Luận về Nghi Thức Phủ Cờ
Đỗ Ngọc Uyển
Gần
đây, các diễn đàn trên internet có phổ biến bài tự thán rất bi tráng mà
tác giả (?) được ghi nhận là Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên Tư Lệnh
Sư Đoàn Nhẩy Dù. Nguyên văn lời nói đầu cùng với bài tự thán như sau:
Mai Tôi Chết Cờ Vàng Xin Đừng Phủ
Tướng Lê Quang Lưỡng (cựu Tư lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù/QLVNCH): “Xin mặc đồ đen, không mặc quân phục, nếu muốn đến tiễn đưa tôi lần chót”. Một vị Tướng-lãnh QLVNCH đã trối-trăn: Tôi
làm Tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết
theo nước, nên khi tôi chết già yêu-cầu đừng phủ quốc-kỳ lên quan-tài
tôi, vì tôi biết mình không xứng-đáng được hưởng nghi lễ
nầy.
Mai
tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.
Bao năm trời bao nhiêu người trẻ.
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì??
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước.
Ta giờ đây đã tan bao mơ ước.
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ…
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng.
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Lê Quang Lưỡng (?)
Tuy nhiên, cũng có nguồn tin ghi nhận rằng tác giả bài tự thán trên đây là Nguyễn Ngọc Trân,
một chiến sĩ biệt động quân. Đây là tâm sự của hai chiến sĩ cùng chung
một cảm xúc bi tráng và tự trọng với tinh thần trách nhiệm rất đáng kính
phục.
Bài
tự thán bi hùng của Nguyễn Ngọc Trân và những lời “trăn trối” tâm huyết
của Tướng Lưỡng đã đánh mạnh vào tình cảm mến phục, thương xót của con
người. Xin tôn
trọng những lời tự thán và “trăn trối” trên đây của Nguyễn Ngọc Trân và
Tướng Lưỡng. Tuy nhiên, với tư cách người lính QLVNCH, tôi viết bài này
để trình bày một quan điểm về nghi thức phủ quốc kỳ trên quan tài khi
người lính nằm xuống.
Khi
mặc bộ quân phục, đứng dưới Quốc Kỳ, nguời lính QLVNCH mang trên vai
Danh Dự và Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc. Dưới lá Quốc Kỳ, người quân nhân
hãnh diện được hy sinh vì Tổ Quốc và coi nhẹ cái chết. Suốt một đời
đứng dưới Quốc Kỳ, cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, khi nằm xuống trong bất
cứ
trường hợp và hoàn cảnh nào – ngoài trận địa hay trên giường bệnh tại
hậu phương – mọi quân nhân đều được Tổ Quốc ghi ơn và được hưởng mọi
nghi thức tang lễ đã quy định trong các huấn thị như Nghi Lễ Phủ Quốc
Kỳ, được mai táng tại các Nghĩa Trang Quốc Gia, được Dàn Chào Danh Dự
khi hạ huyệt…
“Con chim gần chết tiếng kêu thương; con người gần chết lời nói thành thật.”
Chúng tôi tin rằng những lời ‘trăn trối” trên đây của Tướng Lưỡng –
trong hoàn cảnh sa cơ thất thế và
lưu
vong – đã thốt ra từ đáy lòng khi cuối đời nghĩ tới những đồng đội dưới
quyền đã hy sinh ngoài mặt trận hay còn đang kéo dài cuộc sống tối tăm,
mòn mỏi trong tay quân thù ngay trên quê hương Miền Nam. Tướng Lưỡng
cũng thốt ra những lời cay đắng, tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm
vụ đối với quê hương. Do đó, Tướng Lưỡng đã nói lời cuối cùng: “Xin Đừng Phủ Quốc Kỳ Lên Quan Tài”
Như
đã nói ở trên, chúng tôi tôn trọng những lời “trăn trối” của Tướng
Lưỡng, nhưng xin không đồng ý về việc từ chối lễ
phủ
cờ theo quy chế và nghi thức mà Quân Đội và Tổ Quốc đã ban cho ông. Dù
trong hoàn cảnh sa cơ thất thế và lưu vong hiện nay, Tướng Lưỡng nói
riêng và tất cả quân nhân các cấp đã từng xông pha trận mạc trong suốt
20 năm để bảo vệ quê hương thân yêu Miền Nam sẽ mãi mãi là những anh
hùng của QLVNCH. Họ đựợc Tổ Quốc ghi ơn và xứng đáng được hưởng mọi nghi
thức mà Quân Đội và Tổ Quốc đã quy định khi nằm xưống.
Mới
đây nhất, với tư cách là đồng minh của VNCH trong cuộc chiến chống cộng
tại Việt Nam và ngăn chặn sự bành trướng
của
chủ nghĩa cộng sản xuống vùng Đông Nam Á, Tổng Thống Hoa Kỳ đã trao
tặng Huân Chương Legion of Merit (Degree of Commander) cho Thiếu Tướng
Bùi Thế Lân, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, bằng một sắc lệnh do Bộ Trưởng
Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert M. Gates ký. Sắc lệnh này nêu rõ những chiến
công anh hùng của Tướng Lân và Sư Đoàn TQLC/QLVNCH trong thời gian từ
30/3/1972 đến 16/9/1972 khi hoàn toàn tái chiếm tỉnh Quảng Trị từ tay
quân xâm lăng cộng sản Bắc Việt. Buổi Lễ Trao Tặng Huân Chương được tổ
chức ngày 7/3/2009 tại phòng họp của đài phát thanh Radio Saigon, thành
phố Houston với sự tham dự của khoảng 20 tướng lãnh và sĩ quan Hoa Kỳ
cùng với khoảng 40 sĩ quan QLVNCH. Người đại diện cho Bộ Trưởng Quốc
Phòng Robert M. Gates để choàng giải Huy Chương Legion of Merit
(Degree of Commander) trên ngực Thiếu Tướng Lân là Thiếu Tướng William
Eshelman, bạn cùng khoá với Tướng Lân tại trường Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa
Kỳ Quantico. Khi ban thưởng Huân Chương Cao Quý Legion of Merit (Degree
of Commander) cho Tướng Lân sau 37 năm kể từ khi tái chiếm tỉnh Quảng
Trị, một lần nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ – với tư cách là đồng minh của VNCH
trong cuộc chiến chống cộng – đã công nhận rằng Tướng Lân là một vị
tướng anh hùng của QLVNCH anh hùng,
mặc dù QLVNCH đã bị những thủ đoạn chính trị phản phúc của Nixon và
Kissinger làm cho tan rã để mang lại thắng lợi cho quân cộng sản Bắc
Việt trong tháng 4/1975. Cho tới nay, kể cả Tướng Lân, mới chỉ có 19 vị
tướng anh hùng của các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ được ban thưởng huy chương cao quý trên đây.
Lễ
phủ cờ là một vinh dự được Quân Đội và Tổ Quốc ban cho quân nhân các
cấp khi nằm xưống và là niềm hãnh diện của gia đình họ. Cách đây không
lâu, đài truyền hình SBTN từ Nam California có chiếu cảnh phóng viên
Thanh Toàn từ Mỹ trở về một vùng quê ở Miền Nam Việt Nam, đến thăm một
anh thương binh và trao tặng anh này một bộ quân phục tác chiến như đã
hứa trong lần viếng thăm kỳ trước. Người cựu chiến binh thương tật với
gương
mặt
rạng rỡ đã đưa hai tay nhận bộ quân phục tác chiến thân yêu còn mới
nguyên nếp gấp. Sống trong lòng địch, khi chết không được phủ cờ, người
chiến binh thương tật này chỉ còn một điều mong ước cuối cùng là được
mặc bộ quân phục khi nằm trong quan tài thay vì được phủ cờ. Anh chiến
binh anh hùng của QLVNCH đã được toại nguyện, và xin cám ơn phóng viên
Thanh Toàn đã làm một việc rất có ý nghĩa.
Trong
dư luận, có những lời bàn cho rằng trong những ngày cuối tháng 4/1975,
một số tướng tá cao cấp, sĩ quan đã bỏ chạy, đào ngũ, chốn ra
ngoại quốc, đầu hàng…, và những người này không còn xứng đáng để được
hưởng nghi thức phủ cờ khi nằm xuống. Đây là những lời bàn ngang, nông
nổi, không xác đáng. Sau đây, xin kể một sự kiện đã đi vào quân sử Hoa
Kỳ.
Trong
thế chiến II, ngày 26-7-1941, Trung Tướng Douglas McArthur được lệnh
tái ngũ và được Tổng Thống Roosevelt bổ nhiệm làm Tư Lệnh Lục Quân Hoa
Kỳ tại Viễn Đông. Bản doanh của Tướng MacArthur đóng tại Thủ Đô Manila,
Philippines. Những ngày tiếp theo, Trung Tướng MacArthur được vinh thăng
Đại Tướng và được Tổng Thống
Philippines Manuel L. Quezon vinh thăng Thống Chế (Field Marshal) của
quân đội Philippines. Cuối năm 1941, quân đội Nhật mở cuộc tấn công đánh
chiếm Philippines. Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Nhật, Tướng
MacArthur đã phải ra lệnh cho lực lượng Mỹ và Philippines rút về phòng
thủ bán đảo Bataan, và Bộ Tham Mưu của Tướng MacArthur cũng phải rút về
bán đảo chiến luỹ Corregidor. Nhận thấy tình hình rất nguy ngập, Tổng
Thống Roosevelt đã ra lệnh cho Đại Tướng MacArthur phải di chuyển khỏi
Philippines. Trong đêm 12/3/1942, Tướng MacArthur cùng với gia đình và
bộ tham mưu của ông đã di tản khỏi bán đảo Corregidor trên bốn chiếc tầu
tuần (PT boats) để đến phi trường Del Monte Airfield trên bán đảo
Mindanao và được phi cơ B-17 đưa họ đi Úc Đại Lợi. Sau đó,
Tướng MacAthur được bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh Tối Cao Đồng Minh của
Chiến Trường Tây Nam Thái Bình Dương. Khi rời khỏi Corregidor, Tướng
MacArthur có hứa rằng ông sẽ trở lại và ông đã giữ lời hứa. Ông cùng với
bộ tham mưu đã trở lại Philippines ngày 20/10/1944 ngay khi lực lượng
đống minh do ông chỉ huy giải phóng được Philippine khỏi tay quân đội
Nhât. Trước khi rời khỏi Philippines, Tướng MacAthur đã chỉ định Trung
Tướng Jonathan M. Wainwright ở lại thay ông chỉ huy toàn thể lực lượng
Mỹ và Phi tại Bataan. Sự đào thoát khỏi Philippines của Tướng Tư Lệnh
Chiến Trường MacArthur trong lúc địch quân đang tấn công không phải là
một sự đào ngũ hay chạy chốn. Sự đào thoát này là do tình thế đòi hỏi.
Nếu Tướng MacArthur ở lại, sự thể sẽ tệ hại
hơn, chắc chán ông sẽ bị quân Nhật bắt làm tù binh như Trung Tướng
Jonathan M. Wainwright sau này. Tướng MacArthur được vinh thăng Thống
Tướng Năm Sao và được vinh danh là anh hùng của nước Mỹ. Ông mất ngày
5/4/1964 trên giường bệnh tại Walter Reed Army Medical Center, và Tổng
Thống Johnson đã ra lệnh tổ chức lễ quốc táng. Từ sự kiện trên đây có
thể luận ra rằng: Trong tình thế tuyệt vọng của những ngày cuối tháng
4/1975, những vị tướng tá, sĩ quan QLVNCH đã tìm cách thoát ra khỏi Việt
Nam là hợp lý vì tình thế bắt buộc và là một quyết định đúng. Họ không
đào ngũ hay chạy chốn mà là một hành động can đảm, không buông xuôi số
phận trước một tình thế hoàn toàn tuyệt vọng. Nếu họ ở lại, chắc chắn sẽ
bị Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam trả thù
rất đê tiện bằng nhiều năm đầy ải trong các trại tù khắp nước từ Nam ra
Bắc như chúng đã đối xử với những người bị kẹt lại. Những quân nhân này
vẫn mãi mãi là anh hùng của QLVNCH. Họ đã chiến đấu suốt 20 năm để bảo
vệ quê hương Miền Nam. Họ được Tổ Quốc ghi ơn và rất xứng đáng được
hưởng nghi thức phủ Quốc Kỳ khi nằm xuống.
Trở
lại trường họp của Tướng Jonathan M. Wainwright, người đã được Tướng
MacArthur chỉ định ở lại bảo vệ bán đảo Bataan trong một tình thế mà cơ
hội sống còn hết sức mong manh. Nhưng
đây là
một vinh dự đối với một cấp chỉ huy như Tướng Wainwright. Trước sức tấn
công vũ bão của quân đội Nhật và để tránh thương vong vô ích cho quân
sĩ, Tướng Wainwright đã phải ra lệnh cho 76.000 quân Mỹ và Phi trên bán
đảo Bataan đầu hàng quân Nhật lúc 9 giờ sáng ngày 9/4/1942. Tướng
Wainwright bị quân Nhật bắt làm tù binh hơn 3 năm và được quân đội Liên
Xô giải thoát khỏi một trại giam tù binh của Nhật tại Manchuria trong
tháng 8/1945. Sự đầu hàng của Tướng Wainwright không phải là một sự hèn
nhát mà là một hành động can đảm do tình thế đòi hỏi để tránh thương
vong vô ích cho binh sĩ dưới quyền. Tướng Wainwright vẫn được tôn vinh
là anh hùng của Bataan (hero of Bataan). Ngày 2/9/1945, Tướng Wainwright
đứng bên cạnh Tướng MacArthur trên chiến hạm USS
Missouri trong một buổi lễ tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của nước
Nhật. Sau đó, Tướng Wainwright đã cùng với Tướng Arthur Percival trở lại
Philippines để tiếp nhận sự đầu hàng của Tướng Tomoyuki Yamashita,
người chỉ huy quân đội Nhật tại Philippines. Tướng Wainwright được vinh
thăng bốn sao và được ban thưởng huy chương Medal of Honor. Ông mất ngày
2/9/1953 tại San Antonio vì bị nhồi máu cơ tim và được an táng tại
Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington theo nghi thức đối với một vị tướng anh
hùng khi nằm xuống. Từ sự kiện trên đây có thể khẳng định rằng trong
tình thế tuyệt vọng của những ngày cưối cùng của tháng 4 đen năm 1975,
nếu có một số sĩ quan đã tự quyết định hoặc theo lệnh của “Tổng Thống
Dương Văn Minh” mà buông súng là vì tình
tế bắt buộc chứ không phải là hành động của những quân nhân hèn nhát.
Họ đã chiến đấu đến phút cuối cùng và chỉ buông súng trong hoàn cảnh
“thế cùng, lực tận”. Họ vẫn mãi mãi là những quân nhân anh hùng của
QLVNCH và rất xứng đáng được hưởng nghi thức phủ Quốc Kỳ mà Quân Đội đã
quy định khi nằm xuống.
Tóm
lại, dù bị sa cơ thất thế trong biến cố 30/4/1975, những người lính
thuộc mọi quân binh chủng của QLVNCH đã chiến đấu suốt 20 năm để bảo vệ
quê hương Miền Nam thân yêu vẫn mãi mãi là những chiến binh anh hùng của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa anh hùng. Họ đã được Tổ Quốc ghi ơn qua những Bảo Quốc Huân Chương, Anh dũng Bội Tinh, Chiến Thương Bội Tinh, Chiến Dịch Bội Tinh … Họ Là Những Người Đi Dựng Cờ và rất xứng đáng được hưởng nghi lễ phủ quốc kỳ khi nằm xuống trong hoàn cảnh lưu vong hiện nay.
Trong
cuộc chiến chống cộng, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phải chiến đấu
chống lại cả một khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai là
Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong thế
trận quốc cộng này, VNCH bị đẩy vào cái thế là phải dựa vào sự viện trợ
duy nhất của Hoa Kỳ. Nhưng nhận viện trợ của Mỹ mà không làm theo Mỹ
thì bị Mỹ giết như trường hợp Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Và sau này, Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng bị Nixon doạ giết nếu không chịu ký vào cái
“Hiệp Định Đầu Hàng Paris”. Gần đây, những tài liệu giải mật của Toà
Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đã chứng minh rằng Nixon và Kissinger đã đi đêm
với Trung Cộng và bán đứng VNCH cho cộng sản. Sử gia Hoa Kỳ Larry
Berman, trong tác phẩm “No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and
Betrayal in Vietnam”, đã chỉ đích danh hai người này là những kẻ phản
bội VNCH. Và QLVNCH đã bị hai kẻ phản bội này làm cho tan rã để mang lại
thắng lợi cho quân Việt Cộng chứ không
phải quân Việt Cộng đã chiến thắng hoặc chúng ta thua trận trong ngày
30/4/1975. Ngày 29/9/2010, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
về “ Kinh Nghiệm của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ 1945 đến 1975”, chính Kissinger đã thú nhận: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chứ không phải do VNCH”.
Lời
thú nhận muộn màng trên đây không làm ai ngạc nhiên. Trên phương diện
thuần tuý quân sự, chúng ta không thua trận. Chúng ta luôn luôn hãnh
diện là người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bởi vì chúng ta có Chính
Nghĩa và
Chính Nghĩa sẽ tất thắng. Hãy ngẩng cao đầu và không bao giờ mang mặc
cảm thua trận. Chế độ Việt Cộng – một chế độ độc tài hủ lậu – chắc chắn
sẽ bị lịch sử đào thải.
21
năm xông pha trên tuyến đầu, Tướng Lê Quang Lưỡng đã được ban thưởng
những huy chương cao quý của QLVNCH và Quân Lực Hoa Kỳ như sau:
· Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương
· Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương
·
Đệ Ngũ Đẳng Bão Quốc Huân Chương
· 21 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu
· 6 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Vàng, Bạc và
Đồng
· 3 Chiến Thương Bội Tinh
· Two Silver Stars with V Device – 1971 – 1972
· Three Bronze Stars with V Device – 1967 – 1968 – 1970
· One Distinguished Flying Cross
· One Air Medal
Cùng
với tên tuổi đã đi vào quân sử, Chuẩn Tướng Lê
Quang Lưỡng – người anh hùng của QLVNCH, người con thương yêu của Tổ
Quốc Việt Nam – không bao giờ chết mà chỉ mờ dần đi như hình ảnh những
người lính trong điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng đã được Tướng
MacArthur nhắc đến trong bài diễn văn giã từ binh nghiệp đọc tại Lưỡng
Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19 tháng 4 năm 1951 như sau:
Old Soldiers Never Die; They Just Fade Away
Đến
đây, xin nhắc lại một lần nữa: Chúng tôi thông cảm và tôn trọng những
lời ‘trăn trối” của Tướng Lưỡng nhưng xin không đồng ý về sự từ chối lễ
phủ cờ theo nghi thức đã được ấn định bởi vì đây là một danh dự mà Quân
Đội và Tổ Quốc ban cho tất cả quân nhân các cấp khi nằm xuống và không
một quân nhân nào được phép từ chối. Ngoài ra, để bảo vệ Chính Nghĩa
Quốc Gia và Danh Dự của người lính QLVNCH, chúng ta phải tiếp tục tổ
chức lễ phủ cờ cho bạn đồng ngũ khi nằm xuống. Đây là một nghi thức
truyền thống cao quý của QLVNCH. Xin tôn trọng những lời cuối trước khi
ra đi của Tướng Lưỡng như một ngoại lệ đặc biệt. Và cũng xin nhắc lại
câu danh ngôn đã được truyền tụng: “Xưa nay, không ai lấy thành bại để luận anh hùng.”
Đỗ Ngọc Uyển(Khoá 4 Thủ Đức/ Binh Chủng TT)
Tháng 1 năm 2013
Morgan Hill, California
Morgan Hill, California
Nguồn: | https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&shva=1#inbox/140ce03816c85b88 |