Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

NGƯỜI THUA TRẬN & KẺ THẮNG CUỘC...!!!

 NGƯỜI THUA TRẬN  & KẺ THẮNG CUỘC...!!!
               {Kỷ niệm 40 năm mưa bom Hà Nội suốt 12 ngày đêm}

Huỳnh Mai ST.8872
December 31, 2012
12.00 AM


                          Hỏa tiển SAM của Liên xô tại Hà Nội

Chiến dịch Linebacker II
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chiến dịch Linebacker II
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Boeing B-52 dropping bombs.jpg
Máy bay ném bom chiến lược B-52 đang ném bom rải thảm
.
Thời gian Từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972
Địa điểm Miền Bắc Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Bắc, Lạng Sơn.
Kết quả Chiến thắng của VNDCCH buộc Mỹ nối lại đàm phán tại Paris, dẫn đến ký kết Hiệp định Paris với nội dung về cơ bản không khác với bản đã ký tắt vào tháng 10 năm 1972 - bản mà Hoa Kỳ đã từ chối ký kết.
Tham chiến
Flag of the United States.svg Không lực Hoa Kỳ Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chỉ huy
Flag of the United States.svg John Dale Ryan
Flag of the United States.svg John W. Vogt Jr
Flag of Vietnam.svg Văn Tiến Dũng
Flag of Vietnam.svg Phùng Thế Tài
Flag of Vietnam.svg Lê Văn Tri


Lực lượng
197 đến 207 máy bay ném bom chiến lược B-52,
14 liên đội không quân chiến thuật gồm 1.077 máy bay các loại từ 3 căn cứ không quân và 6 tàu sân bay[1]
Lực lượng phòng không và không quân và dân quân (trong đó có 23 tiểu đoàn tên lửa SA-2 và khoảng 50 máy bay tiêm kích MiG).[2]
Tổn thất
Số liệu từ Hoa Kỳ:[3]
12 phi cơ chiến thuật bị bắn rơi
16 B-52 bị bắn rơi
4 B-52 bị hư hại nặng
5 B-52 bị hư hại trung bình
43 tử thương
49 bị bắt làm tù binh[3][4]
Số liệu của Việt Nam:[5]
81 phi cơ bị bắn rơi
gồm có 34 B-52 (16 rơi tại chỗ) và 5 F-111[6]
1.624 thường dân thiệt mạng
Thương vong về quân sự không rõ[7] 6 MiG-21 bị bắn rơi[cần dẫn nguồn]
.
Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ. Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này trọng tâm sẽ là các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật và mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[8]
Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng nề cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về vấn đề cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris và cuối cùng nhanh chóng ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết. Sau chiến dịch ném bom khí thế, lòng tự hào trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người dân tại miền Bắc Việt Nam lên rất cao: họ đã đánh thắng được "thần tượng B-52", đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi to lớn của họ.
Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.
Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: một trong những vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc chiến tranh công nghệ cao đã thể hiện điểm yếu ngay khi đối phương có trình độ kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ kém hơn nhiều và vũ khí chống trả chưa phải là loại cao cấp của đối phương (vào thời điểm 1972, tên lửa SA-2 mà Việt Nam sử dụng đã bị Liên Xô thay thế bằng SA-4SA-5 mạnh hơn nhiều). Ngay sau Chiến tranh Việt Nam, vì lý do này Hoa Kỳ đã phải nỗ lực rất cao trong chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay ném bom mà ngày nay đã có kết quả là các máy bay ném bom B-1 LancerB-2 Spirit tàng hình.[cần dẫn nguồn]
Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Mục tiêu của các bên

Hoa Kỳ

Sau thất bại của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Lam Sơn 719, quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam liên tục mở các cuộc tấn công vào các căn cứ và vị trí chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa qua chiến dịch Xuân Hè 1972, làm thất bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Nhằm giữ thể diện của một siêu cường quân sự và để rút quân trong danh dự, Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch đánh bom lần cuối này với ý định "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá", giảm bớt sự hỗ trợ quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho chiến trường miền Nam.
Tại Paris đầu tháng 12, cuộc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ một lần nữa lâm vào bế tắc. Việt Nam Cộng hòa (vốn không được tham gia họp kín để đàm phán về điều khoản hiệp định) ra sức phản đối bản dự thảo hiệp định, theo đó Quân đội Nhân dân Việt Nam được giữ những vị trí của họ tại miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu cho rằng Hoa Kỳ làm vậy là để rũ bỏ trách nhiệm với họ. Nixon không muốn mang tiếng là đã bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa, nên phía Hoa Kỳ đòi thay đổi lại nội dung cốt lõi nhất của dự thảo hiệp định, đó là về quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo đó, Hoa Kỳ muốn "có đi có lại", khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam thì quân Giải phóng cũng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận, vì đề nghị như vậy đặt họ ngang hàng với "kẻ xâm lược" là Mỹ, đồng thời sẽ khiến quân Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn sau này.
Ngày 5 tháng 12, Nixon điện cho Kissinger: "Hãy để một chỗ hở ở cửa cho cuộc họp tiếp. Tôi có thể sẵn sàng cho phép ném bom ồ ạt miền Bắc Việt Nam trong thời gian nghỉ ngơi đó"[9] (ám chỉ kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh). Đêm 12 tháng 12, Chánh văn phòng Nhà trắng Heizman thừa uỷ quyền của Richard Nixon gửi một bức điện cho Kissinger có đoạn viết: "Chúng ta cần tránh làm bất cứ điều gì có vẻ như là chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột. Nếu xảy ra tan vỡ thì phải làm như là do họ chứ không phải do chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, Hoa Kỳ không được chủ động cắt đứt cuộc nói chuyện. Chúng ta cần yêu cầu hoãn cuộc họp để tham khảo thêm".[10]
Tuy cố tình trì hoãn ở hậu trường, nhưng khi tuyên bố chính thức, Hoa Kỳ đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không chịu "đàm phán nghiêm chỉnh". Do vậy, nhiều tài liệu phương Tây vẫn cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bỏ họp trước, và chiến dịch ném bom của Mỹ là để khiến Việt Nam "biết điều" mà chấp nhận họp lại.
Ngày 14 tháng 12, Tổng thống Nixon họp với cố vấn an ninh Kissinger, tướng Alexander Haig và chủ tịch Hội đồng tham mưu truởng liên quân - đô đốc Thomas Moorer thông qua lần cuối cùng kề hoạch Chiến dịch Linerbacker II. Nixon nói với đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ: "Điều may mắn của ông là được sử dụng một các cách hiệu quả sức mạnh quân sự của chúng ta để thắng cuộc chiến tranh này. Nếu ông không làm được việc đó, tôi sẽ coi ông là người chịu trách nhiệm". Mục tiêu của Linebacker II cũng vẫn là mục tiêu của Linebacker nhưng với cường độ, sức công phá và mật độ lớn đến mức khủng khiếp để buộc VNDCCH phải chấp nhận điều khoản của Mỹ, đồng thời tỏ rõ cho Nguyễn Văn Thiệu thấy rằng Hoa Kỳ đã cố làm hết trách nhiệm bảo vệ chính phủ Sài Gòn, thay vì rút lui mà không chiến đấu.
Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này là rất không cần thiết vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút quân khỏi cuộc chiến. Hoa Kỳ biết rõ rằng không thể nào bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà họ đã chiến đấu gần 20 năm, với chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu[cần dẫn nguồn]. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ. Đây thực chất chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ cuối cùng đối với đồng minh Việt Nam Cộng hoà[cần dẫn nguồn]: khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng nấc thang quân sự mạnh tay nhất này để chứng tỏ họ đã cố gắng hết mức cho quyền lợi của đồng minh[cần dẫn nguồn].
Ngày 15 tháng 12, Lê Đức ThọKissinger chia tay nhau tại sân bay Le Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12, Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi cho VNDCCH kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà (sau khi ghé qua Moskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong Chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.[11]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Với kinh nghiệm chính trị dày dặn, ngay từ mùa xuân năm 1968, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo:
Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.[12]
—Hồ Chí Minh
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền
Miền Nam
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968
Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Linebacker –Linebacker II
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên   -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửatiêu bản

Từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không đặt vấn đề: "Tỷ lệ B-52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?". Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:
  • N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);
  • N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;
  • N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.
Quân chủng Phòng không-Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc).

Lực lượng

Không lực Hoa Kỳ

Mỹ đã huy động [13]
  • Gần 50% B-52 của toàn nước Mỹ (197 trên tổng số 400 chiếc). Thực tế xuất kích 741 lần chiếc
  • Gần 1/3 số máy bay chiến thuật của toàn nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc). Thực tế xuất kích 3920 lần chiếc.
  • 1/4 số tàu sân bay (6 trên tổng số 24 chiếc),cùng nhiều tàu chỉ huy - dẫn đường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu radar, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu,...
  • Tập đoàn không quân 7 và 8 (Seventh air forceEighth air force): trong đó có các liên đội không quân chiến lược B-52 (Strategic Wing) số 43 và 72 đóng tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam gồm 143 chiếc B-52G, B-52D và liên đội không quân chiến lược số 307 gồm 54 máy bay B-52D đóng tại căn cứ Utapao (Thái Lan); 6 liên đội không quân chiến thuật (Tactical Fighter Wing) gồm 455 máy bay đóng căn cứ tại các căn cứ không quân Ubon KoratTakhli trên đất Thái Lan, 2 liên đội 124 máy bay đóng tại miền Nam Việt Nam (Đà Nẵng).
  • Không đoàn đặc nhiệm 77 (Task force 77) là các máy bay trên các tàu sân bay của hải quân gồm 6 liên đội với 420 máy bay trên các tàu sân bay:
    USS America: liên đội số 8 (Carrier Air Wing 8) là các máy bay F-4, A-6, A-7.
    USS Enterprise: liên đội 14 (F-4, A-6, A-7)
    USS Midway: liên đội 5 (F-4, A-7)
    USS Oriskany: liên đội 19 (F-8, A-7)
    USS Ranger: liên đội 2 (F-4, A-6, A-7)
    USS Saratoga: liên đội 3 (F-4, -6, A-7)

Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Phòng không: 3 sư đoàn phòng không 361, 363, 375. Gồm:
    • 6 trung đoàn tên lửa SA-2, chia làm 23 tiểu đoàn gồm 15 tiểu đoàn hỏa lực (mỗi tiểu đoàn phụ trách 1 hệ thống tên lửa gồm 6 bệ phóng) và 8 tiểu đoàn kỹ thuật (phụ trách sửa chữa, nạp đạn, chuẩn bị trận địa...)
    • 16 trung đoàn pháo cao xạ và 22 tiểu đoàn độc lập khác, tổng cộng khoảng hơn 500 pháo cao xạ các cỡ 23mm, 37mm, 57mm và 100mm.
    • 4 trung đoàn radar và 1 tiểu đoàn độc lập.
  • Không quân: 4 trung đoàn tiêm kích và 1 tiểu đoàn độc lập.
  • Lực lượng dân quân tự vệ phòng không: gồm 364 đội với 1428 khẩu súng hoặc pháo các loại. Trong đó có 769 khẩu trung-đại liên (RPD, RPK, PK...); 284 khẩu trọng liên 12,7mm; 263 khẩu trọng liên 14,5mm; 61 khẩu pháo cao xạ 37mm; 19 khẩu pháo cao xạ 57mm, 32 khẩu pháo cao xạ KS-19 100mm.

Chiến thuật đối phó của Quân đội nhân dân Việt Nam


Vệt bom sau khi B-52 rải thảm. 1 nhóm 3 chiếc B-52 có thể tạo ra 1 vệt bom dài 3 km và rộng 1,5 km, gồm chi chít các hố bom

Tên lửa SAM và pháo cao xạ trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không
Trước khi diễn ra chiến dịch, B-52 đã nhiều lần bay vào oanh tạc không phận miền Bắc. Đặc biệt, trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel đã tịch thu được hơn 20 hệ thống SA-2 nguyên vẹn bị quân Ả Rập bỏ lại khi rút chạy, nhờ vậy Mỹ đã nắm được tường tận chi tiết của hệ thống này.[14] Năm 1969, đến lượt 1 hệ thống radar cảnh giới P-12 của Ai Cập bị rơi vào tay Israel, toàn bộ kết quả phân tích được chuyển giao cho Mỹ.[15] Như vậy đến năm 1970, các loại radar phòng không chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam đều đã bị Mỹ nắm bắt, và Mỹ đã chế tạo ra các thiết bị gây nhiễu rất hiệu quả.
Như chiếc B-52D, lúc đầu mang 8 máy gây nhiễu, thì tới tháng 12/1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu, 2 máy phóng nhiễu giấy bạc. Một tốp 3 chiếc B-52 có 45 máy, như vậy tất cả nhiễu đó tạo thành giải nhiễu chồng chéo, dày đặc, đan xen, công suất rất lớn và rộng. Chưa kể bay kèm B-52 là đội hình máy bay chuyên tác chiến điện tử, gây nhiễu ra-đa. Điều này khiến rada của hệ thống phòng không gặp nhiễu, không thể phát hiện và khóa bắn được B-52. Các đài radar nhìn vòng P-12 của các tiểu đoàn tên lửa SA-2 chỉ thu được các giải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn hình.
Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu các biện pháp chống nhiễu, nghiên cứu cách đánh, kiên quyết bắn rơi máy bay chiến lược B-52. Sau 19 ngày Mỹ đem thả bom ở đèo Mục Giạ, tây bắc Quảng Bình, Hồ Chủ tịch nói ngày 19/7/1965: "Dù Mỹ có B-57, B-52 hay B gì đi nữa, ta cũng đánh mà đánh là nhất định thắng. Các chú muốn bắt cọp phải vào hang.”[16]
Từ cuối năm 1968, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã cử nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, trong đó có một bộ phận của tiểu đoàn trinh sát đi cùng các tiểu đoàn tên lửa vào nam Quân khu 4 và tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn theo dõi, nghiên cứu nhận dạng và tìm cách đánh máy bay B-52.
Qua theo dõi trong hai mùa khô năm 1968-1969 và 1969-1970, nhóm cán bộ phát hiện có một loại radar máy bay B-52 không gây nhiễu được. Trên cơ sở đó, cuối năm 1971, một tổ cán bộ nghiên cứu đề xuất một công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật: Dùng loại radar không bị máy bay B-52 gây nhiễu ghép nối với đài điều khiển phục vụ tên lửa đánh B-52.
Tháng 1/1972, tổ nghiên cứu hoàn thành bản vẽ thiết kế, sau đó chuyển đến Tiểu đoàn 76, Trung đoàn tên lửa 257 lắp ráp thành bộ khí tài mới. Tháng 6/1972, Cục Kỹ thuật cung cấp bản vẽ và một số mẫu cho nhà máy Z119 thuộc Cục Quân giới để lắp ráp 6 bộ khí tài mới. Các bộ khí tài mới mang ký hiệu KX.[17]
Cùng với bộ khí tài KX, các tổ rada cũng nghiên cứu khả năng “vạch nhiễu” ở các loại rada khác, nhằm phát hiện được mục tiêu B-52 vốn rất mờ nhạt trong dải nhiễu. Các dạng nhiễu có đủ kiểu, đủ loại với những tên gọi khác nhau được đặt theo hình dáng như: nhiễu quét, nhiễu giọt mưa, nhiễu xoắn thừng, nhiễu râu… Tháng 10-1972, tập tài liệu mang tên “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa” được in, gọi tắt là cuốn Cẩm nang bìa đỏ, dày 30 trang đánh máy và được bọc ngoài một tờ bìa màu đỏ. Trong cuốn sách là kinh nghiệm phân biệt mục tiêu thật-giả trước màn hiện sóng để bộ đội tên lửa có thể ngắm trúng mục tiêu.
Cuốn “Cẩm nang bìa đỏ” cho biết:
  • Tuy không quân Mỹ gây nhiễu dày đặc nhưng trong mớ hỗn loạn các loại tín hiệu nhiễu trên màn hiện sóng, B-52 không phải là hoàn toàn vô hình, nếu tinh mắt vẫn có thể phát hiện được mục tiêu B-52 một cách gián tiếp: đó là các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B-52. Tuy mục tiêu không hiển thị rõ rệt để có thể xác định mục tiêu và điều khiển tên lửa chính xác nhưng cẩm nang đã đề ra biện pháp bắn theo xác suất: bắn một loạt đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao, phương án bắn xác suất này được "cẩm nang" gọi là "phương án P".
  • Khi mục tiêu B-52 đi thẳng vào đài phát cường độ nhiễu sẽ tăng lên nhưng tín hiệu mục tiêu sẽ tăng mạnh hơn, mục tiêu sẽ hiển thị rõ nét hơn, đây là thời cơ có thể bắn điều khiển tên lửa chính xác theo "phương án T", khi đó chỉ cần 1 đến 2 quả tên lửa B-52 sẽ phải rơi tại chỗ.
  • Trong "cẩm nang" đồng thời cũng đề ra các hướng dẫn cụ thể cho các cấp chỉ huy các tiểu đoàn tên lửa về công tác chỉ huy, cách chọn giải nhiễu, chọn thời cơ phát sóng, cự ly phóng đạn, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu trong nhiễu...
Một chiến thuật khác là "phương pháp bắn 3 điểm" dựa trên bộ khí tài hiện có. Khi B-52 vào Hà Nội, cường độ gây nhiễu cũng đã bị phân tán. Hướng này bị nhiễu nặng, song ở hướng khác, hai bên sườn, phía trước, phía sau… các đơn vị tên lửa lại có thể phát hiện được B-52 trên nền nhiễu. QĐNDVN đã bố trí đội hình tên lửa đánh bọc lót cho nhau, sao cho mỗi tốp máy bay Mỹ có thể bị công kích từ nhiều hệ thống tên lửa ở nhiều hướng, sử dụng phương pháp bắn 3 điểm và linh hoạt sử dụng phương pháp bắn đón nửa góc khi thấy mục tiêu.[18]

Cẩm nang bìa đỏ "Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa", 1972.
Ngoài ra còn có kỹ thuật điều khiển bắn bằng quang học thay cho radar. Các kíp chiến đấu nhận thấy việc bám sát chia đôi dải nhiễu như trước đây không còn phù hợp và sẽ khó tiêu diệt được máy bay, trắc thủ hai góc phải bám sát dải nhiễu như thế nào để đưa máy bay địch vào đúng tâm cánh sóng thì mới có thể bám bắt và khai hỏa. Phương án sử dụng trắc thủ quang học để chỉ chuẩn cho các trắc thủ tay quay xe điều khiển bám sát. Từ năm 1968, các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành lắp thêm kính quang học PA-00 trên nóc anten phương vị của xe thu phát. Thiết bị này được thiết kế để khi hai trắc thủ quang học bám sát chính xác vào một máy bay thì hai trắc thủ góc tà và phương vị của xe điều khiển cũng bám sát đúng vào chiếc máy bay đó, mặc dù trên màn hiện sóng là dải nhiễu tạp. Ngoài ra, đài radar P-12 của tiểu đoàn xác định chính xác cự li mục tiêu để chọn cự ly phóng đạn phù hợp.[19]
Về phía Hoa Kỳ, vũ khí lợi hại là tên lửa chống radar (như loại AGM-45 Shrike, AGM-78 Standard ARM). Tên lửa Shrike sau khi phóng sẽ tìm và “bắt” mục tiêu theo sóng ra-đa, rồi lao thẳng vào gây nổ, là vũ khí chuyên dụng để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương. Khi cách rađa vài chục mét thì tên lửa phát nổ lần thứ nhất, văng ra hàng vạn viên bi vuông để phả hủy rađa, tiếp đó phần còn lại lao xuống đất nổ lần thứ 2 để phá hủy nốt. Tại Trung Đông, hàng chục hệ thống tên lửa phòng không của Khối Ả Rập từng bị loại tên lửa này phá hủy, khiến lực lượng này mất khả năng chiến đấu. Quân đội Việt Nam đã nghiên cứu, vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay đài ăng-ten đi hướng khác, tên lửa Shrike cứ thế lao theo quán tính và rơi chệch trận địa. Cùng với trận địa chính, bộ đội Việt Nam làm nhiều trận địa giả, sau mỗi lần phóng tên lửa lại nhanh chóng kéo bệ sang trận địa khác. Những quả tên lửa giả được làm bằng cót, phủ sơn trông như thật. Khi tên lửa thật phóng đạn, thì các bệ tên lửa giả cũng đốt rơm, tạo khói mù mịt, đánh lừa máy bay Mỹ.[20] Nhờ vậy trong suốt 12 ngày đêm của chiến dịch, chỉ có 1 số ít trận địa phòng không bị đánh trúng, lực lượng phòng không Việt Nam vẫn bảo toàn được lực lượng để tiếp tục chiến đấu.
Đối với không quân, phi công Phạm Tuân cho biết: "Với không quân thì khó khăn hơn, máy bay B-52 được yểm trợ rất mạnh, lại bay ban đêm, gây nhiễu rađa, gây nhiễu mục tiêu… ngoài ra, bản thân B-52 được trang bị tên lửa mồi, nếu MiG-21 bắn tên lửa thì B-52 thả tên lửa mồi, chưa kể B-52 cũng được trang bị súng phía đuôi có khả năng tiêu diệt máy bay tiêm kích. B-52 còn được bảo vệ bằng các máy bay chiến đấu, tiêm kích đánh chặn, đánh ngay vào mục tiêu như sân bay, trận địa tên lửa. Không quân phải có sân bay, tránh được máy bay F-4 bảo vệ B-52, để có thể nhanh chóng tiếp cận. Vì vậy, không quân phải tập bay ở những sân bay ngắn, mới làm ở các nông, lâm trường, tập bay thấp, bay cao để có thể tiếp cận nhanh được B-52. Những thời điểm như vậy thể hiện trí tuệ, sáng tạo của dân tộc, của Không quân Nhân dân Việt Nam. Chúng ta phải cất cánh trong những điều kiện khó khăn, phải cất cánh lên được để đánh. Điều này đòi hỏi ý chí, nhưng ý chí không đủ, phải sáng tạo. Ví dụ ta làm rất nhiều sân bay dự bị, hoặc cất cánh trên đường băng phụ. Thậm chí, có khi chúng tôi đeo thêm 2 quả tên lửa bổ trợ, khi đó máy bay có thể cất cánh trên đường băng chỉ 200-300m so với đường băng 1,5 km thông thường... Nga sản xuất máy bay và dạy chúng ta cách bay, nhưng đối diện với thực tế bị nhiễu, rất khó biết B52 nằm ở chỗ nào, rất khó biết được chính xác. Thế cho nên, phi công phải chủ động. Ở đây là bản lĩnh của phi công, phải phán đoán được tình huống như thế nào."[16]
Một điểm đáng lưu ý, một số nguồn tin cho rằng tên lửa SA-2 đã được cải tiến nối tầng nâng tầm bắn. Nhưng thực tế là không phải, bởi tên lửa SA-2 có thể hạ mục tiêu ở độ cao trên 24.000m trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 17.000m (khi bay ném bom thì độ cao bay 10.000m), nên việc nâng tầm bắn là không cần thiết. Trên thực tế, yếu tố giúp bắn hạ B-52 nằm ở việc cải tiến các thiết bị radar để "vạch nhiễu tìm thù".
Một vấn đề khác liên quan là việc 2 hệ thống SA-3 của Việt Nam không kịp tham chiến. Được Liên Xô viện trợ cho khối Ả Rập từ năm 1969 nhưng mãi tới năm 1972, Liên Xô mới bắt đầu viện trợ SA-3 cho Việt Nam (chính sách của Liên Xô là ưu tiên khối Ả Rập hơn và không viện trợ vũ khí mới cho Việt Nam để tránh gây căng thẳng với Mỹ). Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, thì SA-3 có tốc độ bắn nhanh (có 2 tên lửa/1 bệ phóng thay vì 1 tên lửa như SA-2), có xác suất trúng mục tiêu cao hơn. Tới đêm 18/12, Trung đoàn 276 – đơn vị SA-3 thứ hai về đến ga Kép (Bắc Giang). Trung đoàn 276 tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn hỏa lực 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến dịch trước. Tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai trận địa ở Bắc Hồng (Đông Anh, Hà Nội), nhân viên kỹ thuật triển khai nhanh dây chuyền lắp ráp được 4 quả đạn SAM-3. Tuy nhiên, khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất thì chiến dịch phòng không đã kết thúc vào đêm hôm trước.[21]

Diễn biến

Trong chiến dịch có tổng cộng 741 lượt B-52 vào ném bom Bắc Việt Nam trong đó có 12 lượt bị hủy[22], trong thời gian đó vẫn có 212 lượt B-52 đi ném bom ở miền Nam Việt Nam. Hỗ trợ cho các máy bay ném bom là 3920 lượt máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân. Tổng cộng đã có hơn 20.000 tấn bom đã được thả xuống những nơi được Mỹ coi là 18 mục tiêu công nghiệp và 14 mục tiêu quân sự (trong đó có 8 địa điểm có tên lửa SAM).

Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam
Cuộc tập kích của không quân Mỹ diễn ra liên tục trong ngày với trọng tâm là các cuộc ném bom của B-52 vào ban đêm. Một lực lượng lớn máy bay B-52, mỗi chiếc mang tối đa 66 quả bom 750-pound (340 kg) hoặc 108 quả bom 500-pound (227 kg) thực hiện các cuộc tấn công hủy diệt hàng đêm tại Hà NộiHải Phòng. Còn ban ngày các bay chiến thuật thay nhau liên tục đánh phá ác liệt các sân bay của không quân tiêm kích Bắc Việt Nam, các trận địa tên lửa và các trạm radar phòng không. Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, hơn nửa triệu dân nội đô (xấp xỉ 50% dân số Hà Nội lúc đó) đã được tổ chức sơ tán về các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận để tránh thương vong. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên phó cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, kể rằng việc ông quan tâm và dành thời gian tìm hiểu là cuộc sơ tán thần tốc của người dân Hà Nội trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất. Nhờ làm tốt chủ trương này mà Hà Nội đã giảm thiểu được thương vong về người trước sức công phá ác liệt của các loại vũ khí hiện đại.[23]
Để tránh né hệ thống phòng không miền Bắc, Hoa Kỳ đã dùng một biện pháp cực đoan, dùng máy bay B-52 bay ở độ cao lớn rải thảm bom huỷ diệt không chính xác vào một loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân cư. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng tại miền Bắc Việt Nam là rất nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng bị tàn phá, các nhà xưởng, nhà máy điện, và các khu dân cư trở thành đống gạch vụn. Ở Hà Nội, riêng tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố, sát hại 287 dân thường, làm bị thương 290 người, 178 đứa trẻ trở thành mồ côi, trong đó có 112 mồ côi cả cha lẫn mẹ[24]. Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt nam đã bị phá huỷ hoàn toàn cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Số dân thường bị thiệt mạng trong chiến dịch là 2.200 người[25], trong đó con số tại Hà Nội được thống kê là 1.318 người[26]. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 18-12, nhữung tốp B-52 đầu tiên xuất kích. Trên bảng tiêu đồ tại Sở chỉ huy, một trong số ba nữ tiêu đồ viên có tên Nguyễn Thị Vân lo lắng khi thấy tín hiệu báo những chiếc B-52 bay tới. Cô nhớ lại: “Thoạt tiên là một tốp, rồi tiếp tới 2 tốp, sau đó là hàng loạt tốp xuất hiện như một bầy ruồi. Nhưng tinh thần hoàn thành nhiệm vụ của một người lính đã giúp tôi lấy lại bình tĩnh và tiếp tục đánh dấu đường bay”. Sở chỉ huy Sư đoàn 361 theo dõi hướng tấn công của các tốp mục tiêu trước khi phân công số tốp và nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cho các phân đội hỏa lực.
Tiểu đoàn 57 Trung đoàn tên lửa 261 có trận địa ngay bờ bắc sông Hồng là phân đội tên lửa đầu tiên chặn đánh đội hình tập kích. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57 Nguyễn Văn Phiệt là một chỉ huy dày dạn, từng lăn lộn chiến đấu chống các trận không kích của Mĩ trong suốt 5 năm nhưng cũng chưa bao giờ gặp trường hợp nhiễu nặng như vậy. Ông nhớ lại: “Tất cả các tín hiệu mục tiêu đều biến mất trong đám nhiễu trắng lóa khắp màn hiện sóng. Màn hiện sóng trước mặt sĩ quan điều khiển và các trắc thủ hiện lên các vạch xanh đậm đan chéo chằng chịt với nhau và biến đổi không ngừng, các dải nhiễu nhằng nhịt nối tiếp nhau xuất hiện, tụ vào rồi lại tan ra trước khi xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn đốm sáng trùm lên màn hiện sóng giống cả đám tín hiệu mục tiêu đang di chuyển hỗn loạn. Với cả mớ tín hiệu hỗn loạn đi kèm với màn hiện sóng radar chập chờn trôi xuống liên tục giống như trận mưa trút nước...”. Trên các xe điều khiển, các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa cố gắng bám theo dải nhiễu B-52 nhờ đài radar cảnh giới P-12 thay vì bật radar điều khiển Fan Song để tránh làm lộ vị trí đài phát trước đám máy bay tiêm kích chế áp phòng không Wild Weasel mang tên lửa chống radar. Nhưng việc bám mục tiêu thụ động cũng không mấy hiệu quả do bị nhiễu quá nặng.[27]
Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương.[28] Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không Quân đội nhân dân đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý. Dù Hoa Kỳ sử dụng các thiết bị gây nhiễu rada mạnh, phòng không Việt Nam đã tìm ra cách dò dấu vết B-52 trong dải nhiễu, bắn các máy bay B-52 theo xác suất và đã thành công vượt xa mức trông đợi[29].
Trong ngày chiến đấu đầu tiên, khi đội hình máy bay tập kích tiến tới, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 78 Nguyễn Chấn nhìn thấy “tầng tầng lớp lớp các loại nhiễu nhìn giống những chiếc nan quạt lớn chồng chéo lên nhau cùng xổ xuống, xóa nhòa tất cả các dải tần, làm lóa mắt kíp trắc thủ. Tín hiệu mục tiêu xoắn quện, vón cục rối bời với nhau trông như một cuộn len.” Khi đội hình B-52 tới gần mà radar cảnh giới của đơn vị vẫn không phát hiện được mục tiêu, Chấn đã quyết định mở máy phát sóng sục sạo mục tiêu. Ngay sau đó sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyện đã bám được vào dải nhiễu của một chiếc B-52 và nhấn nút chuyển tín hiệu bám mục tiêu sang màn hiện sóng của 3 trắc thủ. Trắc thủ cự li Đinh Trọng Duệ hô to “B-52” rồi cùng các trắc thủ khác thao tác tinh chỉnh cự li, phương vị và góc tà bám sát dải nhiễu.

Danh sách các đơn vị phòng không và không quân VNDCCH đã hạ máy bay B52 được công khai tại Bảo tàng Phòng không Không quân, Hà Nội.
Cách Hà Nội vài cây số về hướng bắc, Tiểu đoàn tên lửa 59 phóng cả 4 đạn đều trượt, mà lại còn bị đối phương quăng bom trùm lên trận địa. Lúc này, trong khi đang quan sát đội hình ném bom của đối phương bay vào trên màn hiện sóng radar P-12 và bảng tiêu đồ kế bên, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng nhận được lệnh từ sở chỉ huy Trung đoàn 261 giao nhiệm vụ diệt tốp mục tiêu 671 có độ cao 10.000 mét. Tiểu đoàn trưởng Thăng lệnh ngay cho sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận: “Mục tiêu, phương vị 350, cự li 30 km, độ cao 10.000 mét, phát sóng”. Thuận đánh tay quay chỉnh an-ten về góc phương vị 350 rồi bật công tắc phát sóng bắt mục tiêu. Sau 4 giây lên sóng, khi thấy trên màn hiện sóng hiện lên các dải nhiễu cho thấy đội hình một biên đội 3 chiếc B-52, Thuận báo cáo tiểu đoàn trưởng Thăng: “Phát hiện mục tiêu, phương vị 352, không rõ cự li, độ cao 10.000 mét, theo tốp, bay vào”. Thăng chuyển qua ngó màn hiện sóng trước mặt sĩ quan điều khiển rồi quay lại vị trí để kiểm tra tín hiệu tốp mục tiêu trên màn hiện sóng chỉ huy và đường bay trên bảng tiêu đồ, sau đó ra lệnh cho Thuận chuẩn bị phóng 2 đạn.
Ngay cả trong điều kiện chiến đấu bình thường thì điều khiển tên lửa bằng tay bám theo tín hiệu mục tiêu hiện rõ trên màn hiện sóng đã là một việc khó, huống hồ là lái tên lửa vào dải nhiễu của B-52. Chỉ cần vê tay quay điều khiển giật cục hay lỡ trớn thì tên lửa đã bay trệch mục tiêu tới hàng cây số hay phát nổ ngay trên không. Khi chiếc B-52 tiến vào, Thuận đã nhấn nút phóng liền 2 đạn rồi cùng các trắc thủ tập trung vào màn hiện sóng và tay quay, vừa bám sát mục tiêu vừa lái đạn. 24 giây sau khi các quả đạn được phóng đi, đèn báo hiệu ngòi nổ cận đích của quả đạn đầu tiên rồi quả thứ hai nháy sáng trên bảng điều khiển báo hiệu đạn nổ tốt. Trắc thủ phương vị Nguyễn Văn Độ và trắc thủ góc tà Lê Xuân Linh lần lượt báo cáo tín hiệu dải nhiễu của mục tiêu biến mất trên màn hiện sóng phương vị và nhanh chóng tụt độ cao trên màn hiện sóng góc tà. Chiếc B-52 mã hiệu Than củi số 1 của Bob Certain bị bắn hạ khi đã tới sát mục tiêu rải bom, 3 trong số 6 phi công tử trận. Đó là chiếc B-52 đầu tiên bị hạ trong chiến dịch.[27]
Cũng trong chiến dịch này, vào rạng sáng ngày 27-12, lần đầu pháo đài bay B-52 bất khả chiến bại bị hạ bởi một máy bay tiêm kích MiG-21, do Phạm Tuân điều khiển. B-52 tuy chỉ có khả năng không chiến yếu, nhưng nó luôn có đội hình gồm hàng chục chiếc tiêm kích F-4 bay theo để bảo vệ, nên việc công kích là rất khó. Phạm Tuân kể lại: "Khi lên trời rồi, phi công phải nhanh chóng đi vào điều kiện thuận lợi, vậy chúng ta phải phán đoán F-4 thường chặn chúng ta ở đâu, tầm cao nào để chúng ta tránh. Nếu F-4 bay ở độ cao 3 km thì chúng ta phải bay cao hơn, tốc độ hơn. Tất cả những kinh nghiệm đó để xây dựng thành phương án bay để tránh F-4. Lên thấy F-4 nhiều lắm, bên phải có, bên trái có. Bên dưới chỉ huy là vượt qua mà đi. Vậy vượt qua bằng cách nào? Ở đây là bản lĩnh của phi công, phải phán đoán được tình huống như thế nào. Trận đánh B-52 của tôi rất nhanh, tiếp cận B-52 chưa đầy một phút. Khi tiếp cận đằng sau B-52 với tốc độ rất cao, 1.500 km/h so với tốc độ của B52 là 900 km/h nên đã vượt qua tất cả. Vượt qua phải bao gồm tất cả nỗ lực, từ tổ chức chỉ huy, sân bay cất cánh, dẫn đường, để có được điều kiện tốt nhất. Hiệp đồng với binh chủng tên lửa phải chặt, khi tên lửa bắn lên F-4 phải dạt ra tránh, chúng tôi tranh thủ để vượt qua. Rồi lựa chọn hướng vào tiếp cận B52 như thế nào. Tất cả tạo nên điều kiện thuận lợi nhất đánh B-52. Tôi bắn B-52 xong rồi mà F-4 vẫn ở đằng sau nhưng không làm gì được." Ngày hôm sau tức 28-12, phi công Vũ Xuân Thiều cũng được ghi nhận đã hạ được B-52, nhưng Thiều và máy bay bị mất cùng với máy bay địch.

Địa điểm và thời gian bị bắn rơi tại chỗ của 16 chiếc B52.
Trong đó ngày 20 tháng 12 chứng kiến nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại các máy bay B-52, đó là ngày B-52 phải chịu tổn thất cao nhất trong toàn chiến dịch. Trong đêm đó, lực lượng phòng không Bắc Việt Nam đã đã phóng 36 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân đội nhân dân Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, tiếp đó các biên đội sau phải chịu hỏa lực mạnh ở gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định, và trên đường rút khỏi mục tiêu.
Trong một tình huống có tới cả 3 tiểu đoàn tên lửa cùng phóng đạn vào một chiếc B-52 vừa mở khoang bom khiến nó nổ tung. Chớp lửa từ vụ nổ của 30 tấn bom mạnh đến nỗi một máy bay trinh sát của Mĩ hoạt động trên Vịnh Bắc bộ cách đó tới 80 dặm vẫn còn nhìn thấy. Chỉ 2 trong số 6 thành viên kíp lái trên chiếc máy bay này sống sót. Tại hầm Sở chỉ huy Sư đoàn 361 nữ phát thanh viên liên tục thông báo tình hình chiến sự cho biết hết chiếc này tới chiếc khác B-52 bị bắn rơi. Tư lệnh Quân chủng phòng không Lê Văn Tri điện xuống Sư đoàn 361 thông báo: “Đội hình tấn công của đối phương đã rối loạn. Chúng đang réo gọi nhau một cách hoảng loạn và kêu gào lực lượng tìm cứu phi công…”.
Vào nửa đêm hôm đó, Bộ tư lệnh Không quân chiến lược Hoa Kỳ đã hủy lệnh cho B-52 ném bom đợt 2 xuống các mục tiêu ở Hà Nội mà chuyển sang mục tiêu khác ở tít trên phía bắc. Các kíp tên lửa phòng không Việt Nam đã làm được cái điều mà người Nhật, Đức, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc chịu không làm được trong các cuộc chiến trước, đó là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử các chiến dịch tập kích đường không của Mĩ, đội hình máy bay ném bom đang trên đường tới tấn công mục tiêu đã phải thúc thủ quay về vì vấp phải hệ thống phòng không của đối phương. Dù đã cho hủy lệnh tấn công đợt hai nhưng SAC vẫn cố tung đợt tấn công thứ 3 tới đánh phá Hà Nội vào 4 giờ sáng ngày hôm sau, lúc mà lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam đã được tiếp đạn đầy đủ, thêm 3 chiếc B-52 bị hạ. Tổng cộng trong đêm đó, 4 máy bay B-52G và 2 máy bay B-52B bị bắn rơi, một máy bay B-52D bị bắn hỏng.[27]

Kết quả

Thiệt hại của không quân Mỹ theo phía Mỹ công bố là 10 chiếc B-52 đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, 5 chiếc khác rơi tại Lào hoặc Thái Lan, 1 chiếc rơi ngay tại căn cứ quân sự. 26 phi công B-52 được cứu thoát, 33 người khác bị chết hoặc mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh. Đồng thời không quân chiến thuật Mỹ mất 12 máy bay (2 F-111, 3 F-4, 2 A-7, 2 A-6, 1 EB-66, 1 trực thăng cứu hộ HH-53 và 1 máy bay RA-5C), 10 phi công chiến thuật bị chết, 8 bị bắt, và 11 được cứu thoát. Trong số 28 máy bay cả B-52 và chiến thuật bị bắn rơi, 17 trường hợp do trúng tên lửa SA-2, 3 trường hợp do bị máy bay MiG tấn công vào ban ngày, 3 do pháo phòng không, và 3 trường hợp không rõ nguyên nhân. 4 chiếc B-52 khác bị trúng đạn hư hại nặng nhưng lết về được sân bay và 5 chiếc khác bị hỏng mức trung bình.

Một mảnh xác máy bay B-52 bị bắn rơi tại hồ Hữu Tiệp, Hà Nội, trong Chiến dịch Linebacker II
Theo số liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[30], tổng cộng trong 12 ngày đêm có 81 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ).
Phía Mỹ chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng. Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn, nó phù hợp với thống kê của hãng thông tấn AP, cũng như số liệu về các máy bay B-52 bị bắn rơi hoặc bắn hỏng được hãng Boeing công bố năm 2001.
Theo ước tính của Hoa Kỳ, Việt Nam đã phóng hơn 1.000 tên lửa sau 12 ngày đêm, nghĩa là theo Mỹ thì lượng đạn tên lửa của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sắp cạn kiệt, có những ý kiến cho rằng nếu Hoa Kỳ kiên trì đánh phá thêm vài ngày thì có thể đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên theo thống kê của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực ra trong toàn chiến dịch họ chỉ phóng 334 đạn tên lửa SA-2, bằng 60% dự trữ số đạn tốt của Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời họ cũng phục hồi được hơn 300 tên lửa cũ để tái sử dụng. Cùng với đó là 2.036 viên đạn pháo 100mm, 15.669 viên đạn 57mm, 19.454 viên đạn 37mm, 1.147 viên đạn 14.5mm, chiếm 66% lượng dự trữ của Hà Nội và Hải Phòng. Như vậy nếu tiếp tục duy trì cường độ này, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn có đủ đạn dược để chiến đấu thêm 20 ngày nữa. Chưa kể 2 hệ thống tên lửa SA-3 mới có năng lực cao hơn SA-2 cùng 100 tên lửa được dự kiến sẽ đưa vào chiến đấu vào ngày 31 tháng 12 năm 1972. Trên thực tế, khi các cuộc không kích của Hoa Kỳ tiếp diễn tại Khu 4 trong tháng 1 năm 1973, các đơn vị tên lửa của Việt Nam vẫn đủ sức tiếp tục chiến đấu, bắn rơi và bắn hỏng thêm 4 chiếc B-52.
Một số thống kê khác của Việt Nam:
  • Trong 34 B-52 bị bắn rơi, 29 chiếc là do tên lửa phòng không, 3 chiếc là do pháo cao xạ 100mm, 2 chiếc là do tiêm kích MiG-21.
  • Tên lửa phòng không bắn rơi 36 máy bay các loại, không quân tiêm kích bắn rơi 12 máy bay, còn lại là pháo hoặc súng máy cao xạ bắn rơi.
  • Đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên: Đại đội radar 16 trung đoàn 291 - 19h10 ngày 18 tháng 12.
  • Đơn vị đầu tiên đánh B-52: Tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 - 19h44 ngày 18 tháng 12.
  • Đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên: Tiểu đoàn 59 trung đoàn 261 - 20h13 ngày 18 tháng 12.
  • Trung đoàn 261 bắn rơi nhiều B-52 nhất: 12 chiếc.
  • Trung đoàn 257 bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: 8 chiếc.
  • Tiểu đoàn 57 (trung đoàn 261) bắn rơi nhiều B-52 nhất: 4 chiếc.
  • Tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: Tiểu đoàn 77 (trung đoàn 257) và Tiểu đoàn 93 (trung đoàn 261): mỗi tiểu đoàn bắn rơi 3 chiếc B-52.
  • Tiểu đoàn 79 (trung đoàn 257) bắn rơi chiếc B-52 cuối cùng: 23h16 ngày 29 tháng 12
  • Tiểu đoàn 72 (trung đoàn 285) bắn quả tên lửa cuối cùng trong chiến dịch: 23h29 ngày 29 tháng 12

Đánh giá

Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch Linebacker II này là trận Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B-52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B-52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi rađa Bắc Việt Nam. Siêu pháo đài bay B-52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B-52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B-52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B.52 trên bầu trời Hà Nội".[31]
Trên tạp chí Không quân Mỹ, John L. Frisbee viết: "Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ. Trái lại, trên không phận Hà NộiHải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B-52 bị bắn rơi".
Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa để hạ máy bay".[31]
Ngay khi mặt trời mọc vào sáng hôm 19-12, 2 chiếc B-52 đã bị hạ ngay trong đêm đầu tiên. Điện mừng từ khắp nơi tới tấp gửi về Bộ tư lệnh phòng không Thủ đô. Tướng Nhẫn nhớ lại: “Một bầu không khí đặc biệt tràn ngập sở chỉ huy các cấp từ các tiểu đoàn tới Bộ tổng tham mưu, từ hậu phương miền Bắc tới tiền tuyến miền Nam. Việc lực lượng phòng không Thủ đô đã đương đầu và giáng trả được loại vũ khí mạnh nhất của Mĩ, điều đó đã làm nức lòng quân dân cả nước”.[27]
Đại tá Markov Lev Nicolayevich, từ tháng 10-1971 đến tháng 8-1972 từng giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không và huấn luyện các kíp trắc thủ tên lửa cho Việt Nam. Ông cho rằng: “Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là khi có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị như giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ, đặc biệt là “siêu pháo đài bay B-52”, mà người Mỹ khoe là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh “chọi” thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!”.[32]
Tác giả Marshall Michael viết: "Sau này hai phía mới chỉ dừng ở việc cùng công nhận rằng Linebacker II là trận đấu quan trọng quyết định cục diện chiến tranh. Đối với người Mĩ, Hiệp định hòa bình Paris đã giúp tổng thống Nixon hoàn thành mục tiêu đưa tù binh về nước và chấm dứt sự can dự của Mĩ vào cuộc chiến Việt Nam mà vẫn thực hiện cam kết làm chỗ dựa cho chính quyền Nam Việt Nam. Người Việt Nam lại cho rằng chiến dịch ném bom của Mĩ là nhằm mục đích buộc họ khuất phục và rút quân khỏi Miền Nam. Vậy nên khi bản Hiệp định cho phép họ vẫn được giữ quân ở Miền Nam, người Việt Nam cho rằng chiến dịch Linebacker II đã thất bại và niềm tin này càng được củng cố khi quân đội của họ trú quân ở phía nam tiến hành chiến dịch tổng tiến công thống nhất đất nước vào năm 1975. Nhưng để hiểu một cách tường tận sự khác biệt quan điểm này, tôi đã phải ghi nhận cách hiểu của người Việt rằng Linebacker II đơn giản chỉ là một thắng lợi trong chuỗi thắng lợi trong suốt 30 năm kháng chiến giành độc lập, mà kết quả của nó là việc họ đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước."[27]

Sự phản đối của quốc tế

Chiến dịch ném bom bị phản đối rất mạnh mẽ trên khắp thế giới, công dân ở các nước XHCN gây áp lực để yêu cầu chính phủ của mình chính thức lên án các cuộc ném bom. Trung Quốc và Liên Xô đều đặn thể hiện sự bất bình trước việc tái ném bom, nhưng họ đã không có một động thái nào khác. Thực tế, các chỉ trích mạnh mẽ hơn lại là ở các nước phương Tây. Tại Paris, báo Le Monde so sánh với cuộc ném bom Guernica, cuộc ném bom hủy diệt Guernica do Phát-xít Đức thực hiện trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tờ báo lớn nhất của Anh, the Daily Mirror, bình luận: "Việc Mỹ quay lại ném bom Bắc Việt Nam đã làm cho cả thế giới lùi lại vì ghê sợ". Các chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh, Ý và Thụy Điển đã lên tiếng. Một trong những phản ứng dữ dội nhất là của Thủ tướng Thụy Điển, ông đã lên án cuộc ném bom là một tội ác chống lại loài người trên qui mô đạo đức của sự tàn bạo của phát xít tại trại tập trung Treblinka. Palme còn đích thân đến một cửa hàng tổng hợp để thu thập chữ ký cho một kiến nghị toàn quốc đòi chấm dứt ném bom - để gửi tới Nixon.
Tại Mỹ, Nixon bị chỉ trích là điên rồ (madman). Nhiều người trong số những người đã từng ủng hộ cuộc ném bom hồi tháng 5 nay chất vấn cả sự cần thiết và tính tàn bạo bất thường của Linebacker II.[33]
Ngày 30 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom (với lý do duy nhất được phát ngôn viên của ông đưa ra là "có dấu hiệu rõ ràng rằng đàm phán nghiêm túc có thể được nối lại") và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Có hai xu hướng bình luận về sự kiện này. Một xu hướng cho rằng đó là do áp lực của dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, và thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ. Xu hướng khác[22] lại cho rằng đó là do chiến dịch đã đạt được mục tiêu là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tỏ ý muốn quay lại đàm phán, nhưng đại tướng Võ Nguyên Giáp thì khẳng định là chính phía Mỹ bỏ họp trước và chính phía Mỹ đề nghị nhóm họp lại,[34] Dù sao, điều quan trọng là Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm phán bị đình trệ do Hoa Kỳ từ chối ký kết. Điều này có nghĩa rằng Chiến dịch Linebacker II mà Hoa Kỳ tiến hành đã không thu được một kết quả nào.

Tưởng nhớ

Trong trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26 tháng 12 năm 1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.[35] Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, bảy người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến những ngày kỉ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những người đã chết vì bom Mỹ.
Trong sân bệnh viện Bạch Mai có tấm bia mang chữ "Căm thù" để ghi nhớ về vụ B-52 ném bom trúng bệnh viện này vào ngày 22 tháng 12, khiến 1 bệnh nhân và 30 y tá, bác sĩ thiệt mạng (có 1 y tá đang mang thai 3 tháng)[36].
Theo nguồn,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Linebacker_II

 Nhận định và bình luận của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 Chiên dịch Linebacker II- Mưa bom tại Hà Nội suốt 12 ngày đêm, của Hoa Kỳ, nhằm ép buộc Hà Nội trở lại bàn hội nghị Ba Lê, ký HĐ Paris/73, đMỹ rút quân về nước trong danh dự chiến thắng của một cường quốc Tự Do trước mặt đồng minh, chiến hữu khu vực Châu Á Thái Bình Dương...Nhường bước làm chủ tình hình cho Quốc Tế Cộng Sn Nga- Tầu; trong mưu đồ chiến lược Kinh tế; sống chung hòa bình với tư thế 3 chân vạc. và đem lại trật tự an ninh hòa bình thế giới...
   Chiến địch LinebackerII, được mô tả trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia khá chính xác và đầy đũ dữ liệu chứng minh môt cách khách quan. vì quá khách quan, nên trở thành biên kiến; bênh vực cho kẻ thù yếu thế Cộng Sản Hà Nội đang mắc phải sai lầm theo tà thuyết Công Sản Nga Tàu. Và cả thế giới này vẫn phải  lầm lẫn bênh vực cộng Sản Hà Nội, theo con đường cách mạng dân chủ dân tộc Việt Nam. Và vì thế trong nghiên cứu thể hiện chiến tranh VN, Wikipedia rơi vào tư thế chủ quan lòng yêu nước và cho kẻ thù CSHN là chính nghĩa dân tộc chống đế quốc Mỹ xăm lăng VN, nên mới tạo nên 'kẽ thua trn" QL.VNCH...
   Wikipedia nhận định chiến dịch LinebackerII còn chủ quan khinh địch, vì tái lòng yêu nước b tổn thương do mù quáng sai lầm Cộng sản, mà không để ý đến lòng dân mong muốn chiến sĩ Tự Do Ql.VNCH ra Bắc giải phóng cho họ...nếu kéo dài thêm 24 tiếng đồng hồ bỏ bom Hà Nội, thì Hà Nội thua ngay. Tại sao không nói cái khó khăn trước khi đánh diện thư dầu hàng Hoa Kỳ, vì hết hỏa tiễn Sam bắn lên bầu trời diệt B.52, chỉ còn trái hỏa tiển cuối cùng còn kẹt trên bệ giàn phóng, nên mới xin đầu hàng vô điều kiện.Anh hùng đâu phải là mãi mãi... bưng bợ nhau; chỉ toàn là bán nước hại dân, khi tự xưng mình là thắng cuộc...!?
    Vã lại Wikipedia bỏ qua tính nhân đạo của Hoa Kỳ, không đánh bom vỡ đê sông Hồng; nhắn chìm Hà Nội trong biển nước.Và Mỹ không muốn thắng Hà nội, mà chỉ muốn đi đêm cùng Trung Quốc, nên bỏ qua bức mật thư điện tử đầu hàng vô điều đồng minh Hoa Kỳ và VNCH v.v...Tại sao không công bằng, vô tư nhận xét?Trái lại chỉ tạo thêm một "Kẻ thua trân" VNCH, đưa chính nghĩa dân tộc, tổ quốc Việt Nam làm trò sỉ nhục cho Tàu cộng Trung Quốc xâm lược Hoàng Trường Sa VN.
   Suốt 38 năm qua- Ngày mai, sang năm 2013. Họ- Wikipedia vẫn chưa nhân diện kẽ chiến bại, chính là dân tộc của chính mình không được xót thương; lại khóc cho kẻ thù ngày nay bán nước cho Tàu Cộng.
   Nhà văn,nhà báo VC Huy Đức vừa mới ra quyển sách "Kẻ thắng cuộc" cũng không ngoài mục tuyên truyền cổ võ cho " Kẻ thắng cuộc" hành xử quyền hành, đàn áp thô bạo nhân dân, một cách đương nhiên của một kẻ thắng cuộc; còn "Người thua trận"Miền Nam mặc nhiên thiếu vắng chân lý trong xã hội cùng thua cuộc, theo kẻ người chiến bại!!!
   Và cái gì của " Kẻ thắng cuộc" vẫn là giá trị chân lý của lòng yêu nước..!? Khi còn có những con người và các tổ chức vô tổ quốc, vô dân tộc. Thực hiện ý đồ bán nước hại dân. Và đang cổ võ cho hà Nội "Ôn lại chiến thắng chống Mỹ, cứu nước"
   Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ Trưởng Quốc phòng CSVN, dám ôn lại chiến thắng chống Mỹ của Mặt trận Điện Biên Phủ Trên Không tại Hà Nội trước các đại biểu quốc phòng Nga Tàu trong kỷ niệm 40 năm chiến thắng trên không của CSVN- 1972-2012- chỉ là trò cười mĩa mai, trước sự run sợ sức mạnh quân sự Hoa Kỳ; cóc cần sự đầu hàng của Việt Cộng Bắc Việt, mà chỉ muốn điểm mặt đích danh Nha Tàu mà thôi!??.

Hà Nội ôn lại chiến thắng chống Mỹ

Cập nhật: 05:56 GMT - chủ nhật, 30 tháng 12, 2012 
Trình diễn trong lễ kỷ niệm chiến thắng B-52
Hà Nội xem việc bắn hạ B-52 là một trong những chiến tích lớn nhất của họ trong cuộc chiến với người Mỹ
Trong lễ kỷ niệm cấp nhà nước hôm 29/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn ca ngợi những yếu tố làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, tên Bắc Việt Nam khi đó gọi chiến dịch Linebacker II của Mỹ.
Chủ tịch Sang nói: “Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.”
Ngoài các chương trình ca múa nhạc, triển lãm, truyền thông trong nước còn có các mục đặc biệt để làm sống lại không khí “chiến thắng đế quốc Mỹ”.
Báo chí Việt Nam nói một bộ phim có tên là ‘Cao hơn bầu trời’ được công ty Phim Giải Phóng bấm máy thực hiện, phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân.

‘Thắm tình hữu nghị’

Về đối ngoại, các lãnh đạo quân đội Việt Nam đã nhân dịp này nêu bật lại truyền thống quan hệ thời Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc và Liên Xô cũ nhưng cũng liên hệ đến bối cảnh hiện nay.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói:
“Sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng trong thắng lợi của nhân dân Việt Nam.”
Phát biểu khi đón phái đoàn Nga, Đại tướng Thanh cũng nói cụ thể hơn về sự có mặt của nhiều cố vấn quân sự Liên Xô khi đó tại Việt Nam và cảm ơn sự đóng góp của họ.
“Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam mà đỉnh điểm là chiến dịch 12 ngày đêm vào tháng 12-1972 có sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của hàng nghìn chuyên gia, cố vấn quân sự Xô-viết.”
Các đại diện quân đội Nga tại lễ kỷ niệm
Kỷ niệm chiến thắng B-52 là dịp để Hà Nội nhắc lại 'công ơn' của Liên Xô và Trung Quốc và tội ác của 'đế quốc Mỹ'
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng “nhấn mạnh ý nghĩa của sự giúp đỡ chí tình, hiệu quả của bạn bè quốc tế, trong đó có Đảng, Chính phủ và quân đội Trung Quốc”, theo tờ Quân đội Nhân dân hôm 29/12.
Có sự khác biệt giữa cấp bậc của hai trưởng đoàn Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm dự lễ cấp nhà nước của Việt Nam.
Moscow cử Trung tướng Viktor Bondarev, Tư lệnh Không quân Liên bang Nga sang dự lễ còn Bắc Kinh chỉ cử một thiếu tướng là ông Vương Nghĩa Sinh, Phó Tham mưu trưởng Không quân của Quân Giải phóng.
Dù vậy, cả hai vị đều được Đại tướng Phùng Quang Thanh đón tiếp trọng thể, trong không khí “thắm tình hữu nghị”, theo báo Việt Nam.
Đặc biệt, ông Thanh còn “đề nghị các đơn vị của Trung Quốc và Liên bang Nga hợp tác nhiều hơn nữa…tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong công tác đào tạo, huấn luyện sĩ quan, đặc biệt là sĩ quan phòng không”.
Cũng nhân dịp kỷ niệm lớn này, Đại tướng Phùng Quang Thanh có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, đưa ra quan điểm dùng tinh thần “chống đế quốc Mỹ” vào bối cảnh hiện nay.
Ông lên án ‘Diễn biến hòa bình’ và coi đây chính là tiền đề cho một cuộc chiến tranh xâm lược’ nhắm vào Việt Nam trong tương lai tuy không nói rõ quốc gia chủ trương:
“Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’ sử dụng các chiêu bài ‘dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘dân tộc’, ‘tôn giáo’, thúc đẩy ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược.”
Vì thế, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh tới nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng vũ trang Việt Nam thời gian tới là “chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’ của các thế lực thù địch”, rồi sau đó mới là “các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc”.
Theo nguồn,
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121230_hanoi_marks_b52_victory.shtml

Người Mỹ Cần Phải Lên Tiếng cho "Kẻ Thua Trận
  Suốt 38 năm qua, kể từ khi Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh VN. Hoa Kỳ giải mã những bí mật chiến tranh khi còn tham chiến VN. Nhưng biến cố lịch sử hàng đầu chiến tranh VN, khi Cộng Sản Bắc Việt Hà Nội "Đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh Hoa Kỳ và QL. VNCH"vào đêm giao thừa, cuối năm 1972, đầu xuân 1973. Tại sao, không công bố VC Hà Nội đầu hàng cho cả thế giới yêu chuộng tự do hòa bình và nhân dân cả nước vui mừng tự do, dân chủ, hòa bình Việt Nam.
  Đđi sâu vào bí mật, còn tàng ẩn trong chiến tranh VN và đang kéo dài trăn trở mất niền tin của "Của người thua cuộc" Và làm cho " Kẻ thắng cuộc"- Cộng Sản BV vừa hô hào chống Mỹ cứu nước..."Điện Biên Phủ trên không"; vừa run sợ...Hoa Kỳ huỵt toẹt công bố Hà Nội đầu hàng vô điều kiện Hoa Kỳ và dồng minh chiến hữu QL.VNCH...Lòi tẩy sự thật: chiến thắng Miền Nam: "là chiến thắng giùm cho Nga và Tàu", như tuyên bố của ông Lê Duẫn, Cộng sản BV.
Nguồn BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121230_hanoi_marks_b

Tài Liệu Mật được tiết lộ: CS Bắc Việt gởi bức điện thư cho Hoa Kỳ xin đầu hàng vô điều kiện và Lính đánh chiếm Miền Nam trên 80% là Tàu Cộng

Tài Liệu Mật được tiết lộ: CS Bắc Việt gởi bức điện thư cho Hoa Kỳ xin đầu hàng vô điều kiện và Lính đánh chiếm Miền Nam trên 80% là Tàu Cộng

Đầu năm 1973, CS Bắc Việt đã gởi bức điện thư (telegram) yêu cầu Hoa Kỳ cho đầu hàng vô điều kiện. Đây là sự thực của cái mà Đảng CSVN huyênh hoang về chiến thắng đánh “Mỹ nguỵ”. Bắc Việt đã đầu hàng, nhưng Kissinger có ý đồ riêng, không chấp nhận.
Những tài liệu bất ngờ cùng nhân chứng cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ cho biết sau năm 1968, CSVN đã bị kiệt quệ nhân sự vì hầu hết các lực lượng chính quy chủ lực quân cộng sản bắc Việt đã bị Mỹ và VNCH tiêu diệt . Vào năm 1972 máy bay B52 đã san bằng Bắc Việt đưa tới sự việc lãnh đạo đảng CSVN gửi điện thư Đầu Hàng Vô Điều Kiện tới phòng truyền tin Hoa Kỳ. Bức điện thư đầu hàng của CSVN đã được phòng truyền tin gửi về NGŨ GIÁC ĐÀI .
Thay vì tuyên bố cho thế giới biết về sự việc cộng sản bắc Việt đầu hàng.Nhưng ngược lại, CIA đã đưa về nước 79 nhân viên phòng truyền tin Hoa Kỳ và thay đổi hoàn toàn nhân viên mới. Điện thư đầu hàng của CS bắc Việt đã được ém lại.
Trên 80% quân đội nhân dân Trung cộng đã đánh chiếm cao nguyên miền Nam VNCH, Lính Trung cộng đã ngụy trang cộng sản bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam.!!! Tại Sao ???
Chúng tôi phỏng vấn anh Nguyễn Hoàng Việt về sự kiện nầy:
Thu Hiền: Xin anh cho biết những sự kiện bất ngờ về việc CSVN đã đầu hàng VNCH từ năm 1973, thêm sự việc quân Trung Quốc ngụy trang lính Bắc Việt đánh chiếm Miền Nam VN vào năm 1975, anh nghĩ sao về vấn đề nầy?
Hoàng Việt: Tôi nghĩ tất cả là sự thật nhưng nguyên do tại sao chính quyền Hòa Kỳ lúc bấy giờ không tuyên bố bức điện thư đầu hàng từ của CSVN mà lại tìm cách ém chuyện nầy đó là điều mình phải cần phân tích.
Ông Ted Gunderson là nhân viên đặc nhiệm ở Los Angeles và Washington DC (Special Agent in Charge, Los Angeles, Special Agent in Charge, Washington,D.C. offices) Trong thời gian cuộc chiến tranh VN ông ta là Trưởng Phòng điều tra, làm việc với những hồ sơ thuộc loại bảo mật quốc phòng (high-profile cases) . Trong thời gian gần đây, ông đã tiết lộ cho biết là CSVN đã có điện thư đầu hàng Đồng Minh vào đầu năm 1973 trong một cuộc nói chuyện tại Washinton DC, ông cho biết như vậy . Trong cuộc nói chuyện nầy được nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ hỏi về chiến dịch “Operation Linebacker” là chiến dịch dùng B52 để san bằng, tiêu diệt quân đội Bắc Việt đã đưa tới kết quả nào thì ông cho biết là CSVN đã đầu hàng sau đó . Chiến dịch “Operation Linebacker” bắt đầu từ mùa Xuân 1972.
Thu Hiền: Như vậy anh cho biết tại sao tin CSVN đầu hàng không được phổ biến để rồi kết quả cuộc chiến ngược lại ?
Hoàng Việt: Ông Ted Gunderson cho biết là trong thời gian làm việc tại VN, ông đã tiếp xúc nhiều sĩ quan cao cấp Quân Đội Hoa Kỳ nhất là nhân viên thuộc phòng Truyền Tin bộ Tham Mưu Hoa Kỳ tại VN, họ đã cho ông biết về bức điện thư CSVN tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh vào đầu năm 1973 . Bức điện thư đó cho tới nay vẫn chưa được giải mã, Ông Ted Gunderson còn cho biết thêm là tất cả các nhân viên thuộc phòng truyền tin sau đó đã được CIA thay thế toàn bộ ! Tôi tìm ra được một đoạn Video Ông Ted Gunderson có nói về vấn đề nầy.
Theo nhận xét của tôi vào thời gian đó khi Nixon qua Trung Quốc điều đình mật nhiều chuyện trong đó có chuyện đảo quốc Đài Loan (Taiwan), chuyện Tưởng Giới Thạch đòi đánh chiếm lại lục địa mà tuần lễ vừa qua Taiwan đã giải mã một số hồ sơ bí mật của ông Tưởng . Về việc điều đình giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn vẫn còn trong bí mật . Việc CSVN đầu hàng không những bị ém lại mà con để cho quân CSVN thắng, theo tôi đây là điều kiện thương lượng giữa Nixon và Trung Quốc.
Thu Hiền: Anh cho biết thêm về sự việc lính Trung Quốc cải trang lính Quân Đội Bắc Việt để đánh chiếm Miền Nam ?

Hoàng Việt: Tôi biết được chuyện nầy qua những tài liệu và các nhân chứng cả hai phía VNCH và CSVN . Lính Trung Quốc đánh vào Miền Nam VN bắt đầu trận chiến chiếm cao nguyên, chú tôi hiện đang ở VN là lính Biệt Động Quân trong quân đội VNCH , ông ta chỉ là lính tác chiến Binh Nhất, không phải là sĩ quan, ông cho biết là trong những cuộc đụng độ “Lính Bắc Việt” vào năm 1975, ông nghe họ nói, hò hét bằng tiếng Tàu và bạn của ông cũng nói như vậy . Tôi đang chờ những người lính VNCH có biết chuyện nầy hãy nói lên cho mọi người biết . Đây là một sự sắp xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nếu họ không nói thì khó có tài liệu chứng minh, tuy nhiên mình có thể viết lại trang sử qua những nhân chứng sống . Phía những người mà tôi biết được từng là lính thuộc Quân Đội Nhân Dân họ cũng tiết lộ như vậy . Những nhân chứng nầy chỉ là cấp nhỏ nên dầu họ có đứng làm nhân chứng thì cũng không đủ điều kiện nhưng nếu chúng ta may mắn khi có được Hồ Sơ Mỹ được giải mã thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn .
Tôi đang gom góp nhiều tài liệu để chứng minh cho sự kiện CSVN dùng quân Trung Quốc để đánh chiếm Miền nam Việt Nam , những sự kiện nầy phải cần những người lính VNCH trong trận chiến 1975 họ đã nghe được lính “Bắc Việt” nói tiếng Tàu thì hãy đứng ra làm nhân chứng cho sự kiện nầy . Càng nhiều người đứng ra thì sự kiện càng dễ thuyết phục người khác nhất là thế hệ trẻ, chúng ta phải cho họ biết về sự kiện quan trọng nầy .
Rất nhiều tài liệu cho biết là sau sự công kích thất bại năm 1968, toàn bộ lính chính qui và chủ lực của CSVN đã bị tiêu diệt hơn nữa trận Lam Sơn 719 đường 9 Nam Lào năm 1971 , các căn cứ chiến lược của CSVN tại Trường Sơn cũng đã bị tiêu diệt hoàn toàn kể cả Cục R của họ thì không thể nào còn quân để thắng được quân đội hùng mạnh và thiện chiến của VNCH trong năm 1975 được . Đây là điều mà đứa trẻ con cũng hiểu, điều khó là chúng ta phải cùng nhau viết lại lịch sử nầy . Rất may là cho tới ngày nay chúng ta có ông Ted Gunderson từng là nhân viên cao cấp của ngành nội an Hoa Kỳ cho biết sự kiện đáng kể nêu trên .
Thu Hiền: Cám ơn anh Hoàng Việt về những sự kiện mà người Việt Nam cần nên biết .

                                         
Và đây là đoạn video tài liệu được giải mật, dài 3:50, có 2 phần. Phần 1 dài 1:50 là bản dịch tiếng Việt không có âm thanh. Phần 2 còn lại nói Tiếng Anh và có âm thanh. Xem để biết CS Hà Nội đã gởi điện thư đầu hàng vô điều kiện nhưng bản văn đã bị ém nhẹm…

                                              
Lê Duẩn Nói:“Ta Đánh Miền Nam là Đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc…”

VNCHDaLat
Nguồn,
http://danlamthan.wordpress.com/2012/10/07/tai-lieu-mat-duoc-tiet-lo-cs-bac-viet-goi-buc-dien-thu-cho-hoa-ky-xin-dau-hang-vo-dieu-kien-va-linh-danh-chiem-m

Để kết luận

Viết cho đồng bào tôi,những người còn thiết-tha dân tộc!!! 

                                    2013   

                                  MÙA XUÂN DÂN TỘC


                              ĐIỀU KIỆN ẤT CÓ VÀ ĐỦ:

                      GIẢI THỂ CỘNG SẢN VIỆT-NAM!
 Nhận định,
Hiện tình Việt Nam
Tg: Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
December 28, 2011
11:50 PM
MÙA XUÂN CÓ BAO GIỜ TRỞ LẠI VIỆT NAM!?        
   Từ ngày biến cố lịch sử 30-4-1975 người dân, kể cả Miền Bắc lẫn Miền Nam đều thất vọng!Cứ tưởng tàn rồi cuộc chiến tranh, người dân ấm no hạnh phúc, xum hợp Bắc Nam một nhà như lời tuyền Cộng Sản lừa dối mỵ dân.
   Suốt 36 năm qua, người dân được hưởng gì!? của nền độc tài đảng trị Cộng Sản HCM-Đệ tam quốc tế Cộng Sản- và biến thái thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.Và thấy gì ngoài sự đổ nát tang thương, cuả kẻ ở tù người đi vượt biển… để tìm cuộc sống Tự Do mà mình đã đánh mất, vì quá vội vàng tin lời Cộng Sản từ Bắc vào Nam. Sau ngày 30-4-1975,cũng là ngày “Cá Tháng 4”-của “Quốc tế nói dối”,nên Cộng Sản Bắc Việt được quyền nói dối với đồng bào Miền Nam và cả nước,lẫn thế giới,khi chiếm chiếm được Miền nam VNCH,lại hô hào “Giải Phóng Miền Nam”.
  Tất cả đều lầm to và phải trả một giá quá đắt vì cả tin Cộng Sản bằng tính mạng, tài sản luôn cả tự do cuộc sống bản thân mình.Tất cả là SỰ THẬT,và sự thật là chân lý không bao giờ thay đổi !!!
   Đã 36 năm qua rồi!, mà cuộc sống của người dân vẫn chết dở,sống dở. Ăn khoai sắn độn cơm, dành sức sống để xây dựng Chủ Nghĩa CSVN,và chấp nhận vô sản hóa giai cấp công nông để làm giàu cho tập đoàn Tư Bản Đỏ-Con ông cháu cha,đảng viên Cộng Sản- Nắm hết mọi quyền kinh tế;tranh giành sự sống toàn dân khi kinh tế thị trường tự-do WTO mang lại nguồn lợi sống chia đều cho người dân Việt Nam do Hoa Kỳ ủng hộ cho VNCS đủ điều kiện dân chủ hóa VN xin gia nhập WTO.
  “Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa”CSVN mà chúng ta ra công,góp sức xây dựng nó,dù muốn dù không{có công Cách Mạng} cũng không bằng Địa Ngục Tự Do Miền Nam mà chúng ta đã sống qua,nhất là người dân Miền Nam VNCH,họ luôn luôn là kẻ chiến bại,là hố ngăn cách hận thù dân tộc do Cộng Sản chiến thắng gây chia rẻ tình thân cốt nhục tương tàn Việt Nam.Giờ đây người dân hai miền Bắc-Nam chỉ còn quyền để khóc và để hối hận muộn màng khi mỗi dịp xuân về-2012- trên quê hương tang đổ nát,mất mát người thân của cuộc  chiến biên giới Việt- Trung-1979-  và cuộc chiến “Nước Mắt” chia ly ngày ngày chiến bại quân dân Miền Nam!
   Người dân ta thấy gì qua hai cuộc chiến đó!?: Cuộc chiến bại Miền nam,nói lên mất nước về tay Tầu Cộng kể từ 30-4-1975.do Cộng Sản Miềm Bắc,tay sai Trung Cộng.Còn cuộc chiến biên giới Việt-Trung-1979 là cuộc chiến chống xăm lược Tầu Cộng để trả thù “Quốc Hận” cho Miền Nam VN.Như vậy chứng tỏ cả dân tộc này hãy còn giữ lấy tinh thần yêu nước theo truyền thống Người Việt Quốc Gia do ông cha truyền nối lâu đời chống giặc Bắc Phương từ “Tầu” cho tới “Cộng Sản”gọi là Tầu Cộng,đến từ phương bắc xuống phương nam,theo dòng chuyển vận “Vũ Trụ Tuyến” từ Bắc vào Nam,và không thể nào thay đổi ngược “Nước từ trên đổ xuống”.đó là định luật hóa của thiên nhiên áp dụng cho toàn cầu,nên dân tộc ta không thể tránh khỏi áp lực sức mạnh dưới bước chân bằng gổ của anh chàng vĩ đại Trung Quốc tiến về phương Nam và dẫm đạp trên quê hương ta dưới sự chăn dắt và hướng đạo của nhà cầm quyền Thái Thú CSVN.Và dân chúng ta cũng không thể mất hết niềm tin,hy vọng: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.Đó là câu nói cũa ông bà ta không chấp nhận đầu hàng số phận của một nước nhược tiểu mang tinh thần liệt kháng chống ngoại xâm.Và để khuyến tấn lòng yêu nước là sức mạnh tổng họp toàn dân vùng lên đập đổ chính quyền tay sai-Thái thú Cộng Sản- giành lấy lại quyền tự chủ,tự quyết dân tộc,cho tương lai Tự-Do Dân chủ dân tộc Việt Nam.Đó là đều trăn trở  khó khăn  vô cùng cho những ai còn yêu chuộng hòa bình,tự-do dân chủ trở lại trên quê hương Việt Nam!!!
   DÂN TỘC VIỆT NAM KIÊU HÙNG VÌ TỰ-DO-DÂN CHỦ- DÂN TỘC!
   Một dân tộc nhỏ bé Việt nam,sống cận kề một nước lớn như Trung Quốc,quả là một quả trứng cản đường lăn của một hòn đá khổng lồ,dầy tham vọng bá quyền Trung Quốc  xuống biển Đông Nam Á/TBD.Xưa nay chưa có nước nào,dân tộc nào dám chống lại bành trương Trung Quốc qua sự tiếp tay của người Cộng Sản Miền Bắc anh em qua chiêu bài Cộng Sản quốc tế-Chủ nghĩa Đại Đồng CS Nga –Tàu, như một Miền Nam VNCH anh dũng kiêu hùng của 17 triệu quân dân Miền Nam VNCH chống chọi lại với khối Cộng Sản Nga-Tàu có hàng vạn,tỷ người theo Cộng Sản,mà chỉ có một Miền Nam VNCH với hơn số quân 01 triệu 300.000 chiến sĩ VNCH làm tiền đồn chống cộng và be bờ cộng Sản tràn xuống Đông Nam Á/TBD.Lại gặp phải kẻ phản bội đồng Minh Hoa Kỳ bán đứng Miền Nam VNCH cho Trung Quốc đổi lấy thị trường tiêu thụ đông dân Trung Quốc-1,3 tỷ người cho quyền lợi riêng tư của Mỹ với cái giá 3 triệu quân Việt Nam,bao gồm chiến sĩ VNCH và bộ đội Miền Bắc phải bỏ mình trong chiến đấu và gây nên cái chết của 58.183 quân  Mỹ bỏ xác tại chiến trường VN,cùng hơn 200.000 thương tật phế binh Mỹ dã bỏ lại một phần thân thể trng chiến tranh VN,chưa kể hàng chục vạn người thương phế binh VNCH lẫn bộ đội miền Bắc chưa hề được chăm sóc của chính quyền CSVN…
   Miền Nam VNCH trước áp lực Quốc tế Cộng Sản Nga Tàu có sự tiếp tay bán rẻ lương tâm dân tộc CSBV.Và Miền Nam VNCH trong tư thế cô đơn chiến đấu-Bị bỏ rơi của Mỹ- thì làm sao khỏi thành kẻ bị bức tử,bại trận trong kiêu hảnh hào hùng một chiến sĩ Tự-Do vì”Gảy Súng Tan Hàng”.Ai thắng,ai thua lịch sử phán xét.Nhưng hiện tại người dân vẫn là kẻ “Chiến bại” gánh nhiều hậu quả đau thương,do đổi đời Cộng Sản hóa Niền Nam thành hai giai cấp:kẻ trị và người bị trị trong giai tầng Xã Hội Chủ Nghỉa phân biệt chũng tộc Nam Bắc Việt Nam.
   MIỀN BẮC.CS TIẾP TỤC SAI LẨM TRONG CHỦ NGHĨA “DÂN CHỦ ĐỊNH HƯỚNG XÃ NGHĨA”CỦA CỘNG SẢN/TQ
  Xã Hội Chủ Nghĩa VN, ngày nay được định hình bởi giai cấp Tư Bản Đỏ là mô hình bắt chước rập khuôn của Trung Cộng:Do giai cấp hoàng gia của con ông,cháu cha và thân cận của 3,6 triệu đảng viên cộng sản cùng với các đoàn thể thanh niên cộng sản dưới trướng độc tài quân phiệt của Đảng CSVN.Họ được trao cho nhiều đặc quyền,đặc lợi của Đảng nên sự sống của họ bị gắn liền và phải lệ thuộcvào sự tồn tại của Đảng cướp này! Vì thế thành phần cộng sản này,quyết một lòng bảo vệ đảng sống còn,cũng là bảo vệ quyền lợi và sự sống cho chính mình.Dây là cái thâm độc của Cộng Sản,họ vào chiếm đóng Miền Nam 30-4-1975,ăn cướp tài sản cũa cải nhân dân như một đạo quân phát xích Nhật-1945,thế chiến II-Và vận chuyển của cải về Bắc.Sau chở di dân bần cố nông miền Bắc vào Nam chiếm giữ những bất động sản:nhà lầu, gái đẹp, ruộng vườn đất đai và đuổi người dân bổn xứ về vùng kinh tế mới rừng sâu,nước độc.Và giao cho di dân miền Bắc mới vào làm cán bộ quãn lý số tài sản lấy được đó!Và Cộng Sản VN thực thi ý đồ thâm độc, biến người dân nghèo khổ bần cố nông miền Bắctrở thành kẻ đồng lõa ăn cướp,chịu thay tội lỗi ăn cướp của CSVN và gây chia rẻ hận thù dân tộc Bắc-Nam,giữa kẻ trị và người bị trị.Và đau lòng dân tộc nhất là biến đồng bào mình trở thành kẻ thù lẫn nhau.Bắt buộc họ phải trở thành kẻ nô bộc trung thành với Đảng và bảo vệ Đảng là bảo bảo vệ tương lai, quyền lợi chính mình gắn liền sự tồn vong của Đảng thái thú,độc tài CSVN.
   Trong sai lầm, và đưa đến ý thức cần thiết của tự do dân chủ trong nhu cầu cuộc sống sung túc ấm no của người dân do thị trường kinh tế tự do WTO mang lại,người dân cũng không dám bỏ Đảng và bỏ quyền lợi còn nối kết với sự tồn vong của đảng trong thái phân tâm trước ngả 3con đường dân tộc,nếu sang ngang rẽ trái theo Mỹ thì còn dân tộc,nhưng mất Đảng;nếu rẽ phải theo Tầu Cộng thì mất nước,còn Đảng.Thà mất nước chớ không mất Đảng,và người dân miền Bắc phải chọn con đường sụp bảy do Cộng Sản Trung Quốc giương ra cho cái thong lọng “Mất Nước” Việt Nam.
  Việt Nam vẫn còn một con đường thẳng để đi  song hành cùng vận mạng dất nước.đó là con đường cách mạng Tự Do- dân Chủ Dân Tộc…Nhưng khốn nỗi thay từ bỏ quyền lợi đảng không đành lòng vì máu tham -tàng đã ăn sâu vò huyết quản của con người Cộng Sản chủ nghĩa Mác-Lê chỉ biết chinh phục vùng đất hứa nuôi dân-Như chủ nghĩa Đại Hán Trung Hoa muốn làm bá chủ toàn cầu của một siêu chũng nhân loại,như  CSVN tự nhận là “Đỉnh Cao Trí Tuệ VN”.Vì thế cho nên Trí thức,nhân sĩ Hà Thành ngàn năm văn vật, cùng với các nhà cách mạng lão thành,các chiến sĩ phục viên,cán bộ hồi hưu ,và đám dân oan mất đất,họbị mất trắng quyền lợi và tướt bỏ quyền hành một cách phi lý bất công,nên họ đứng lên tranh đấu và đòi quyền dân chủ để sửa đổi và đổi mới Đảng cầm quyền csvn và cứu lấy quyền lợi,quyền lực của họ sắp mất vào tay đảng, giành cho con ông cháu cha Tư Bản Đỏ lên nắm chính quyền đãng trị.thay thế các công thần có công cách mạng.Thật ra họ không thiết tha gì với Tự Do-Dân Chủ mà đồng bào Miền Nam đã đánh mất đi! đã từ lâu rồi.
  Trong 11 lần cuộc biểu tình tại Hà Nội suốt 3 tháng qua không nhắc đến hai tiếng tự do cho thỏa nguyền dân tộc.Họ chỉ muốn có dân chủ để có quyền “Thay Đổi Cộng Sản” hơn là phải “Thay Tế Cộng Sản theo ý nguyện người dân,nếu chỉ thay đổi thì họ còn chia chác quyền lợi với đảng,như thay thế thì mất Đảng lẩn quyền lợi bị mất hết…Chính lý do nầy làm mất hết đoàn kết dân tộc vì còn tham quyền, cố vị của trí thức nhân sĩ và sĩ phu lảo thành cách mạng Hà Nội, mất đi tiếng nói Tự-Do- Dân tộc cho chủ quyền Việt Nam.Và cũng không bao giờ đá động đến việc lật đổ chính quyền CSVN.Đó là điều ương hèn, sỉ nhục Mất Nước VN.
   Tri thức,nhân sĩ và sĩ phu  đất Hà Thành văn hóa văn vật, được tạo và huấn luyện trong môi trường Cách Mạng kháng , chiến chống ngoại xâm theo  chủ thuyết Mác-lê:”Đâu có bất công,nơi đó có tranh đấu” và các cuộc biểu tinh vừa qua không ngoài mục tiêu đấu tranh thay đổi mới Đảng cho phù hợp tình hình biến chuyển xã hội bất ổn, và bất nản của người dân.Họ sống nhờ chế độ,nên phải bảo vệ cho chế độ CSVN được tồn tại với quan niệm yêu nước:”Là yêu Xã hội Chủ Nghĩa”và nói lên tính cách vong bản trí thức và bán nước của Đảng cầm quyền CSVN,xuất phát cùng mộ giao điều Công Sản mà ra.Và vì thế các cuộc biểu tình vừa qua,chỉ là những cuộc họp mít tinh,biểu dương lực lượng quần chúng,ủng hộ chính chính phủ CSHN làm áp lực Trung Quốc,đòi quyền tự trị của một nước mất chủ quyền như Tây Tạng thứ 2 trực thuộcTàu Cộng. Đoàn biểu tình chi hô vang và căng biểu ngữ “Hoàng Sa ,Trường Sa là của VN,hay “NO-U” lưỡi bò. Và không boa giờ dám nói lên lời chống đối ĐảngCS VN cầm quyền đã hèn với giặc, ác với dân!
   MIỀN NAM “GIẢI PHÓNG”: MỘT ĐỜI THƯƠNG ĐAU!
Từ ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rút quân chiến thuật ra khỏi vùng Tây Nguyên, của Quân Đoàn I+II về trấn giữ tuyến lửa Long Khánh - Sài Gòn là hậu quả của Mỹ bỏ rơi Miền Nam VNCH và bật đèn xanh cho quân Cộng Sả Bắc Việt tràn vào chiếm đóng Sài gòn theo lệnh đầu hàng cùa Dương Văn Minh 30-4-1975,theo sự thỏa hiệp đi đêm giữa Nixon- Mao trạch Đông tại Bắc Kinh 1972,sống chung  hòa bình và chia đôi ảnh hưởng Biển Đông Á/TBD.
   TT Nguyễn Văn Thiệu rút quân ra khòi Tây Nguyên là sai lầm chiến thuật của một nhà cầm quân.ông đã khóc tại tòa nhà trắng White house thuộc bộ chỉ huy Hải cãng Cam Ranh khi nhìn thấy cảnh tượng người lính VNCH, hướng dẩn và đoạn hậu rút quân;tay bồng tay bế trẻ thơ,dìu dắt vợ hiền đi trong lửa đạn cộng quân Bắc Việt truy đuổi,và quay lưng làm bia đở đạn cho chúng bắn thật đau lòng xót dạ...Nhưng phải hy sinh chiến hữu và đồng bào của mình chạy giặc loạn Công Sản từ Bắc vô Nam.Điều chứng tỏ cuối cùng người dân miền nam Vn vẫn còn thiết tha với lý tưởng Tự-Do dân tộc, trước khi rơi vào tay cộng sản Miền Bắc.Và cũng là điều cảnh báo hùng hồn nhất cho những ai còn u mê theo cộng sản “Ăn cơm quốc gia,thờ ma cộng sản” và nở lòng nào “Đâm sau lưng chiến sĩ”VNCH.
      Đây cũng là công và tội của ông Thiệu đã làm mất nước Tự Do Miền Nam VNCH, nhưng cũng đã làm được một cuộc thức tỉnh lòng dân còn mộng thiên đàng cộng sản theo lời tuyên truyền của Việt cộng nằm vùng GPMNVN.Có sống với Cộng Sản, mới thấy được cộng sản mất nhân tính lẫn tình người trong cốt nhục tương tàn mới thấy thương cho người chiến sĩ VNCH chết vì chính nghĩa Tự-Do của người Việt Quốc Gia.Và ai thắng ai!?chính nghĩa Quốc Gia Việt Nam đã phê phán và quyết định rỏ ràng trong lòng mỗi người dân Việt Nam sau 36 năm nước mắt đớn đau đã chang hòa trong thiên đàng XHCN-Cộng sản mà người dân đã lầm lẫn sa vào tà thuyết Cộng Sản của HCM.
   Khi Cộng Sản Bắc Việt vào chiếm đóng Sài gòn Miền Nam-30-4-1975 và họ di dân đồng bào miền Bắc vào Nam tìm vùng đất hứa, như đạo quân viễn chinh phát xít Nhật-thế chiếnII-tạo nên thành phần cán bộ lãnh đạo thống trị để quản lý chiến lợi phẫm, cũa cải, đất đai miền nam.Bắt tù binh VNCH vào tù cải tạo,ghép vào tội phản quốc,nợ máu nhân dân, “Ngụy quân,Ngụy Quyền”,làm cho quân- dân ,cán- chính Miềm Nam sợ hãi,hổn loạn bỏ nước ra đi vượt biển tìm đường Tự Do.Chỉ là chôn xác trong lòng biển cả đại dương!?
   Cộng sản hóa Miền Nam,người dân bị đánh tư sản,đổi tiền,cướp nhà cửa đất đai, đuổi dân đi vùng kinh tế mới, thiếu cơm ăn,áo mặc.Bo Bo,Khoai sắn độn cơm hằng ngày.Cuộc sống người dân Miền Nam: lang thang vất vã như kẻ lưu vong mất nước trên chính quê hương của mình.Và nhờ có cơ hội tiếp xúc thực tế với Cộng Sản Miền Bắc mới vở mộng “Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản” và tỉnh thức trước câu nói:”Đừng nghe những gì Cộng Sản nói,hãu nhìn kỹ những gì cộng sản làm” của TT Nguyễn Văn Thiệu để đời.Khoan vội phán xét ông,khi cuộc chiến chống cộng này chưa chấm dứt,và chung cuộc hãy để cho lịch sử phán quyết khi hòa bình  Tự Do Việt nam trở lại trên tổ quốc Người Việt Quốc Gia VN.
   
ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ MẤT NƯỚC RỒI ĐỒNG BÀO ƠI!!!
  Qua sự kiện tàu bình Minh bị tàu hải giám cắt cáp dò đại chấn dầu khí  trong thềm lục địa, đặt quyề kinh tế Việt Nam ngày 26-5-2011.và vào trong hải phận ven bờ, bắn giết ngư dân tại Ngệ An và bắt bớ tịch thu tàu,và công cụ lưới cá Việt nam đòi tiền chuộc.coi chừng như VN xâm phận chủ quyền lãnh hải Trung Quốc vậy!?
   Người dân cả nước dù muốn bênh vực chế độ cầm quyền độc tài CSVN đến đâu,cũng không nén được lòng căm tức trước hành động ngang ngược xăm chiếm lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam của Tầu Cộng.Lại càng xấu hổ trước thái độ quỵ lụy,ương hèn với giặc và ác với dân của đảng cộng sản thái thú CSVN.Chỉ có người dân Hà Nội đã từng theo Cộng Sản Hà Nội làm cách mạng “Giải phóng Miền Nam” là dám lên tiếng nói.Và dám tổ chức tổ chức 11 cuộc biểu tình rầm rộ chống Trung Quốc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam.Nhưng lại khổ nỗi không dám chống lại chính quền độc tài thái thú đảng CSVN,chính họ đã rướt voi về dày mã tổ VN.Vì cái đảng thái thú CSVN của tầu cộng này do dân Cộng Sản Hà nội để biểu trưng cho quyền lợi khi chiến thắng Miền Nam,mà họ không muốn nó sụp đổ trong lổi lầm nó gây nên thãm họa dân tộc Mất Nước.Họ chỉ muốn để rồi”Thay đổi” còn hơn là “Thay thế” như nhân dân Miền Nam mong muốn suốt 36 năm qua!?Cuối cùng bị Cộng sản Thái thú Hà Nội biến thành những cuộc họp mít tinh ủng hộ quyền đòi hỏi Tầu Cộng phải trả lại Quyền Tự Trị cho Việt Nam như Tây Tạng thứ hai của Trung Quốc.Sau đó họ bẻ gảy và chấm dứt nhửng cuộc biểu tình vì cho đó là phản động của thế lực thù địch.Làm hụt hẳn lòng yêu nước Miền Mam vừa mới tổ chức được 2 cuộc biểu tình ngày 5 và 12 6-2011tại Sài Gòn, ủng hộ khí thế Hà Nội.Cuối cùng cũng bị phá thúi bởi tổ chức ngoại vi Đảng CSHN là Mật Trận Tổ Quốc VN-MTTQVN-bao gồm các đoàn viên thanh niên cộng sản HCM,và nhân sĩ trí thức của phong trào yêu nước trước năm 75 của cựu chủ tịch tổng hội sinh viên Huỳnh Tấm Mẫm,Lê Hiếu Đằng và Hồ Cương Quyết tái xuất “giang hồ”làm nhục chí đấu tranh cho tự do,hòa bình chính nghĩa miền nam VNCH.Thanh niên  Sài gòn chỉ biết biểu tình “Ngồi”công viên công viên nhà thờ Đức Bà, chờ thời và cầu Chúa ban cho một phép mầu:Đảo Chánh Quân Sự hoăc chúng Tự Diển Biến Hòa Bình để có minh quân cho mình ủng hộ phất cờ khởi nghĩa. Và cuối cùng cũng rơi vào khoảng trống im lặng nghiệt của vận nước chưa thành,thời cơ chưa đến.
   Mới vừa qua,ngày 20-12-2011 phó chủ tịch nước Tập Cận Bình,cung là chủ chủ tịch nước tương lai,kiêm cả Tổng bí thư Đảng Cộng Sản TQ sang Việt Nam thăm viếng và quan sát tình hình, để tiếp nhận một nước “Việt nam mới”của Tầu Cộng  vừa mở rộng lãnh thổ phương Nam, tiếp giáp Quản Nam Trung Quốc,và được đãng Thái thú CSVN xác nhận cho gắn thêm sao thành  5 sao nhỏ:Tạng -Hồi- Mãng-Mông và Việt Tộc của Việt Nam cùng xoay quanh ngôi sao lớn Đại Hán của Trung  Quốc.Và được Tập Cận Bình đánh giá cao tình hữu nghị,hợp tác toàn vẹn 16 chữ vàng và 4 tốt của đảng CSVN,Nhưng phải giáo dục, hướng dẫn dư luận nhân dân theo “Định hướng hơp tác toàn diện hửu hảo đồng chí anh em…” Như vậy đủ để toàn dân dân kết luận: “MẤT NƯỚC”dân tộc của tôi ơi!!!Và hãy mau lên!tìm đường cứu nước, không thể chờ đợi LHQ hay Quốc tế nhân Quyền giải quyết thay ta.Vì chính chúng ta mới đủ quyền hành và chịu trách nhiệm mất nước của chúng ta mà thôi.
   Nếu toàn thể người dân còn sợi hãi Cộng Sãn, không can đãm đứng lên lật đổ chinh quyền Thái Thú Cộng Sản VN để giành lại quyền tự chủ tự quyết dân tộc cho Độc Lập chủ quyền.Tự Do dân Chủ Việt Nam thì chúng ta đánh mất cơ hội bạn bè thế giới dân chủ Tự Do và quốc tế Nhân Quyền giúp Việt Nam tìm lại Dân Chủ Tự-Do của Chính mình đã bị mất 65 năn qua dưới quyền Đảng trị độc tài Thái Thú CSVN.
   Khi nhận chân ra ai là người yêu nước; là kẻ phản quốc cầu vinh thì chúng ta nên xóa bỏ mặc cảm lôi lầm dân tộc và tha thứ cho nhau.và biết nhìn sự thật,xóa bỏ thành kiến lẫn quan miện: “yêu nước là yêu CNXH” là tự lừa dối chính mình để bảo vệ quyền lợi,chức quyền còn dích chặt trong quyề lợi Đảng khi nó còn tồ tại,mà đánh mất đi lòng yêu nước chân chính Tự Do của Người Việt Quốc Gia,truyền thống ông bà,chống xăm lăng giăc Tầu phương Bắc.
   Đừng tự cho mình là kẻ chiến thắng,hảy nhìn kỷ lại đi chỉ có nhân dân là kẻ chiến bại…Một đời tang tóc,đổ nát quê hương,mang nhiều oán hờn khi lìa xa quê cha đất tổ,sống một đời lưu vong trên đất khách quê người và trong một ngày trở lại quê hương yê dấu.Còn người bị kẹt ở lại có sướng hơn gì trong ngục tù xiềng xích.Mất cửa,mất nhà,lang thang đầu đường,xó chợ,bến bải không nhà.Bán từng tấm vé số nuôi thân của cô nhi tử sĩ,thương phế binh VNCH.Hãy thương lấy khổ đau dân tộc,hởi con người Xã Nghỉa Cộng Sãn VN thức tỉnh tình nghĩa đồng bào ruột thịt anh em đừng nhẫn tâm vô tình trước tang tác quê hương, mà người dân quân,cán chánh VNCH phải gánh chịu sau chiến tranh để lại.Họ có tội tình gì với dân tộc,với đất nước này!?Chẵng qua phải nhận lãnh số phận kẻ chiến bại là vì Tự Do-Dân Chủ dân tộc cho Việt Nam cả nước đâu phải riêng gì Tự Do Miền Nam!?.
  Vì chẵng may vận nước chưa tới thời,Việt Nam phải chịu cảnh Mất nước như hôm nay là vì chúng ta gặp phải một người bạn đồng minh Hoa Kỳ Xấu,bán đứng Miền Nam VNCH cho Trung Quốc dể dổi lấy thị trường tiêu thụ đông dân TQ.Nếu như MỸ chấp nhận đầu hàng vô điều kiện của CS Hà Nội trong trận đánh bom 12 ngày đêm tại Hà Nội trong chiến dịch Link Backer I-II cuối năm 1972,thì Viêt Nam có khác hơn ngày nay,là một nước Tư Do Dân Chủ sánh ngang hàng các nước tự do trng khu vực ĐNÁ/TBD.Và Hà Nội được giải phóng tự lúc náo rồi,không đợi bị “Giải Phóng Sài gòn”gây nên thảm trạng mất nước Việt Nam bây giờ!?
 ĐIỀU KIỆN ẤT CÓ VÀ ĐỦ, ĐỂ GIẢI THỂ ĐẢNG CSVN.
   Thắng bại này về ai, chung cuộc phải giải quyết bằng lòng dân.Khi người dân tỉnh thức trước vấn nạn mất nước về tay Tầu Cộng và nền kinh tế VN đang bi giẩy chết trong tay TQ vì tài nguyên thiên cạn kiệt.Đồng ruộng lúa đồng bằng sông Cữu Long khô cằn,cá tôm tuyệt chũng vì Trung Quốc chặn nước trên đầ nguồn sông Mekong .Giết chết nền kinh tế lúa gạo lớn nhất, cung cấp lương thực thế giới của VN.
   Tầu Cộng xâm chiếm bằng một quyền lực mền;ẩn tàng mưu sâu thâm độc đồng hóa dân tộc VN, với hình thứcđấu thầu khai thác Bauxit Tây Nguyên và lén lút đưa công nhân TQ qua lập làng,khu đô thị Đông Đôtại bình dương và láy gài Việt Nam về làm vợ.5-10 năm sau sinh sản ra một thế hệ trẻ con Tầu lai và coi đây là quê hương thường trú của con lai tàu và được mẫu quốc Trung Cộng có cớ đưa quân sang bảo vệ  nhầm xăm chiếm VN.Nếu mất nước,còn đem quân chống giặc giữ lại quê hương,nhưng “Mất Dân”-Bị đồng hóa-thì chúng ta đánh ai!? thôi đành vĩnh viễn mất nước về tay Tầu Cộng.
   Thấy rỏ âm mưu thâm độc này của Tàu Cộng, tại sao người dân chạy theo kẻ chiến thắng làm nô tài bán nước CSVN mà cam tâm phản lại quyền lợi dân tộc VN dâng nước cho Tầu Cộng!.Hãy vứt bỏ quyền lợi Đảng và trở về với tổ quốc thân yêu, kết đoàn cùng lê thứ dân tộc miềm nam là nạn nhân khốn khổ nhấ trong cái XHCN/CS này.Vùng lên khởi nghĩa xây lại đời hạnh tự do Việt Nam.
  Ước mơ hoa bình cho tự do dân chủ dân tộc VN, đều lặng lẽ trôi qua trong mùa xuân Bắc Phi-Trung Đông mang đầy hy vọng,vì thiếu sự quyết tâm của toàn dân trước áp lực chia rẻ tình đoàn kết dân tộc của đám người trí thức,nhân sĩ và cách mạng lão thành,bộ đội phục viên,cùng cán bộ hưu trí…đứng ra tổ chức biểu tình và nắm trọn quyền hướng dẩn sai mục đích,ý nguyện toàn dân lật dổ chính quyền của đảng  độc tài Thái Thú CSVN theo gương Bắc Phi-Ai Cập.Mười một cuộc biểu tình trong 3 tháng qua đề la công cóc!…và trở thành những côc mít tinh biểu dương lực lượng ủng hộ chính quyền CSVN để thương lượng,xin xỏ Tầu Cộng nới rộng quyền TỰ TRỊ cho CSVN một chút quyền hành ngoại giao,ăn nói với quốc tế cho đở mất mặt anh hùng chống Mỹ cứu nước,để rồi mất nước cho Tầu Cộng,thì ăn nói với dân ra sao!?.Vã lại những cuộc biễu tình này nhằm mục đích đề kháng và giả tỏa lòng căm tức, oán hận của người dân đi đến lật đổ chinh quyền CSVN.Cuối cùng bị bẻ gảy và chấm dứt biểu tình với cái lệnh từ TQ khuyến cáo người dân không được biểu tình “Chống TQ” qua hệ thống tay sai Đảng Thái Thú CSVN, và truyền lệnh xuống thành phần đầu xỏ lợi dụng biểu tình,bán linh hồn dân tộc cho loài Quỷ Đỏ.Và muốn “Thay đổi” thiên đường Xã Nghĩa CS, trở thành “Dân Chủ Định Hướng Xã Nghĩa” theo kiểu xã hội đen Mafia Putin trong tương lai,và được phía Mỹ ủng hộ hết mình.Qua lời tuyên bố của Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton-23-7-2910,sẳn sàng chấp nhận Việt Nam làm đối tác chiến lược cân bằng quyền lực Trung Quốc tại Biển Đông. Không còn nghi ngờ gì, khi Hoa Kỳ chấp nhận sách lược đổi mới của CSVN thông qua cuộc “Tự diễn biến hòa bình” từ đảng CSVN mà không cần can thiệp vào nội tinh diển biến của phe phái than Mỹ. Thế là Mỹ không can tiệp CIA vào VN như các nướ Trun Đông-Bắc Phi và để mùi hoa lài trôi qua và hội tụ vào Biển Đông,tạo thành một mùa xuân Asean trên biển Đông Á/TBD.
  
           MÙA XUÂN ASEAN TRÊN BIỂN ĐÔNG Á/TBD.
  Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến vùng Đông  Nam Á/TBD-Ngày 11-11-2011 là ngày đặc biệt thế kỹ "Toàn Nhất sô1" đễ thành lập một kỹ nguyên Hòa Bình ,Thịnh Vượng, Kinh Tế thị trường tự do xuyên TBD- Khối Mậu Dịch Kinh Tế TPP. Và tuyên bố Mỹ trở lại khu vực Biển Đông Á/TBD,quốc tế hóa tự do mậu dịch hàng hải với các bạn hàng đồng minh buôn bán có truyền thống với Hoa Kỳ trong khối kinh tế Asean,trước áp lực rào càn thế lực Trung Quốc.
   Tiến sĩ Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington,khi ASEAN tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh ở Bali, một số các nhà nghiên cứu chính trị ở Mỹ, nói rằng các nước ASEAN trong thời gian gần đây đã có những tiến bộ đáng kể trên lãnh vực chính trị. Đại khái họ cho rằng Mùa Xuân ASEAN, tuy không thu hút sự chú ý của dư luận thế giới như Mùa Xuân Ả Rập, đã diễn ra -- với sự chủ động của nhà cầm quyền, ở các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt nam, và gần đây nhất là Miến Điện. Về phần Việt Nam,theo ông, xu thế dân chủ hóa ở các nước láng giềng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phong trào dân chủ ở Việt Nam?. 
   Việt Nam CS của ngày hôm nay,đang và sẽ ảnh hưởng các phong trào dân chủ hóa kinh tế tự-do mậu dịch các nước Asean, tham gia khối kinh tế"Xuyên Thái Bình Dương-TPP"do Mỹ mở rộng bao gồm các nước ngoài khu vực ĐNÁ,phía Đông:Chi Lê,Peru;phía nam:Tân Tây Lan,Autralia,Hawaii;phía Bắc:Nhât Bản Nam Hà,Ấn Độ,phía Tây: 10 nước Asean đồng Minh cũ Hoa Kỳ,trung tâm là căn cứ Hải quân Guam hiện đại lớn nhất cảu Hoa Kỳ chịu trách nhiệm điều phối và an ninh và thực thi giám sát:"Quốc tế hóa hàng hải biển Đông/TBd" theo công ước quốc tế LHQ. Như vậy , Cộng sản Việt Nam Do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký,và xin gia nhập vào khối kinh tế Xuyên TBD-TPP cổ xướng là VNCS muốn có,dân chủ ,công bằng cạnh tranh các nước và đực tự-do phát triển kinh tế VN không còn áp lực kinh tế từ phía Trung Cộng.Đây là cơ hội cởi trói Dân Tộc cho hòa bình,tự do,dân chủ tộc;đủ điều kiện để một mùa Xuân Asean đến với Việt Nam!!!
  "Tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thương mại hơn nữa ra bên ngoài khu vực ASEAN. Hơn nữa, cán cân thương mại của Việt Nam đối với khu vực TPP sẽ có triển vọng tốt hơn so với khu vực ASEAN. Năm ngoái, Việt Nam bị thâm hụt thương mại với các nước ASEAN hơn 6 tỉ đô la nhưng lại hưởng thặng dư thương mại với Mỹ khoảng 10,5 tỉ đô la."-Tiến Sĩ Anh.
  Nhưng mục đích của VNCS của CT nước Trương Tấn Sang tham gia vào hiệp định kinh tế xuyên TBD - TPP do Hoa Kỳ thành lập là Việt Nam sắp có chuyển biến nội tình Đảng CSVN giữa 2 phe phái thâm Mỹ-Trương Tấn Sang,Nguyễn tấn Dũng- muốn làm:Gobachew, Bori Yersin và thân Trung Cộng là:Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng,Nông Đức Mạnh,sắp nổ ra "Tự diễn biến hòa bình",nên dựa vào gia nhập TPP để tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và các nước Asean bảo vệ đông minh bạn hàng Việt Nam trước áp lưc lệ thuộc king tế "Định Hướng Xã Nghĩa"-Cơ chế thị trường Cộng Sãn để nô lệ hóa Việt Nam.
   Ý nghĩa gia nhập Hiệp Định kinh tế Xuyên Thái Bình Dương -TPPcủa Việt Nam là mượn tay Hoa kỳ gây căng thẳng,áp lực với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông và can thiệp mạnh vào nội tình diễn biến hòa bình cho phe thân Mỹ thắng thế và dưa Việt Nam đổi cơ chế Cộng Sản,đi theo con đường nước Nga của Tổng Thống Putin,một cơ chế độc tài Mafia-Xã hội đen- làm bải đáp an toàn cho hậu Cộng Sản nhiều nợ máu nhân dân...Với thể chế dân chủ và cơ chế xã hội Putin nước Nga cũng là Cộng Sản đổi màu-Rượu mới bình củ-của Việt Nam CS theo "Dân Chủ Định Hướng Xã Nghĩa"mà thôi!Nghĩa là dân chủ chỉ ở tuyến trên cấp lảnh đạo trá hình Dân Chủ của Tập Đoàn Kinh Tài Tư Bản Đỏ nuôi Đảng trá hình Dân chủ Putin...
   Thâm độc của CSVN biết lợi dụng sự đổi đời Công Sản sang thể chế độc Tài Putin dể xoa dịu lổi quá khứ lừa dối dân tộc chiến đấu cho dân chủ tự do của Hồ Chí minh suốt 65 năm qua và hiện tại vẫn tiếp tuc hèn với giặc và ác với dân,đưa đến nguy cơ sụp đổ sắp đến nơi.Vì quá nhiều lỗi lầm với nhân dân,nên họ tự sơ hải với chính mình, nếu có thay đổi trực tiếp từ Cộng Sãn sang Tự-Do VNCH nên CSVN vay mượn kinh tế Tư Bản thị trừờng Tự Do TPP của Mỹ thay đổi  thái độ thỏa mãn dân chủ Việt Mam và hầu tránh dược cuộc trả thù đổ máu của người dân uất giận...
   Hoa Kỳ hầu như phải ủng hộ giải pháp của CSVN theo thể chế Putin của Nga Xô để tập đoàn 3,6 triệu Đảng viên Cộng Sản và hàng chục vạn vạn đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được an tàn tính mệnh.trong thay đồi chế độ.Vã lại mỹ sẽ được đặc quyền ưu tiên khai thác các giếng dầu của Miền Man VNCH trước kia,do Mỹ lấp lổ hàng chục giếng dầu trước khi rút quân khỏi Miền nam VNCH và bán dầu của Việt Nam,trả nợ Trung Quốc trên cả ngàn tỷ đô la thiếu nợ nếu mỹ giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa.
   Vì thế Mỹ giúp CSVN bằng cách đưa CIA của Mỹ vào lập văn phòng tại Hà Nôi VN khi Mỹ chịu bồi hoàn chất đọc Da Cam cho VN,của bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã hứa tại Hà Nôi,ngaỳ 23-7-2010, là  quên hẳn người tù VNCH bị bỏ rơi-còn bị giam cầm suốt 36 năm qua..Chỉ biết chấp nhận Đối Tác CSVN thay thế Dồng minh chiến hữ VNCH cho cân bằng lục lượng Trung Quốc tại Biển Đông, cũng vì quyền lợi của Mỹ nhiều hơn Tự Do,Dân Chủ mà người dân Việt Nam mong đợi suốt hơn 36 năm qua bị Cộng Sản Chiếm Đóng Miên  Nam VNCH. Họ phủi tay và vô trách nhiệm với đồng Minh chiến hữu VNCH cho Tự Do, Dân Chủ  VN mà Hoa Kỳ tự hào,an ninh bòa bình thế giới.
  Mỹ đã bán đứng VNCH, nên muối mặt làm ngơ và sẵn sàng nhận CSVN làm Đối Tác Chiến Lược thay thế Đồng Minh cũ VNCH để cân bằng quyền lực Trung quốc tại Biển Đông Á/TBD,cho đở phải tốn tiền trang bị lại vũ khí cho QL.VNCH chống lại Trung Quốc giành quyền bá chủ biển Đông của Tầu Cộng.,hơn là CSVN có sẵn quân đội, vũ khí trong tay và mong muốn lam tay sai đánh thuê cho Mỹ,không tốn kém một xu nào!? còn hơn vực dậy một thây ma chết từ lâu của VNCH.,mà vô hồn chiến dấu bên cạnh quyền lợi Hoa Kỳ.Và Hoa Kỳ sẽ rơi vào bẩy sai lâm của VNCS là giúp họ bảo tồn Chủ Nghĩa Cản tại VN dưới hình thức
cơ chế:"Dân Chủ Định Hướng Xã Nghĩa VN" và chôn vùi vĩnh viễn Tự Do Dân Chủ VNCH của Người Việt Quốc Gia.
HIỆP ĐỊNH PARIS/73 LÀ MẤU CHỐT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG.
   Hoa Kỳ thành lập khối kinh tế tự do mâu dịch xuyên Thái Bình Dương-TPP có sự tham gia quốc tế khu vực TBD là Mỹ nhầm muốn đưa luật pháp quốc tế LHQ vào Biển Đông với mục đích quốc tế hóa con đường hàng hải vận chuyển hàng hóa giao thương giữa các nước dể phục vụ khôi kinh tế-TPP.Và đưa quyền lực LHQ vào tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
   Trung Quốc sẽ lấy quyền phủ quyết LHQ của họ không giở bỏ đường Lưỡi Bò chín đoạn của Trung Quốc,bao trùm Việt Nam và chiếm 80% biển Đông Nam Á.là đặc quyền kinh tế Trung Quốc vì Hoàng Sa và Trường Sa và cả VN là  lãnh thổ mở rộng của Trung Quốc kéo dài xuống phương Nam Đông Á.Vì thế Biển Đông Á là cũa họ.Mỹ không có ký do gỉ tham gia vào giải quyết tranh chấp Biển Đông,và khu vực ĐNÁl là nôi bộ của châu á TBD,không ảnh hưởng đến châu Mỹ của Hoa Kỳ và quyền lợi của Mỹ.Nó chỉ đúng với khối Asean cũ,nhưng không đúng với Khối Kinh tế TPP mới thành lập của Hoa Kỳ muốn quốc tế hóa Biển Đông vì có nhiều nước quốc tế tham gia.
   Như thế quốc tế LHQ muốn can thiệp tranh chấp Biển Đông thì phải giải quyết vấn đề Việt Nam không thể là của Trung Quốc và Hoàng Sa và Trường Sa là của Miền Nam VNCH-dưới vĩ tuyến 17.Muốn có lý do chánh đáng và thuyết phục nhất cho LHQ giải quyết, là phải đưa Việt Nam trở lại thi hành HĐ Paris/73 và Hiệp Ước Geneve 54 mà Trung Cộng và Cộng Sản Bắc Việt Ký kết có giam sát LHQ và các nước liên quan theo dõi thi hành.
   LHQ có ly1do thi hành HĐ.Paris/73 vì Trung Cộng và Cộng Sãn Hà Nội vi phạm trắng trợn,thô bạo HĐ.Paris/73 chiếm đóng Miền nam VNCH,kẻ dưới biển là Trung Cộng Chiếm Hoàng Sa VNCH-19-1-1974 và Cộng Sả Hà Nội chiếm Sài Gòn Miền Nam VNCH -30-4-1975.Điều này Mỹ không muốn mất mặt và mất tin tưởng của đồng minh trong khu vực D9NA1vi2 Mỹ đã bán đứng Miền Nam VNCH cho Trung Cộng để đổi lấy thị trường tiêu thụ đông dân-1,3 tỷ dân Trung Quốc- Nay Mỹ muốn giựt dây LHQ nhập cuộc vào tranh chấp Biển Đông Á để lấy lại quyền lợi của Hoa Kỳ khi rút quân và để mất VNCH.
   Đưa Việt Nam trở lại bàn HĐ Paris/73 của LHQ ra giải quyết vi phạm HĐ,là lôi cả Mỹ và Trung Cộng cùng LHQ  trở về cuộc chiến tranh Việt Nam là Hoa kỳ phải có trách nhiệm giải quyết xung đột,tranh chấp Biển Đông hiện nay, mà Trung Quốc không thể chối từ. Khi Hoàng Sa và Trường Sa trả lại cho VNCH quản lý như trước 1975,thì dường lưỡi bò 9đoạn của Tầu cộng phải tan rả và co rút về đảo Hải Nam TQ để choLHQ trung lập hóa Miềm Nam VNCH và tổng tuyển cử Tự Do hai miền Nam-Bắc có quốc tế LHQ thi hành kiểm soát trả lại quyền tự quyết của nhân Dân Việt Nam thống nhất đất nước.!
MÙA XUÂN ASEAN TRỞ LẠI TRÊN QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM.
   Người dân Việt Nam chỉ mong muốn Quốc tế LHQ can thiệp và bảo vệ tự do,dân chủ,dân quyền VN, không bị áp bức tàn bạo của chinh quyền Cộng Sản Việt nam,để cho người dân có quyền tự chủ,tự quyết dân tộc của chính mình cho tương lai đất nước và thể chế Tự-Do của mình tự chọn quyết định có từ lâu rồi!,của 36 năm về trước,khi cộng sản Miền Bắc chiếm đóng Miền Mam mà không thể hiện,cùng lừa phỉnh ước mơ Tự-Do Dân Tộc.Còn Việt thi hành HĐ Paris/73 là thủ tục công pháp quốc tế bảo vệ chủ quyền Hoàng sa,Trường Sa của VN.Chứ còn TỰ Do và Thống nhất là ước nguyện thiêng liêng hằng có từ lâu đời của dân Việt Nam...Và muốn mùa xuân Asean trở lại trên quê hương Việt Nam!!!
   XIN CHÚC PHÚC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VIỆT NAM, MỘT MÙA XUÂN AN LẠC THÁI BÌNH
        ****************TỰ DO- DÂN CHỦ- 2013- HÒA BÌNH VIỆT NAM *************


                                                                                         Huỳnh Mai St.8872
                                                               { Nguyện ước chân chính Người Việt Quốc Gia- QL.VNCH}