàn áp Tôn Giáo hay không?

Theo tôi biết, sau khi bị tố cáo là chế độ Diệm đàn áp Phật Giáo,  ngày 4/9/1963, 14 nước gồm có: Afghanistan, Algeria, Cambodia, Ceylon, Guyana, India, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone, Somalia, Trinidad và Tobago đã đưa vấn đề Phật giáo Việt Nam ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với nội dung cáo buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Ngày 4/10/1963, chính phủ VNCH gửi thư lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đề nghị một phái đoàn sang Việt Nam điều tra về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Cuối tháng 10, một phái đoàn do Liên Hiệp Quốc đề cử gồm 16 thành viên đại diện 7 quốc gia Afghanistan (trưởng phái đoàn), Brazil, Ceylon, Costa Rica, Dahomey, Morroco và Nepal sang Việt Nam điều tra. Phái đoàn Liên Hiệp Quốc này đã hoàn toàn tự do đi tìm hiểu và phỏng vấn hàng trăm người, gồm các nhà lãnh đạo Phật giáo, các viên chức Việt Nam Cộng hòa mà không có giáo sĩ Công giáo hoặc thường dân nào được phỏng vấn. Kết luận: Theo Ðại Sứ Fernando Volio Jimerez của Costa Rica, một trong những người đã kiến nghị thành lập Ủy Ban Tìm Hiểu Sự Thật thì:
 
 
 “Cá nhân tôi nghĩ rằng không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đãi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc đã được thổi phồng hay phóng đại.” 

Sau khi đọc được báo cáo này, nhiều người bênh vực Thích Trí Quang đã biện luận rằng: “Mấy người trong phái đoàn bị mua chuộc hết!” Không hiểu TT Diệm có đủ khả năng để mua chuộc toàn bộ phái đoàn quốc tế này không?

Tiến Sĩ, Cư Sĩ Huỳnh Tấn Lê tiếp:
 
 
“Khởi đầu cho quyền lực, tiếp theo sau việc tiêu diệt tổ chức Bình Xuyên, TT NĐD đã lần lượt triệt hạ các Đảng phái Quốc Gia chống Cộng, các Giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo vốn rất đối nghịch với CS, và rồi nạn nhân kế tiếp là PG, một tôn giáo có hơn 2,000 năm truyền thống vốn đồng hành từ xa xưa với dân tộc Việt Nam qua biết bao thăng trầm của lịch sử.  Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn, em trai TTNĐD đã từng cho biết: "Cầm quyền 10 năm nữa, chế độ này sẽ Ki-Tô hóa toàn thể dân Việt, một việc làm mà các Hội Truyền Giáo Tây phương không làm nổi trong hơn 400 năm". Đó cũng là lý do để hiểu thêm tại sao hơn 300,000 (ba trăm ngàn) Phật tử tại miền Trung đã bị giết hại (theo Đảng Cần Lao- Chu bằng Lĩnh), cũng như "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.” 

Kinh hoàng quá! Hồi trước, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã bỏ ra vài trăm ngàn đô la để đăng nguyên một trang báo Mỹ, nói là “quân miền Nam đã bỏ bom giết hại hơn 300,000 người dân ở tỉnh Mỹ Tho.” Nay Cư Sĩ HTL lại tung ra một quả nổ mới: TT Diệm giết hơn 300,000 Phật Tử ở miền Trung!  Hình như con số 300,000 có cái nét hấp dẫn riêng, nên vị nào chống VNCH cũng đều thích đưa ra mà không cần dẫn chứng. Không biết ông Tiến Sĩ HTL có bị bệnh “lở mồm, long móng” không mà nói ác liệt như vậy? Còn câu trích dẫn của Ông Ngô Đình Như nói là sẽ “Ki-Tô hóa toàn thể dân Việt” thì nói ở đâu? Ai nghe được câu này? Vào ngày tháng nào? Thưa ông Tiến Sĩ lẹo lưỡi? Kế Hoạch Nước Lũ cũng thế: bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ nội trong một đêm rồi giam ở đâu? Nhà tù nào lớn thế? Bao nhiêu xe tải mới chở hết được 1,500 người?

Hình như cảm thấy chưa “nổ” đủ, nên ông HTL nói tiếp trên micờrô oang oang, đổ tội cho chế độ Diệm làm mất miền Nam:
Nắm quyền lãnh đạo quốc gia, TT NĐD đã cho thi hành một chính sách độc đoán chẳng khác gì chế độ Cộng sản, cũng độc Đảng (Gia đình trị- Cần lao/ Cộng Sản), cũng Suy tôn cá nhân (NĐD/HCM), cũng Tôn Giáo Toàn Trị (Thiên Chúa Giáo/ Marxisme), và cũng thủ tiêu các chiến sĩ QG chân chính (ám sát Tướng Cao Đài Trình Minh Thế, đánh giết rồi cho vào bao bố, bỏ trôi sông lãnh tụ Dân xã Đảng Nguyễn Bảo Toàn, giết Tạ Chí Diệp và còn nhiều chiến sĩ QG khác nữa). Chính sự cai trị độc tài, độc ác của TT NĐD và gia đình đã làm tiêu hao tiềm năng chống cộng của miền Nam, nhiều thành phần trí thức, nông dân bất mãn đã lơ là chống cộng. Chế độ TT NĐD đã làm hỏng đại cuộc xây dựng dân chủ quốc gia ngay từ đầu, chính là nguyên nhân xa đưa đến sự sụp đổ 30 tháng 4 sau này khi ông và giòng họ đã đặt quyền lợi của tôn giáo, của gia tộc mình lên trên quyền lợi của dân tộc.”

Dễ sợ thật! Phen này thì cả gia đình ông Diệm phải trả nợ đời đời kiếp kiếp vì đã làm mất VNCH!

Như đã trình bầy từ đầu, với cương vị của môt người từng là Sĩ Quan của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tôi không muốn đụng chạm đến chuyện tôn giáo, mà chỉ muốn hỏi thăm ông Tiến Sĩ, Cư Sĩ Huỳnh Tấn Lê, xin ông cho bằng chứng về những điều ông nói. Cũng nhân tiện hỏi thăm các ông Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Đào Văn Bình về những điều các ông đấu tố Tổng Thống Diệm, và các ông trong ban Tổ Chức: Đốc Sự Trần Quý Hùng, Đốc Sự Nguyễn Phú Hùng, có suy nghĩ gì mà lại tham gia một tổ chức đấu tố chế độ chân chính của Việt Nam Cộng Hòa như thế? Thử hỏi các ông, nếu không có Tổng Thống Diệm, mà là những tướng Tây Lai như Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Vỹ, Nguyễn Hữu Có.. hay những tay băng đảng Bình Xuyên, hay tướng Ba Cụt.. nắm chính quyền thì liệu các ông có được học hành đế thành danh như thế không? 

Huỳnh Tấn Lê (trái, đồng thời là Trưởng Ban Tổ Chức) - Vũ Ánh 23.6.2013
Hàng trên: GS Cao Văn Hở, nhà báo Nguyễn Thanh Huy, Tâm Duy Phan Duy Chiêm, Trần Quý HùngCựu Tướng Tôn Thất Đính, HT Thích Thắng Hoan, GS Trần Quang Thuận, Ni sư Chúc Hiếu + Hàng dưới: Nguyễn Huy Sỹ, Diệu Đức,ca sĩ Triệu Mỹ Ngân, và Nguyễn Phú Hùng, GS Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Vũ Ánh, cựu Đ. Tá Đặng Nguyên Phả, vànhà văn Đào Văn Bình, 23.6.2013

Các ông về phe với Vũ Ánh, nhà báo nói láo ăn tiền, lên tố khổ Tổng Thống Diệm, mà quên đi, chính Vũ Ánh là người cho đăng hình chậu Rửa Chân, rồi lại viết bài bênh vực ý nghĩ của mình, đồng thời chửi đồng hương là “ngu xuẩn, cực đoan, bịt miệng báo chí”. Chính Vũ Ánh là người cho phép tên thầy bói đăng nguyên bài thơ trên trang nhất của tờ Xuân Người Việt, ca tụng “nguyễn Minh Triết rạng trời Nam”. Chính Vũ Ánh đã viết rất nhiều bài, chửi bới cộng đồng là thiếu văn hóa, quá khích, không chịu học bài học Dân Chủ, muốn bịt mồm bịt miệng báo chí, chống lại quyền tự do phát biểu của con người…Mới đây, chính Vũ Ánh đã viết bài trên báo Người Việt, miệt thị xỏ xiên Cù Huy Hà Vũ và cho rằng Cù Huy Hà Vũ, dù ở tù, vẫn là Vua Tù!

Các ông cũng không hề để ý rằng mình đã tham gia vào nhóm của Giáo Sư Trần Quang Thuận, nguyên Tổng Trưởng Xã Hội thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Thượng Nghị Sĩ , người đã lái xe cho Cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức đến pháp trường tử nạn, nay cái xe của Trần quang Thuận được chánh quyền Thành Phố Hồ Chí Minh trưng bầy cho công chúng xem thành tích của Phật Giáo lật đỗ chính quyền Ngô đình Diệm”… Trần quang Thuận là Đại Đệ Tử của Thích Đôn Hậu, một đảng viên CS cấp trung ương và là Đệ III Tăng Thống của GHPGVNTN (Ấn Quang). Nhiều người chối việc Thích Đôn Hậu vào bưng rồi ra Bắc theo Cộng Sản, nhưng quên rằng, chính Thích Đôn Hậu đã  tự thuật lại việc CSVN đã lập tức vắt chanh bỏ vỏ đối với GHPGVNTN ngay sau khi tổ chức này góp công lớn trong việc lật đổ VNCH và vốn từng được Hồ Chí Minh trực tiếp 'cảm ơn' và 'hoan nghênh' vào năm 1968. (http://youtu.be/2xO--Ucc9nA?t=46m45s).

Xin cử một đoạn tự thuật của Thích Đôn Hậu:
 
Tôi nói tiếp: Tôi trình bày với Chủ Tịch (HCM)  như thế đấy. Tôi không dám cho anh biết đâu, bởi vì cho anh biết là can ngay. Cho nên tôi gặp Thủ Tướng thì tôi nói trực tiếp thôi.
Rồi tôi nói: Tôi trình bày chuyện đó xong rồi. Bây giờ nói qua việc khác. Việc tôi sắp nói đây không dính dáng chi tới việc tôi vừa trình bày. (Tôi nhắc lại) Khi ở trên Trường Sơn, thì cơ quan có mời tôi vào chức Phó CT Trung Ương Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình Việt Nam. 

Tôi nói rằng: Ngày nay tôi sống trong gia đình Cách Mạng, trong đại gia đình Cách Mạng. Làm cái gì lợi ích cho CM thì tôi không tiếc. Nhưng mà chức vị to như thế này tôi không dám. Tôi từ chối mãi.  

Sau đó cơ quan nói: Đây là ý kiến của Trung Ương.
Tôi nghĩ rằng đã ý kiến của Trung Ương thì tôi đâu dám từ chối. Tôi phải nhận.”
 


Khi nói về việc ứng cử Quốc Hội Cộng Sản, Thích Đôn Hậu nói tiếp: 
Rồi thấy xôn xao sắp đặt cuộc bầu cử, nào là dán bích chương thế này thế khác mà không nói gì tôi, tôi mừng quá. Nhưng không ngờ, ông Hoàng Phương Thảo lên. Tưởng lên thăm, nhưng ông nói: Tôi là trưởng ban bầu cử Thừa Thiên. Hôm nay lên để mời cụ ra ứng cử Quốc hội.

Tôi từ chối, tôi nói ý định của tôi: Tôi đã đóng góp rồi. Giờ tuổi già sức yếu rồi, tôi muốn trở về tu hành. Trở về tu hành cũng là một cái sự đóng góp lớn lao.

Ông nói: Đây là ý kiến của Trung Ương.
Lại ý kiến của Trung Ương.
Tôi nói: Đã ý kiến của Trung Ương thì tôi không dám nói gì rồi. Tôi phải chấp nhận ra ứng cử. Nhưng mà tôi xin có yêu cầu: Mỗi người ai cũng có hai vai mà mỗi người gánh có một, là dân tộc. Tôi hai vai, gánh hai việc mà phải làm tròn: Là dân tộc và PG. Cái nào cũng làm cho tròn. Vậy thì, tôi nhận lời ra ứng cử. Tôi ra ứng cử rủi thì mà đắc cử. (Tôi nhấn mạnh) Nếu rủi thì mà đắc cử, sau đó không làm được một việc gì trong hai việc khi nào là tôi đi khi ấy. Tôi xin yêu cầu như vậy.
 
Ông Hoàng Phương Thảo nói: Cụ cứ ra. Trong Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp đương nhiên có mục tự do tín ngưỡng. Có gì không đồng ý cụ cứ nói đi.

Thấy ông nói cho qua việc. Nhưng mà dù sao buộc tôi phải nhận lời. Tôi chấp nhận ra ứng cử.”
 


Đến đây đã dài rồi, tôi xin ngưng lại và chờ quý vị trả lời.

Trân trọng,

Trần Thiệu Trung. 

Ảnh: UBTTTADCSVN & vietbao.com
Chuyển bài: Hung The

http://hoilatraloi.blogspot.com/2013/06/vu-anh-huynh-tan-le-bi-benh-lo-mom-long.html

Bản Lên tiếng Thứ Mười Một_Không Có Việc Bà Ngô-đình-Nhu Xin Lỗi Nhóm Ấn-Quang

HLTL  6/26/2013
Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu
Vietnamese historical Association in Europe
Websites : http://www.truclamyentu.info
Kính thưa các bậc trưởng thượng, quý đồng hương, quý nam nữ Phật tử trong và ngoài nước, quý cơ quan truyền thông Việt ngữ trong và ngoài nước.

bà ngô đình nhu nhũ danh trần lệ xuân, phật giáo việt nam 1963Bà Ngô-đình-Nhu khuê danh Trần-lệ-Xuân, hình chụp trên báo Time 

Báo Người Việt ngày 23-06-2013 đưa tin: "Lễ tưởng niệm 50 năm HT Thích Quảng Ðức vị pháp vong thân" -ngưng trích-, trong bản tin có đoạn: "ông Huỳnh Tấn Lê, bà Ngô Ðình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân “Sau những biến động đau thương xảy đến cho bản thân và gia tộc, có lẽ bà đã quán chiếu nhiều về luật nhân quả. Năm 1980 bà đã cho con trai là ông Ngô Ðình Trác đến Los Angeles gặp Hòa Thượng Thích Mãn Giác để ngỏ lời xin lỗi Phật Giáo cũng như nhân mùa Vu Lan, xin thầy làm lễ cầu siêu cho phụ mẫu của bà là ông bà Trần Văn Chương. Ðến ngày 30 Tháng Mười năm 1996, qua các phương tiện truyền thông, bà đã chính thức lên tiếng tạ lỗi giác linh Bồ Tát Thích Quảng Ðức với những lời lẽ chân thành như ‘Nay đời người chỉ là bóng câu qua cửa sổ, sự vật đổi thay, và con người cũng không còn tồn tại, tôi đích thân tạ lỗi linh hồn thầy Thích Quảng Ðức và xin Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ân xá những lời tuyên bố vô trách nhiệm của tôi 34 năm trước.’” Theo ông Huỳnh Tấn Lê, sự việc này đã được đài phát thanh Little Saigon Radio tại Nam California, báo Tin Ðiện tại Ðức, tuần báo Victoria Tivi tạiMelbourne và Sydney loan tảihttp://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168282&zoneid=3#.UciZVfnVDoI Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com -ngưng trích-

Qua nhà báo Trần-văn-Giang, luật-sư Trương-phú-Thứ trả lời như sau: 
"Cái chuyện này là do một ông già ngồi không tán bậy ra chứ làm gì có.
1- Từ năm 1963 cho đến ngày hôm nay Ngô Đình Trác chưa bao giờ ra khỏi nhà ở cách Rome chừng 10 km.  Ngô Đình Quỳnh thì vẫn độc thân vui tính (gần 60 tuổi rồi) và ít khi chuyện trò liên lạc với ai.
2-  Chuyện ông Nhu gặp Phạm Hùng ở quận Tánh Linh cũng do ông già này tán bậy ra chứ làm gì có". -ngưng trích-

Như vậy, không hề có việc bà Ngô-đình-Nhu xin lỗi nhóm Ấn-Quang.

Do đó, chúng tôi yêu cầu ông Huỳnh-tấn-Lê (trưởng ban tổ chức, tổng hội cư sĩ Phật giáo Việt-Nam tại Hoa-Kỳ) phải lên tiếng xin lỗi về vấn đề không thật đối với người đã qua đời.

Chúng tôi yêu cầu Nguyên Huy/Người Việt phải lên tiếng xin lỗi vong hồn người đã chết vì loan tin không đúng, đồng thời phải cắt đoạn văn liên quan đến bà Ngô-đình-Nhu bên trên.

Chúng tôi yêu cầu phát thanh Little Saigon Radio tại Nam California, báo Tin Ðiện tại Ðức, tuần báo Victoria Tivi tại Melbourne và Sydney phải lên tiếng đính chánh về việc loan tin sai lạc đối với bà Ngô-đình-Nhu (đoạn văn nêu trên của Nguyên Huy/Người Việt).

Người đã qua đời, xin quý vị vì lương tâm tối thiểu của một con người cũng như chức năng của một người làm báo hãy để cho họ được an giấc ngàn thu.

Âu-châu ngày 26-06-2013, Việt Lịch 4886, Phật lịch 2557
 
Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu
From: Quan Su Viet Nam <quansuvn@quansuvn.info>
Date: 2013/6/26
Subject: Bản Lên tiếng Thứ Mười Một_Không Có Việc Bà Ngô-đình-Nhu Xin Lỗi Nhóm Ấn-Quang (Gởi lần thứ 3)
To: NguyenHuy@nguoi-viet.com

Gởi đến Nguyên-Huy/Người Việt.

 Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu có gởi đến quý vị tổng cộng 2 lần trong ngày 26-06-2013 Bản Lên Tiếng Thứ Mưòi Một_Không Có Việc Bà Ngô-đình-Nhu Xin Lỗi Nhóm Ấn-Quang. Lần thứ nhất, không thấy email gởi đi là truclamyentu1@truclamyentu.info dội ngược trở lại, có nghĩa là quý vị đã nhận được. Lần thứ hai, chúng tôi gởi bằng email truclamyentu@truclamyentu.info, rất tiếc bị dội ngược lại tin nhắn chúng tôi nhận được là: "I'm sorry to have to inform you that your message could not be delivered to one or more recipients. It's attached below." Có nghĩa là quý vị từ chối nhận thư. Rất may đã có UBTTTAĐCSVN đã giúp chuyển. Như vậy càng có thêm chứng cứ quý vị nhận được Bản lên tiếng thứ mười một của chúng tôi. Rất mong thiện chí của quý vị cắt bỏ đoạn văn không trung thực về bà Ngô-đình-Nhu mà quý báo đã đăng tải và phổ biến. 

Trong khi chờ đợi, chúng tôi gởi lần thứ ba Bản Lên Tiếng này.
 
Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu
***
http://hoilatraloi.blogspot.com/2013/06/ban-len-tieng-thu-muoi-motkhong-co-viec.html
YouTube - Video từ email này